Cách vào BIOS Win 11, 10 laptop DELL, Asus, HP, Lenovo

Cách vào BIOS Win 11, 10 laptop DELL, Asus, HP, Lenovo

tran-my-ly
Trần My Ly
21/04/2025

Bạn đã bao giờ cần biết cách vào BIOS để sửa lỗi mà không biết bắt đầu từ đâu? Vào BIOS là kỹ năng giúp bạn kiểm soát hệ thống, từ thay đổi cài đặt đến khắc phục lỗi. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách vào BIOS trên Windows 11, 10. Theo dõi ngay!

Cách vào BIOS Win 11, Win 10 bằng phím tắt

Biết cách vào BIOSbằng phím tắt giúp bạn tiết kiệm thời gian khi cần truy cập nhanh hệ thống. Phương pháp này phổ biến, đơn giản, nhưng yêu cầu bạn biết phím phù hợp với máy tính của mình. Dưới đây là bảng tổng hợp phím tắt cho các mainboard thông dụng để bạn tham khảo:

STT

Mainboard máy tính

Phím tắt vào BIOS

1

Mainboard Abit

DEL

2

Mainboard Acer

F2 hoặc DEL

3

Mainboard ACube Systems

F2 hoặc DEL

4

Mainboard AMAX

F2 hoặc DEL

5

Mainboard AOpen

F2 hoặc DEL

6

Mainboard ASRock

F2

7

Mainboard ASUS

DEL, Print hoặc F10

8

Mainboard Biostar

DEL

9

Mainboard BFG

DEL

10

Mainboard Chassis Plans

DEL hoặc F2

11

Mainboard FREESCALE

DEL

12

Mainboard DFI

DEL

13

Mainboard ECS Elitegroup

DEL hoặc F1

14

Mainboard EPoX

F2 hoặc DEL

15

Mainboard EVGA

DEL

16

Mainboard First International Computer

F2 hoặc DEL

17

Mainboard Fujitsu

F12, Tab, chọn BIOS Setup

18

Mainboard Foxconn

DEL

19

Mainboard Gigabyte

DEL

20

Mainboard Gumstix

F2 hoặc DEL

21

Mainboard Intel

F2

22

Mainboard JetWay

DEL

23

Mainboard Lanner Inc

F2 hoặc DEL

24

Mainboard Leadtek

F2 hoặc DEL

25

Mainboard Liteon

F2 hoặc DEL

26

Mainboard Mach Speed

DEL

27

Mainboard MSI (Micro-Star)

DEL

28

Mainboard NZXT

F2 hoặc DEL

29

Mainboard PCChips

DEL hoặc F1

30

Mainboard PNY

F2 hoặc DEL

31

Mainboard Powercolor

F2 hoặc DEL

32

Mainboard Sapphire

DEL

33

Mainboard Shuttle

DEL hoặc Ctrl + Alt + Esc

34

Mainboard Simmtronics

F2 hoặc DEL

35

Mainboard Soyo

DEL

36

Mainboard Supermicro

DEL

37

Mainboard TYAN

DEL hoặc F4

38

Mainboard VIA

F2 hoặc DEL

39

Mainboard Vigor Gaming

F2 hoặc DEL

40

Mainboard XFX

DEL

41

Mainboard ZOTAC

DEL

Với bảng trên, bạn chỉ cần xác định đúng phím tắt và nhấn kịp thời khi máy khởi động. Bạn sẽ nhanh chóng truy cập vào BIOS mà không cần qua các bước phức tạp.

Cách vào bios Win 11 chi tiết nhất 2025

Nếu bạn dùng Windows 11. Việc vào BIOS có thể hơi khác biệt do tốc độ khởi động nhanh của hệ điều hành này. Dưới đây là hướng dẫn từng bước để bạn vào BIOS Win 11 hiệu quả:

Bước 1: Khởi động lại máy tính bằng cách vào menu Start, nhấp biểu tượng nguồn, rồi chọn Restart.

