Tết Trung thu ngày mấy 2024? Nguồn gốc và ý nghĩa
Tết Trung thu là một dịp lễ quan trọng trong văn hóa Việt Nam diễn ra vào ngày 15 tháng Tám âm lịch. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin Tết Trung thu ngày mấy 2024, đếm ngược còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Trung thu 2024. Và lật lại lịch sử để cùng tìm hiểu về nguồn gốc tết Trung thu, ý nghĩa Tết trung thu. Cùng theo dõi nhé!
Tết Trung thu ngày mấy 2024? Tết Trung thu 2024 sẽ diễn ra vào ngày 15/08/2024 âm lịch. Theo dương lịch, Tết Trung thu 2024 sẽ rơi vào Thứ 3 ngày 17/9/2024. Tức là còn 1 ngày nữa đến Tết Trung thu 2024.
Đếm ngược còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Trung thu 2024
[seo_calendar_count_down key='tet-trung-thu']
Tết Trung thu, hay còn gọi là Tết Trăng Rằm, diễn ra vào ngày rằm tháng tám âm lịch. Đây được coi là thời điểm trăng sáng và đẹp nhất trong năm. Trung thu còn có những tên gọi khác như Tết Trông Trăng, Tết Thiếu Nhi, và Tết Đoàn Viên. Những cái tên này đều thể hiện sự đa dạng trong cách gọi của người Việt. Biết được Tết trung thu ngày mấy 2024, cũng như ý nghĩa Tết Trung thu sẽ giúp chúng ta thu xếp thời gian quây quần bên gia đình.
Quà nào bằng gia đình sum họp, tết nào vui bằng Tết Đoàn Viên
Tết Trung thu là dịp để mọi người cùng nhau ngắm trăng. Trung thu không đơn thuần chỉ dành cho trẻ em mà còn cho người lớn. Đây là thời điểm các gia đình thể hiện tình yêu thương và sự gắn kết. Đặc biệt là qua các hoạt động như mua bánh, trà, và rượu để cúng tổ tiên và tặng người thân. Những hành động này thể hiện lòng kính trọng và biết ơn và bày tỏ tình cảm với những người xung quanh.
Ở miền Bắc, Trung thu còn gắn liền với tục hát trống quân, một hoạt động văn hóa đặc sắc. Trong những đêm trăng rằm, nam nữ sẽ cùng nhau hát đối đáp. Hoạt động này vừa để giải trí vừa để tìm hiểu và kén chọn bạn đời. Truyền thống này, theo truyền thuyết, đã có từ thời vua Lạc Long Quân. Nhằm thể hiện sự kết nối sâu sắc giữa các thế hệ và giữ gìn nét văn hóa truyền thống dân tộc.
Ở phần này, chúng ta hãy cùng lật lại lịch sử để tìm hiểu xem đâu là nguồn gốc Tết Trung thu nhé. Theo truyền thuyết, nguồn gốc Trung thu bắt đầu từ thời nhà Đường, dưới triều vua Duệ Tôn. Vào một đêm rằm tháng Tám, vua được một vị tiên dẫn đến cung trăng bằng một cây cầu vồng. Sau khi trở về và luyến tiếc vẻ đẹp của cung trăng, vua quyết định lập ra ngày lễ này để kỷ niệm. Đây cũng chính là nguồn gốc tết Trung thu được lưu truyền đến hiện tại.
Theo nguồn gốc Tết Trung thu xưa, vào ngày này, người dân bày cỗ với bánh trái, treo đèn lồng và tham gia các hoạt động. Ví dụ như múa lân, nhảy múa ca hát. Trẻ em được hưởng những niềm vui đặc biệt như rước đèn và thi làm đèn lồng. Phong tục này phản ánh tinh thần vui tươi và sự chào đón mùa thu với một niềm hân hoan.
Theo các nhà khảo cổ học, nguồn gốc Tết Trung thu đã tồn tại từ rất lâu và được ghi lại trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Tết Trung thu đã được tổ chức trang trọng tại kinh thành Thăng Long, với các hoạt động như rước đèn đua thuyền và múa rối nước.
Ngày Rằm tháng Tám, khi trăng đẹp và tròn nhất, là dịp để người dân tổ chức lễ hội và mừng Trung thu. Theo sách “Thái Bình hoàn vũ ký,” người Lạc Việt cũng coi mùa thu là thời điểm lý tưởng để tổ chức lễ hội và các hoạt động giao duyên.
