20/11 là ngày gì? Ý nghĩa và nguồn gốc ngày Nhà giáo Việt Nam
20/11 là ngày gì tại Việt Nam? Đây ngày để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô - những người lái đò thầm lặng. Vậy nguồn gốc của ngày lễ này từ đâu và tại sao đó lại là ngày Nhà giáo Việt Nam? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về ngày này ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Black Friday Điện Thoại Vui đã quay trở lại trong năm 2024, click săn ngay deal hot nhất trong mùa lễ hội này!
20/11 là ngày gì? Đây là Nhà giáo Việt Nam, một ngày lễ trọng đại được tổ chức hàng năm trên khắp cả nước. Mọi người sẽ cùng bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với các thầy giáo, cô giáo. Những người đã và đang cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”.
Ngày 20/11 không chỉ là dịp để tôn vinh những người làm công tác giáo dục. Đây còn là dịp để mỗi người chúng ta nhìn lại chặng đường học tập của bản thân. Ôn lại những kỷ niệm đẹp dưới mái trường, bên cạnh thầy cô và bạn bè.
Đây cũng là dịp để toàn xã hội khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục trong sự phát triển của đất nước. Các thầy cô giáo chính là những người lái đò thầm lặng, cần mẫn chèo lái con thuyền tri thức. Không chỉ truyền đạt kiến thức, họ còn vun đắp những giá trị đạo đức, nhân cách tốt đẹp cho học sinh.
Trong ngày 20/11, khắp các trường học trên cả nước sẽ diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa như: biểu diễn văn nghệ, tổ chức các trò chơi dân gian, thăm hỏi và tặng quà cho thầy cô giáo… Đây là dịp để học sinh thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng đối với thầy cô. Đồng thời thắt chặt tình cảm thầy trò, tạo nên những kỷ niệm đẹp.
Ngày 20/11 thực sự là một ngày hội lớn, một nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Hãy cùng nhau chung tay góp sức để ngày 20/11 trở nên ý nghĩa và đáng nhớ hơn.
Hôm nay là ngày 22/11/2024, còn 14 ngày nữa là đến ngày 20/11/2024. Thời gian trôi qua thật nhanh phải không nào? Chắc hẳn trong lòng mỗi chúng ta, đây luôn là một dịp đặc biệt để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô. Họ là những người lái đò thầm lặng đã dìu dắt chúng ta trên con đường tri thức.
14 ngày tuy không phải là một khoảng thời gian quá dài. Nhưng cũng đủ để chúng ta chuẩn bị những món quà tinh thần và vật chất thật ý nghĩa. Bên cạnh những bó hoa tươi thắm, những tấm thiệp xinh xắn. Bạn có thể tự tay làm những món quà độc đáo hoặc chuẩn bị một tiết mục tặng thầy cô.
Hãy dành thời gian để ôn lại những kỉ niệm đáng nhớ về thầy cô, về mái trường xưa. Đó có thể là những bài học quý giá, những lời động viên, khích lệ của thầy cô. Hay những khoảnh khắc vui đùa cùng bạn bè, những giờ ra chơi đầy ắp tiếng cười. Tất cả sẽ tạo nên một ngày 20/11 thật đáng nhớ và ý nghĩa.
Ngày Nhà giáo Việt Nam có nguồn gốc từ rất lâu đời. Thực chất, ngày Nhà giáo bắt nguồn từ tháng 1 năm 1946, khi một tổ chức quốc tế cho các nhà giáo tiến bộ đã được thành lập tại thủ đô Paris của nước Pháp, lấy tên gọi đầy đủ là Féderation International Syndicale des Enseignants (FISE) – Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục.
Đến năm 1949, ở tại Hội nghị Quốc tế Waszawa tại Varsovie, Ba Lan, tổ chức nhà giáo FISE đã xây dựng nên một bản hiến chương mang tên 'Hiến chương các nhà giáo', trong đó có 15 chương.
Trong đó, cả 15 chương đề cập đến đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến. Đồng thời đề cập đến quá trình xây dựng nên một nền giáo dục tốt đẹp, bảo vệ quyền lợi nghề dạy học, cũng như đề cao trách nhiệm và vị trí của người thầy
Đến năm 1953, Công đoàn Giáo dục Việt Nam cũng đã trở thành một trong số các thành viên thuộc tổ chức FISE - vốn đã được quyết định chính thức trong cuộc họp của FISE ngày 26 - 30 tháng 8 năm 1957 tại Ba Lan.