Cách vào bios Win 11 chi tiết nhất

Bước 2: Khi màn hình tắt, ngay lập tức nhấn và giữ phím BIOS phù hợp, như F2 hoặc DEL, tùy mainboard. Tiếp tục nhấn phím liên tục cho đến khi giao diện BIOS hiện ra trên màn hình của bạn.

Bước 3: Sử dụng phím mũi tên để điều hướng trong BIOS, sau đó nhấn F10 để lưu thay đổi nếu cần.

Sử dụng phím mũi tên để điều hướng trong BIOS, sau đó nhấn F10

Đảm bảo bạn sẽ vào BIOS thành công trên Windows 11 mà không bỏ lỡ thời điểm quan trọng. Chỉ cần thực hành vài lần, bạn sẽ thấy thao tác tưởng như phức tạp này cực kỳ đơn giản.

Cách vào BIOS Win 10 đơn giản, nhanh chóng

Truy cập BIOS trên Windows 10 không hề phức tạp nếu bạn thực hiện đúng cách. Dưới đây là ba cách khác nhau bạn có thể sử dụng để vào BIOS nếu sử dụng Win 10:

Cách vào BIOS Win 10 bằng Settings

Phương pháp vào BIOS thông qua Settings là cách đơn giản và an toàn nhất nếu bạn dùng Windows 10. Cách này giúp bạn không cần phải lo lắng về việc bấm đúng phím tắt khi khởi động máy:

Bước 1: Nhấn vào thanh tìm kiếm, tìm và chọn Reset this PC.

Cách vào BIOS Win 10 bằng Settings

Bước 2: Nhấn nút Restart now trong phần Advanced startup để khởi động lại máy tính ngay lập tức.

Nhấn nút Restart now trong phần Advanced startup

Bước 3: Chọn Restart now.

Chọn Restart now

Bước 4: Khi màn hình khởi động hiện ra, chọn Troubleshoot từ menu Choose an option.

Chọn Troubleshoot từ menu Choose an option

Bước 6: Chọn Advanced options.

Chọn Advanced options

Bước 7: Nhấp vào UEFI Firmware Settings để vào BIOS.

Nhấp vào UEFI Firmware Settings để vào BIOS

Bước 8: Nhấn Restart để máy tính khởi động lại và đưa bạn vào giao diện BIOS trực tiếp.

Nhấn Restart để máy tính khởi động lại và đưa bạn vào giao diện BIOS trực tiếp

Sau khi hoàn thành các bước trên, máy tính sẽ khởi động lại và đưa bạn vào giao diện BIOS. Tại đây, bạn có thể thực hiện các thay đổi cần thiết đối với cấu hình phần cứng.

Cách vào BIOS Win 10 bằng Command Prompt

Command Prompt là công cụ mạnh mẽ cho phép người dùng thực hiện nhiều tác vụ hệ thống. Trong đó bao gồm cả việc truy cập vào BIOS chỉ với một lệnh nhanh chóng. Phương pháp này đặc biệt hữu ích khi bạn không thể sử dụng các phương pháp thông thường. Cách làm như sau:

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R, gõ cmd, rồi nhấn Enter để mở Command Prompt.

Cách vào BIOS Win 10 bằng Command Prompt

Bước 2: Trong cửa sổ Command Prompt, nhập lệnh shutdown /r /fw và nhấn Enter để chạy lệnh. Máy tính khởi động lại và đưa bạn vào giao diện BIOS ngay lập tức.

Nhập lệnh shutdown /r /fw và nhấn Enter

Phương pháp này đặc biệt hữu ích cho những người dùng quen thuộc với cách dùng dòng lệnh. Bạn có thể vào BIOS một cách nhanh chóng mà không cần thông qua nhiều bước trung gian.

