Kinh nghiệm trước và sau khi bảo hành, sửa chữa điện thoại
Trong quá trình sử dụng điện thoại, chắc hẳn một vài lần bạn sẽ phải mang thiết bị đi bảo hành. Vậy khi mang điện thoại đi sửa chữa hoặc bảo hành thì cần lưu ý những điều gì? Hãy tham khảo ngay kinh nghiệm sửa chữa điện thoại sau đây nhé.
Trước khi mang điện thoại đi sửa chữa, bảo hành bạn cần dựa vào những biểu hiệu để xác định được lỗi cơ bản mà thiết bị mắc phải. Sau đó thử tra giá sửa chữa lỗi này trên thị trường.
Thực hiện điều này vì trong một số trường hợp, các trung tâm sửa chữa không uy tín có thể báo sai lỗi, khai gian chi phí.
Ví vụ, điện thoại của bạn bị nứt vỡ mặt kính. Với lỗi này có thể chỉ cần thay ép kính để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, cửa hàng sửa chữa có thể yêu cầu người dùng thay nguyên bộ màn hình, tón chi phí hơn khá nhiều.
Việc xác định lỗi trước tại nhà đôi khi gặp nhiều khó khăn với người không chuyên. Do đó, tốt nhất nên tìm kiếm một trung tâm sửa chữa chất lượng, uy tín trên thị trường để gửi gắm niềm tin. Các trung tâm uy tín thường đảm bảo kiểm tra và báo đúng lỗi, đúng giá. Các kỹ thuật viên tại đây có kinh nghiệm sửa chữa điện thoại lâu dài, Đồng thời kèm theo đó là chính sách bảo hành, nhờ vậy khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm.
Có thể thiết bị mắc phải một lỗi phức tạp và không thể giải quyết trong ngày. Do đó để đảm bảo dữ liệu – thông tin trong thiết bị được bảo toàn khi bạn không có mặt hãy tiến hành sao lưu sang một thiết bị khác và xóa bỏ chúng trên thiết bị sắp mang sửa chữa.
Công đoạn đầu tiên khi đến các trung tâm sửa chữa đó là các kỹ thuật viên sẽ tiến hành kiểm tra và báo lỗi cũng như chi phí sửa chữa chính xác. Nếu lỗi trùng khớp với dự đoán của bạn nhưng mức giá quá cao so với những gì bạn tìm hiểu mà của hàng không đưa ra được lời giải thích hợp lý bạn có thể từ chối sửa chữa.
Nếu bạn chưa thật sự yên tâm hãy yêu cầu có thể quan sát trực tiếp quá trình sửa chữa. Việc này đảm bảo các linh kiện của bạn sẽ được bảo toàn, không có sự đánh tráo.
Trong trường hợp lỗi quá phức tạp mà trung tâm không thể tiến hành sửa chữa lấy ngay thì hãy yêu cầu chụp hình seri, ime và ký tên lên linh kiện để tránh trường hợp bị tráo đổi linh kiện khi bạn không có mặt. Ngoài ra, yêu cầu biên bản bàn giao nếu nơi sửa chữa không cung cấp.
Một kinh nghiệm sửa chữa điện thoại khác là sau khi nhận lại máy, đừng về luôn mà hãy ở lại và kiểm tra kỹ lại máy kể cả phần mềm lẫn phần cứng. Đầu tiên, hãy quan sát bên ngoài xem máy có bị trầy xước – móp méo gì hay không.
Đối với phần mềm hãy test thử chức năng của linh kiện sửa chữa, tốt nhất nên sử dụng những phần mềm - ứng dụng hỗ trợ.
Lời kết:
Trên đây là một vài lời khuyên và kinh nghiệm sửa chữa điện thoại trước – trong và sau khi sửa chữa. Hi vọng bài viết mang lại những thông tin hữu ích cho bạn, chúc bạn sửa chữa thiết bị thành công.
Bạn đang đọc bài viết Kinh nghiệm trước và sau khi bảo hành, sửa chữa điện thoại tại chuyên mục Review Công nghệ trên website Điện Thoại Vui.
Tôi là Trần My Ly, một người có niềm đam mê mãnh liệt với công nghệ và 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viết lách. Công nghệ không chỉ là sở thích mà còn là nguồn cảm hứng vô tận, thúc đẩy tôi khám phá và chia sẻ những kiến thức, xu hướng mới nhất. Tôi hi vọng rằng qua những bài viết của mình sẽ truyền cho bạn những góc nhìn sâu sắc về thế giới công nghệ đa dạng và phong phú. Cùng tôi khám phá những điều thú vị qua từng con chữ nhé!