Điều quan trọng, ngày 20/11/1958 đã được chọn làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo, và cũng là lần đầu tiên ngày lễ này được tổ chức trên toàn thể miền Bắc Việt Nam. Vài năm sau đó, ngày 20/11 cũng được tổ chức tại nhiều khu vực giải phóng của miền Nam.
Đến lúc đất nước thống nhất, ngày 20/11 đã trở thành một ngày lễ truyền thống và diễn ra hằng năm. Năm 1982, ngày 20/11 đã được Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đặt tên chính thức là lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam (dựa trên Quyết định số 167-HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam được ban hành vào ngày 28 tháng 9) và được tổ chức trên phạm vi toàn quốc.
Và kể từ đó trở đi, mỗi khi đến ngày 20/11 hằng năm, ta lại tỏ lòng thành kính và biết ơn đến các thầy cô giáo qua những câu chúc, những cành hồng và những món quà đầy tình cảm.
Ngày 20/11 hàng năm không chỉ đơn thuần là một ngày lễ kỷ niệm. Ngày này còn mang trong mình những giá trị tinh thần to lớn, về truyền thống 'Tôn sư trọng đạo' của dân tộc ta. Vậy, ý nghĩa của ngày 20/11 là gì?
Ngày 20/11 mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đây là dịp để mỗi chúng ta bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng đối với những người thầy, người cô đã và đang dìu dắt chúng ta.
Nguồn gốc của ngày 20/11 bắt nguồn từ Hội nghị FISE năm 1957 tại Vacsava. Công đoàn Giáo dục Việt Nam cùng 57 nước khác quyết định lấy ngày 20/11 làm Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.
Ngay từ năm 1958, miền Bắc Việt Nam đã tổ chức kỷ niệm ngày này, lan tỏa đến cả miền Nam. Đây là dịp để tôn vinh các nhà giáo, là biểu tượng của tinh thần đoàn kết, đấu tranh vì hòa bình và thống nhất đất nước.
Sau ngày thống nhất, để ghi nhận ý nghĩa to lớn và đáp ứng nguyện vọng của giáo giới cả nước. Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định 167/HĐBT, chính thức lấy 20/11 làm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Kể từ đó, ngày 20/11 trở thành ngày hội truyền thống. Dịp để toàn xã hội tri ân những người thầy, người cô đã có công lao đóng góp cho sự nghiệp giáo dục nước nhà.
Ngày Nhà giáo Việt Nam được chính thức công nhận vào ngày 20/11/1982. Tính đến năm 2024, đã 42 năm trôi qua kể từ khi ngày này được lấy làm ngày tôn vinh các nhà giáo trên khắp cả nước.
Ngày 20/11 sắp đến rồi, bạn đã có kế hoạch gì để bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô giáo của mình chưa? Nếu vẫn đang băn khoăn, hãy tham khảo một số gợi ý dưới đây nhé:
Một món quà nhỏ nhưng ý nghĩa sẽ thay lời muốn nói, thể hiện sự quan tâm và lòng biết ơn của bạn. Có rất nhiều lựa chọn quà tặng phù hợp với dịp này.
Bạn có thể tặng thầy cô một bó hoa tươi thắm, một cuốn sách hay, một tấm thiệp tự tay làm. Nếu biết rõ sở thích của thầy cô, bạn có thể lựa chọn những món quà thiết thực hơn như bút viết, sổ tay, cà vạt,...
Tuy nhiên, giá trị của món quà không nằm ở giá tiền mà nằm ở tấm lòng của người tặng. Dù là món quà gì đi chăng nữa, hãy gói ghém cẩn thận và trao tặng thầy cô với tất cả sự kính trọng và yêu thương.
Bên cạnh thầy cô hiện tại, đừng quên những người thầy đã dìu dắt bạn trong những năm tháng đầu đời. Hãy dành thời gian ghé thăm thầy cô cũ, ôn lại những kỷ niệm đáng nhớ dưới mái trường xưa. Chắc chắn họ sẽ rất vui khi gặp lại bạn và được nghe chia sẻ về cuộc sống hiện tại.
Cuộc sống bận rộn có thể khiến bạn không có nhiều thời gian. Chỉ cần một cuộc gọi hỏi thăm, một tin nhắn ngắn gọn cũng đủ để thầy cô cảm nhận được tình cảm và sự quan tâm của bạn.