Cách vào BIOS Win 10 từ màn hình Desktop

Vào BIOS từ màn hình Desktop là phương pháp đơn giản nhất nếu bạn không quen thuộc nhiều công cụ. Phương pháp này sử dụng tính năng khởi động lại nâng cao có sẵn trong Windows 10. Để vào BIOS Win 10 ngay trên màn hình Desktop, bạn hãy làm như sau:

Bước 1: Trên màn hình Desktop, nhấn tổ hợp phím Alt + F4 để mở hộp thoại Shut Down Windows. Chọn Restart từ danh sách tùy chọn, sau đó nhấp OK để khởi động lại máy tính.

Cách vào BIOS Win 10 từ màn hình Desktop

Bước 2: Khi máy bắt đầu khởi động, nhấn và giữ phím BIOS như F2 hoặc DEL liên tục. Tiếp tục nhấn phím cho đến khi giao diện BIOS xuất hiện trên màn hình của bạn.

Các bước trên thật sự rất đơn giản và hiệu quả, phù hợp với mọi người dùng Windows 10.

Với ba cách trên, bạn có thể linh hoạt chọn phương pháp phù hợp để vào BIOS trên Windows 10. Mỗi cách đều đảm bảo tính chính xác và dễ thực hiện nếu bạn làm đúng từng bước.

Cách vào BIOS trên các dòng laptop cụ thể 2025

Mỗi thương hiệu laptop có cách vào BIOS riêng biệt, phụ thuộc vào thiết kế và phần cứng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cho các dòng laptop phổ biến hiện nay trên thị trường:

Cách vào BIOS DELL

Để vào BIOS trên laptop DELL, phím F2 là lựa chọn phổ biến nhất cho mọi dòng máy hiện nay. Bạn cần khởi động lại máy tính, khi logo DELL xuất hiện, nhanh chóng nhấn giữ phím F2 liên tục. Giao diện BIOS sẽ hiện lên, cho phép bạn dùng phím mũi tên điều hướng qua các tùy chọn.

Cách vào BIOS DELL

Nếu cần lưu thay đổi, nhấn F10 để hoàn tất và thoát ra ngoài một cách an toàn. Nếu bỏ lỡ thời điểm nhấn phím, hãy khởi động lại và thử nhấn F2 nhiều lần ngay từ đầu. Một số dòng DELL cũ có thể dùng phím F12 hoặc DEL.

Cách vào BIOS Asus

Đầu tiên, bạn hãy khởi động lại máy từ menu Start hoặc tắt nguồn rồi bật lại ngay. Khi logo Asus hiện lên, nhấn giữ phím F2 hoặc DEL liên tục cho đến khi BIOS xuất hiện. Trong giao diện BIOS, dùng phím mũi tên để khám phá các menu rồi nhấn F10 để lưu thay đổi.

Một số dòng Asus gaming hoặc Ultrabook có thể yêu cầu phím đặc biệt. Bạn nên kiểm tra tài liệu hướng dẫn từ Asus để xác nhận phím chính xác nếu cần thiết.

Cách vào BIOS HP

Trên laptop HP, phím F10 hoặc ESC là hai lựa chọn chính để bạn truy cập BIOS dễ dàng. Hãy khởi động lại máy, khi logo HP xuất hiện, nhanh chóng nhấn giữ phím F10 để vào thẳng BIOS. Nếu dùng phím ESC, chọn BIOS Setup từ menu khởi động bằng phím F10 để tiếp tục.

Nếu phím F10 không hoạt động, thử kết hợp với phím Fn hoặc kiểm tra menu ESC cẩn thận.

Cách vào BIOS Lenovo

Để truy cập BIOS trên laptop Lenovo, bạn cần làm quen với phím F1 hoặc F2 tùy dòng máy. Cách làm cũng tương tự như cách vào BIOS của các dòng máy trên. Hãy khởi động lại thiết bị, ngay khi logo Lenovo hiện lên, nhấn giữ phím F1 liên tục vài giây. Thao tác tương tự nếu laptop của bạn cần phải dùng phím F2.