Trong thời đại công nghệ số, việc gửi lời chúc mừng đến thầy cô trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Bạn có thể gửi tin nhắn, email, thậm chí là một video ngắn tự quay để gửi đến thầy cô. Hãy viết những lời chúc thật chân thành từ tận đáy lòng, bày tỏ lòng biết ơn và những lời chúc tốt đẹp nhất.
Lời chúc không cần quá dài dòng, cầu kỳ, chỉ cần thể hiện được sự chân thành và tình cảm của bạn là đủ.
Các trường học thường tổ chức nhiều hoạt động chào mừng ngày 20/11. Có thể kể đến như văn nghệ, thi viết báo tường, tọa đàm... Hãy tích cực tham gia để góp phần tạo nên một ngày hội ý nghĩa. Đồng thời thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô.
Bạn cũng có thể cùng các bạn trong lớp tổ chức những hoạt động nhỏ để tri ân thầy cô. Chẳng hạn như trang trí lớp học, biểu diễn văn nghệ, tặng hoa và thiệp chúc mừng,...
Có lẽ món quà lớn nhất mà bạn có thể dành tặng thầy cô chính là sự tiến bộ của bản thân. Hãy cố gắng học tập thật tốt, rèn luyện đạo đức để trở thành con ngoan trò giỏi, người có ích cho xã hội. Sự trưởng thành và thành công của bạn chính là niềm tự hào của thầy cô.
Ngày 20/11 là dịp để mỗi chúng ta bày tỏ lòng tri ân với những người đã gieo mầm tri thức cho thế hệ trẻ. Hãy lựa chọn những cách phù hợp nhất để gửi đến thầy cô lời cảm ơn chân thành.
Bật mí Black Friday Sale 2024 ưu đãi khủng đang chờ bạn. Khám phá ngay để biết thêm chi tiết!
Bên cạnh những hoạt động tri ân cá nhân, có rất nhiều hoạt động tập thể ý nghĩa được tổ chức để chào mừng ngày lễ đặc biệt này:
Để chào mừng ngày 20/11, việc trang trí lớp học là hoạt động không thể thiếu. Một không gian lớp học được trang hoàng rực rỡ sẽ tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi cho cả thầy cô và học sinh.
Tập thể lớp sẽ cùng nhau lên ý tưởng trang trí, sử dụng những vật liệu đơn giản. Như bóng bay, hoa tươi, giấy màu, ruy băng,... để tạo nên những góc trang trí độc đáo.
Hãy thể hiện sự sáng tạo bằng cách làm những băng rôn, khẩu hiệu với những lời chúc ý nghĩa. Bạn cũng có thể trang trí bảng đen với những hình vẽ, câu thơ hay bài hát về thầy cô và mái trường.
Biểu diễn văn nghệ là một hoạt động không thể thiếu trong các dịp lễ lớn, đặc biệt là ngày 20/11. Đây là dịp để các bạn học sinh thể hiện tài năng ca hát, múa, kịch nghệ,... qua những tiết mục đặc sắc gửi tặng thầy cô.
Hãy cùng nhau tập luyện những bài hát, điệu múa hay vở kịch về chủ đề thầy cô, mái trường. Sự chuẩn bị chu đáo chắc chắn sẽ mang đến nhiều cảm xúc cho thầy cô trong ngày 20/11.
Báo tường là một sân chơi bổ ích, giúp học sinh phát huy tính sáng tạo và khả năng viết lách. Vào dịp 20/11, các lớp có thể thi đua làm báo tường với chủ đề tri ân thầy cô.
Nội dung báo tường có thể bao gồm các bài viết về thầy cô, mái trường, thơ, văn, tranh vẽ,... tự sáng tác. Báo tường không chỉ là món quà tinh thần ý nghĩa dành tặng thầy cô. Đây còn là một hoạt động góp phần tạo nên không khí thi đua sôi nổi trong nhà trường.
Việc tổ chức các trò chơi vui nhộn cũng là một cách hay để chào mừng ngày 20/11. Các trò chơi nên mang tính giải trí cao, phù hợp với lứa tuổi học sinh và thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó.
Một số trò chơi phổ biến có thể tổ chức như: kéo co, nhảy bao bố, đua thuyền trên cạn,,... Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng về cơ sở vật chất, phần thưởng và luật chơi để buổi sinh hoạt diễn ra thành công và để lại nhiều kỷ niệm đẹp.
Ngày 20/11 cũng là dịp để chúng ta hướng về những bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Việc quyên góp, ủng hộ quỹ khuyến học là một hành động đẹp. Thể hiện tinh thần tương thân tương ái và góp phần giúp đỡ các bạn học sinh vượt khó, vươn lên trong học tập.
Số tiền quyên góp được sẽ được dùng để mua sách vở, đồ dùng học tập, cấp học bổng cho các bạn học sinh nghèo hiếu học. Đây là một việc làm thiết thực, ý nghĩa, góp phần thúc đẩy phong trào học tập trong nhà trường.
Ngày 20/11 là ngày hội của toàn ngành giáo dục. Là dịp để mỗi chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến những người thầy, người cô. Hãy cùng nhau tổ chức những hoạt động chào mừng thật ý nghĩa. Để ngày 20/11 trở thành một kỷ niệm đẹp trong quãng đời học sinh.
Không chỉ ở Việt Nam, nhiều quốc gia khác cũng dành riêng một ngày đặc biệt để tri ân các nhà giáo. Mỗi nơi lại có cách kỷ niệm riêng, phản ánh những nét văn hóa độc đáo của đất nước mình. Hãy cùng khám phá xem ngày Nhà giáo ở một số quốc gia được tổ chức như thế nào nhé!
Quốc gia |
Ngày Nhà giáo |
Việt Nam |
20 tháng 11 |
Trung Quốc |
10 tháng 9 |
Hàn Quốc |
15 tháng 5 |
Thái Lan |
16 tháng 1 |
Nga |
5 tháng 10 |
Mỹ |
Tuần đầu tiên tháng 5 |
Ở Trung Quốc, Ngày nhà giáo được tổ chức vào ngày 10 tháng 9 hàng năm. Đây là ngày đặc biệt dành để tri ân và tôn vinh những người làm công tác giáo dục. Ý tưởng về ngày này bắt nguồn từ năm 1984, khi Wang Zishen, cựu Chủ tịch Đại học Bắc Kinh. Ông đã đề xuất thành lập một ngày để tôn vinh các thầy cô.
Một năm sau, vào ngày 21/2, chính phủ Trung Quốc đã chính thức chọn 10/9 là Ngày nhà giáo. Tuy nhiên, nhiều người dân Trung Quốc cũng đề nghị chuyển ngày này sang 28 tháng 9. Đây là ngày sinh của Khổng Tử, người được coi là biểu tượng của tri thức và giáo dục.
Truyền thống tôn sư trọng đạo của người Trung Quốc rất mạnh mẽ. Trong ngày này, học sinh và gia đình thường đến viếng thăm các đền thờ những hiền triết như Khổng Tử, Lão Tử, và Trang Tử. Những người này đã có đóng góp to lớn trong việc xây dựng nền giáo dục và triết lý sống của Trung Quốc.
Ngày nhà giáo ở Trung Quốc là dịp để nhắc nhở về vai trò quan trọng của giáo dục. Đồng thời cũng là cơ hội để các thế hệ học trò bày tỏ lòng tôn kính đối với những người thầy của họ.
Ngày nhà giáo Hàn Quốc được tổ chức vào ngày 15 tháng 5 hàng năm. Ngày này được chọn bởi đây là ngày sinh của vua Sejong Đại Đế. Ông đã có nhiều đóng góp cho nền giáo dục và phát minh ra bảng chữ cái Hangeul, giúp thúc đẩy giáo dục ở Hàn Quốc.
Học sinh Hàn Quốc thường tặng thầy cô giáo của họ những bông hoa cẩm chướng. Hành động này là cách thể hiện lòng biết ơn, mang ý nghĩa tinh thần sâu sắc. Tượng trưng cho mối quan hệ quý báu giữa học sinh và giáo viên. Nhiều học sinh cũ cũng quay lại trường học cũ để gặp lại các thầy cô, thể hiện lòng tri ân sâu sắc.
Thái Lan tổ chức ngày Nhà giáo ở Thái Lan vào ngày 16/1 hằng năm. Quyết định này được Chính phủ Thái Lan thông qua vào ngày 31 tháng 11 năm 1956. Và Ngày nhà giáo đầu tiên được tổ chức vào năm 1957.