Cách vào BIOS Lenovo

Riêng dòng ThinkPad có thể dùng phím Enter để mở menu, rồi chọn BIOS Setup từ danh sách. Tuy nhiên, F1 và F2 vẫn là cách nhanh nhất cho đa số các model Lenovo hiện nay.

Cách vào BIOS MSI

Laptop MSI thường sử dụng phím DEL để truy cập BIOS, đặc biệt phổ biến trên các dòng gaming. Hãy nhấn giữ phím DEL khi thấy logo MSI hiện lên sau khi khởi động lại máy. Một số model MSI hiếm hoi có thể dùng phím F2. Giao diện BIOS của MSI rất thân thiện, giúp bạn dễ dàng thao tác sau vài phút làm quen.

Cách vào BIOS Acer

Đối với laptop Acer, phím F2 hoặc DEL là chìa khóa để truy cập BIOS trên hầu hết dòng máy. Hãy thao tác ngay từ khi máy bật nguồn để đảm bảo thành công dễ dàng. Với các dòng cũ hơn, đôi khi để vào BIOS, bạn cần ấn F1 hoặc tổ hợp Ctrl + Alt + Esc.

Mỗi nhà sản xuất có phím tắt riêng để truy cập BIOS. Vì vậy bạn cần lưu ý những hướng dẫn trên để áp dụng đúng phương pháp cho thiết bị.

Tại sao phải biết cách vào BIOS laptop Win 11, 10?

Truy cập vào BIOS trên laptop Windows 11 và Windows 10 mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Dưới đây là những lý do chính khiến việc nắm vững kỹ năng rất cần thiết với bạn:

  • Thay đổi thứ tự boot khi khởi động: BIOS cho phép ưu tiên boot từ USB hoặc CD để cài hệ điều hành. Máy thường mặc định boot từ ổ cứng, bỏ qua thiết bị ngoại vi nếu không điều chỉnh. Khi cài Windows hoặc Ghost, bạn cần BIOS để đảm bảo máy đọc đúng nguồn khởi động.
  • Theo dõi và kiểm tra nhiệt độ: BIOS hiển thị nhiệt độ CPU và tốc độ quạt tản nhiệt. Điều này hữu ích khi máy tự khởi động lại hoặc không bật được để chẩn đoán sự cố. Không cần phần mềm bên thứ ba, BIOS sẽ cung cấp thông tin trực tiếp từ hệ thống.
  • Ép xung (overclocking): BIOS hỗ trợ tăng hiệu suất bằng cách điều chỉnh CPU, GPU, RAM. Nếu mainboard cho phép, bạn có thể thay đổi xung nhịp và điện áp để máy chạy nhanh hơn. Đây là lựa chọn phổ biến cho game thủ muốn tối ưu hóa sức mạnh phần cứng.
  • Kích hoạt và quản lý phần cứng: BIOS giúp bật/tắt hoặc khóa thiết bị như USB, Wi-Fi. Bạn có thể kiểm soát kết nối, tăng bảo mật bằng cách hạn chế thiết bị ngoại vi. Tính năng này ít người chú ý nhưng rất hữu ích trong quản lý hệ thống.

Tại sao phải biết cách vào BIOS laptop Win 11, 10?

Hãy thử áp dụng cách này để tối ưu hóa trải nghiệm sử dụng Windows 11 và 10 của bạn.

Lỗi không vào được BIOS và cách khắc phục

Đôi khi, bạn có thể gặp khó khăn khi cố gắng truy cập BIOS dù đã làm đúng hướng dẫn. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến và giải pháp khắc phục để bạn xử lý:

  • Nhấn phím tắt không đúng thời điểm:

Để xử lý lỗi này, bạn cần nhấn phím tắt ngay khi màn hình logo xuất hiện. Đối với một số máy tính, bạn cần nhấn liên tục phím tắt trong suốt quá trình khởi động.