Là một quốc gia Phật giáo, ngày nhà giáo ở Thái Lan còn mang tính chất tôn giáo sâu sắc. Vào buổi sáng, các hoạt động tôn giáo thường được tổ chức tại các trường học và chùa chiền. Giáo viên cùng học sinh tham gia vào các buổi lễ cầu nguyện, thể hiện sự gắn kết và lòng biết ơn giữa thầy và trò.
Trong suốt ngày lễ, học sinh thường tặng thầy cô những món quà, hoa và lời chúc tốt đẹp. Những hoạt động văn nghệ, thi đấu thể thao cũng được tổ chức để thầy cô và học sinh cùng vui chơi.
Cùng với hơn 100 quốc gia trên thế giới, Nga kỷ niệm ngày Nhà giáo quốc tế vào 5/10. Trước năm 1994, Nga thường tổ chức ngày này vào thứ Sáu đầu tiên của tháng 10. Tuy nhiên, kể từ khi UNESCO công nhận ngày 5 tháng 10 là Ngày nhà giáo quốc tế. Nga đã quyết định chính thức chọn ngày này.
Ngày nhà giáo ở Nga là một dịp rất quan trọng và được tổ chức rộng rãi. Học sinh thường tặng thầy cô những bó hoa tươi thắm, kẹo ngọt và các món quà lưu niệm để thể hiện lòng biết ơn. Bên cạnh đó, nhiều trường học còn tổ chức các hoạt động đặc biệt như biểu diễn văn nghệ và lễ kỷ niệm…
Ở Mỹ, Ngày nhà giáo được tổ chức vào tuần đầu tiên của tháng 5, thường kéo dài một tuần. Đây là dịp để người dân tri ân những nỗ lực và cống hiến của giáo viên. Năm 1980, Quốc hội Mỹ đã chính thức công nhận Ngày nhà giáo quốc gia. Kể từ đó, tuần đầu tháng 5 hàng năm được chọn là thời gian tôn vinh giáo viên.
Nguồn gốc ngày này bắt đầu từ những nỗ lực của một giáo viên tên Mattye Whyte Woodridge vào năm 1944. Bà đã kiến nghị với các nhà lãnh đạo về việc cần có một ngày để vinh danh giáo viên. Những lời đề nghị của bà đã đến tai Đệ nhất phu nhân Eleanor Roosevelt. Bà đã giúp vận động để Quốc hội công nhận Ngày nhà giáo.
Trong tuần lễ này, các trường học và cộng đồng tổ chức nhiều hoạt động. Có thể kể đến như lễ trao giải, tặng quà, và các buổi lễ tri ân nhằm tôn vinh vai trò của giáo viên. Đó cũng là lúc xã hội nhìn lại vai trò quan trọng của giáo viên trong việc phát triển con người và xã hội.
Như vậy, mỗi quốc gia có cách kỷ niệm ngày Nhà giáo khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều hướng đến mục đích chung là tôn vinh những người làm công tác giáo dục. Ghi nhận những cống hiến của họ cho sự nghiệp trồng người.
Ngày 20/11 chính là ngày Nhà giáo Việt Nam. Tên đầy đủ của ngày 20/11 đó là Ngày lễ Hiến chương Nhà giáo Việt Nam. Được tổ chức định kỳ hằng năm, đây là một dịp lớn trong năm để các thế hệ học sinh thể hiện tấm lòng biết ơn, tri ân đến thầy cô giáo của mình.
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 trong tiếng Anh sẽ được gọi là Teacher's Day hoặc Vietnamese Teachers' Day. Cả hai cụm từ này đều có nghĩa là Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Ngày Nhà giáo Việt Nam trong tiếng Trung được gọi là 越南教师节 (yuènán jiàoshī jié). Cụm từ này được ghép từ ba từ đơn:
Khi ghép lại, 越南教师节 (yuènán jiàoshī jié) mang ý nghĩa là 'Ngày lễ của giáo viên Việt Nam' hay 'Ngày Nhà giáo Việt Nam'.
Biết được cách gọi này sẽ giúp bạn giao tiếp hiệu quả hơn với những người bạn Trung Quốc. Đặc biệt là khi muốn giới thiệu về ngày lễ truyền thống ý nghĩa này của Việt Nam.