  • Chế độ Fast Boot được kích hoạt:

Vào Control Panel, chọn Power Options, nhấp Choose what the power button does, bỏ chọn Turn on fast startup.

Lỗi không vào được BIOS và cách khắc phục

  • Bàn phím bị lỗi, phím không hoạt động:

Hãy kiểm tra kết nối của bàn phím với máy tính, đặc biệt là đối với bàn phím không dây. Đối với laptop, hãy thử kết nối một bàn phím ngoài nếu bàn phím tích hợp không phản hồi. Trong một số trường hợp, việc reset lại CMOS cũng có thể giúp khắc phục vấn đề này.

Gặp phải lỗi 404 khi truy cập web phải làm gì? Xem ngay cách xử lý lỗi 404 đơn giản nhất tại đây!

Những giải pháp này sẽ giúp bạn vượt qua các rào cản phổ biến khi truy cập BIOS. Nếu vấn đề vẫn tiếp diễn, có thể bạn cần đến sự hỗ trợ từ kỹ thuật viên chuyên nghiệp. Đó là những thủ thuật laptop đơn giản giúp bạn có thể vào BIOS Setup Utility trên nhiều dòng laptop khác nhau, giúp bạn khắc phục nhiều vấn đề trên hệ thống máy tính. Chúc bạn thành công!

Kết luận

Cách vào BIOS là kỹ năng quan trọng giúp bạn quản lý và tối ưu hóa máy tính hiệu quả. Bài viết đã hướng dẫn chi tiết cách thực hiện trên Windows 11, 10 và các hãng laptop phổ biến. Nếu bạn gặp khó khăn hoặc cần hỗ trợ thêm, hãy liên hệ Điện Thoại Vui để được tư vấn!

Bạn đang đọc bài viết Cách vào BIOS Win 11, 10 laptop DELL, Asus, HP, Lenovo tại chuyên mục Thủ thuật thiết bị trên website Điện Thoại Vui.

avatar-Trần My Ly
QTV

Tôi là Trần My Ly, một người có niềm đam mê mãnh liệt với công nghệ và 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viết lách. Công nghệ không chỉ là sở thích mà còn là nguồn cảm hứng vô tận, thúc đẩy tôi khám phá và chia sẻ những kiến thức, xu hướng mới nhất. Tôi hi vọng rằng qua những bài viết của mình sẽ truyền cho bạn những góc nhìn sâu sắc về thế giới công nghệ đa dạng và phong phú. Cùng tôi khám phá những điều thú vị qua từng con chữ nhé!

Hỏi và đáp
hello
HỆ THỐNG CỬA HÀNG
dtv

- Gọi tư vấn sửa chữa: 1800.2064

- Gọi góp ý - khiếu nại: 1800.2063

- Hoạt động: 08:00 – 21:00 các ngày trong tuần

Kết nối với Điện Thoại Vui
    facebookinstagramyoutubetiktokzalo
Website thành viên
  • Hệ thống bán lẻ di động toàn quốc.

    cellphones
  • Kênh thông tin giải trí công nghệ cho giới trẻ.

    schannel
  • Trang thông tin công nghệ mới nhất.

    sforum

Bản quyền 2022 – © Công ty TNHH Dịch vụ sửa chữa Điện Thoại Vui – MST: 0316179378 – GPDKKD: 0316179378 do sở KH & ĐT TP.HCM cấp ngày 05/03/2020
Địa chỉ văn phòng: 30B, Hồ Hảo Hớn, phường Cô Giang, quận 1, TP Hồ Chí Minh – Điện thoại: 1800.2064 – Email: cskh@dienthoaivui.com.vn – Chịu trách nhiệm nội dung: Bùi Văn Định.
Quý khách có nhu cầu sửa chữa vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp các trung tâm Điện Thoại Vui
dtvDMCA.com Protection Status
Danh mục
Cửa hàngĐặt lịch sửa
Đăng nhập
Xem thêm