Dưới đây là tổng hợp và giải đáp một số thắc mắc thường thấy đối với dịp lễ 20/11 này:
Tên đầy đủ của ngày 20/11 là 'Ngày Nhà giáo Việt Nam'. Đây là ngày để tôn vinh và tri ân các thầy cô giáo và những người làm trong ngành giáo dục ở Việt Nam.
Năm 2024, ngày Nhà giáo Việt Nam sẽ chính thức kỷ niệm 42 năm kể từ 29/8/1982. Vậy ngày 20/11 là thứ mấy trong năm nay?
Theo lịch năm nay ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2024 rơi vào Thứ tư ngày 20/11/2024 dương lịch, nhằm ngày 20/10/2024 âm lịch.
Mỗi năm khi đến ngày Nhà giáo Việt Nam thì trường sẽ tổ chức hoạt động văn nghệ chào mừng. Vậy bạn đang thắc mắc liệu ngày 20/11 có được nghỉ không và sẽ nghỉ mấy ngày?
Theo Bộ luật Lao Động năm 2019 về các ngày nghỉ lễ của người lao động sẽ có 6 ngày nghỉ lễ lớn. Đối với ngày lễ lớn này thì toàn thể người dân cả nước đều được nghỉ, nhưng trong đó không có ngày 20/11. Chính vì thế ngày 20/11 giáo viên và học sinh đều không được nghỉ.
Ngày 20/11 không phải ngày lễ quốc tế. Tuy nhiên nguồn gốc của ngày 20/11 lại được bắt nguồn từ tổ chức quốc tế của các nhà giáo dục tiến bộ trên thế giới. Sau đó đã được Chính phủ ban hành thiết lập ngày 20/11 hàng năm là ngày lễ mang tên 'Ngày nhà giáo Việt Nam'.
Vào ngày 20/11, toàn thể các thế hệ học sinh, sinh viên khắp cả nước sẽ cùng gửi những bức thư, lời chúc ý nghĩa đến các thầy cô. Hành động ý nghĩa này thể hiện tinh thần “tôn sư trọng đạo” của Việt Nam ta.
Ngày 20/11/2024 là kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, bắt đầu từ năm 1982 khi ngày 20 tháng 11 hàng năm được lấy làm ngày Nhà giáo Việt Nam.
Ngày 20/11 là ngày dành để tôn vinh các thầy cô giáo và người làm trong ngành giáo dục ở Việt Nam. Đây là dịp để học sinh, sinh viên và xã hội thể hiện lòng biết ơn đối với những người thầy đã và đang cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.
Ngày 20/11 trở thành Ngày Nhà giáo Việt Nam là nhờ quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn gốc của ngày này bắt đầu từ Hội nghị của Tổ chức Quốc tế các Công đoàn Giáo dục (FISE) họp tại Warsaw, Ba Lan, vào năm 1957, khi tổ chức này thông qua bản “Hiến chương các Nhà giáo.” Việt Nam sau đó đã quyết định chọn ngày 20/11 hàng năm để tôn vinh nghề giáo.
Mít tinh 20/11 là một hoạt động kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, được tổ chức nhằm tri ân và tôn vinh công lao của các thầy cô giáo trong việc giáo dục và dạy dỗ học sinh. Đây là dịp để học sinh, sinh viên, phụ huynh và xã hội thể hiện lòng biết ơn và trân trọng đối với những người đã cống hiến cho ngành giáo dục.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn 20/11 là ngày gì cũng như nguồn gốc, ý nghĩa của ngày này. Hãy cùng nhau lan tỏa những tình cảm tốt đẹp đến những người đã dành tâm huyết cho sự nghiệp trồng người. Đừng quên chia sẻ bài viết này để cùng Điện Thoại Vui hướng về ngày lễ quan trọng này nhé!
Bạn đang đọc bài viết 20/11 là ngày gì? Ý nghĩa và nguồn gốc ngày Nhà giáo Việt Nam tại chuyên mục Sự kiện trên website Điện Thoại Vui.
Tôi là Trần My Ly, một người có niềm đam mê mãnh liệt với công nghệ và 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viết lách. Công nghệ không chỉ là sở thích mà còn là nguồn cảm hứng vô tận, thúc đẩy tôi khám phá và chia sẻ những kiến thức, xu hướng mới nhất. Tôi hi vọng rằng qua những bài viết của mình sẽ truyền cho bạn những góc nhìn sâu sắc về thế giới công nghệ đa dạng và phong phú. Cùng tôi khám phá những điều thú vị qua từng con chữ nhé!