Nếu đã biết được nguồn gốc Tết Trung thu, thì ở phần này, chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu ý nghĩa Tết Trung thu. Rằng tại sao Tết Trung thu lại là dịp đoàn tụ quây quần thiêng liêng và hạnh phúc nhất trong năm. Sở dĩ Tết Trung thu diễn ra vào ngày Rằm tháng 8 là bởi vì ánh trăng Rằm tháng 8 tròn vành vạnh. Từ hàng ngàn năm, ánh trăng trở thành biểu tượng gắn bó mật thiết với cuộc sống và cảm xúc. Trăng tròn tượng trưng cho sự sum họp và đoàn tụ, đặc biệt là trong ngày Trung thu.
Ý nghĩa Tết Trung thu được đề cao là vì vào dịp này, các gia đình Việt Nam thường tập trung quây quần bên nhau. Cùng nhau chuẩn bị mâm cỗ cúng gia tiên. Vào buổi tối, khi ánh trăng vàng trải rộng khắp mặt đất, người dân tổ chức các hoạt động khác. Ví dụ như uống trà xanh, ăn bánh, ngắm trăng, và bày hoa quả, bánh kẹo để trẻ em vui chơi, rước đèn, múa Lân, và phá cỗ.
Ý nghĩa tết Trung thu còn đặc biệt quan trọng trong việc dự đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Màu sắc của ánh trăng thu được coi là một chỉ số về tương lai. Nếu trăng có màu vàng, mùa tằm tơ sẽ bội thu. Nếu trăng có màu xanh hoặc lục. Đây có thể sẽ có thiên tai; còn nếu trăng màu cam trong sáng, đất nước sẽ thịnh vượng.
Ngoài ra, có thể bạn chưa biết, ý nghĩa Tết Trung thu ban đầu là dịp để người lớn thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên. Họ thường nhâm nhi bánh ngọt, uống trà và ngắm trăng tròn giữa mùa thu. Tuy nhiên, theo thời gian, ngày lễ này đã trở thành một dịp đặc biệt dành cho trẻ em với các phong tục vui chơi. Như thắp đèn và phá cỗ,...
Trung thu là một ngày lễ truyền thống không chỉ ở Việt Nam mà cả Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác. Sự tích Tết Trung thu cũng có sự biến hoá đa dạng giữa các quốc gia. Cùng theo dõi nhé!
Trung thu là dịp để các em nhỏ vui chơi mà còn gắn liền với những truyền thuyết đặc sắc. Trong văn hoá Việt Nam, sự tích Tết Trung thu gắn liền với chị Hằng Nga và chú Cuội là hai hình ảnh phổ biến nhất. Theo truyền thuyết, chị Hằng Nga là một tiên nữ xinh đẹp và yêu trẻ con. Chị thường xuống trần gian để chơi cùng các em nhỏ.
Trong một cuộc thi làm bánh vào ngày rằm, Hằng Nga đã gặp Cuội. Một anh chàng nổi tiếng với sự khéo léo trong việc làm bánh. Cuội đã giúp Hằng Nga làm ra những chiếc bánh Trung thu thơm ngon. Và chị Hằng Nga đã giành giải thưởng cao nhất với món bánh này.
Tuy nhiên, Cuội vì muốn ở lại bên Hằng Nga nên đã bị kéo lên cung trăng cùng với cây đa đầu làng. Ngồi trên cây đa, Cuội chỉ biết nhìn xuống trần gian và nhớ về quê hương.
Sự tích Tết Trung thu của Trung Quốc cũng mang nhiều nét độc đáo và ý nghĩa. Cũng tương tự như sự tích tết Trung thu Việt Nam, một trong những câu chuyện nổi tiếng ở Trung Quốc là sự tích về Hậu Nghệ và Hằng Nga. Vào thời kỳ đó, mười mặt trời đã làm cho trái đất trở nên khô cằn và nóng bức. Hậu Nghệ, với khả năng bắn cung tuyệt vời, đã bắn hạ chín mặt trời, cứu giúp nhân gian. Để trả ơn, Ngọc Hoàng đã trao cho Hậu Nghệ một viên thuốc trường sinh bất tử.
Tuy nhiên, khi Hậu Nghệ không có mặt, vợ ông là Hằng Nga đã ăn viên thuốc và bay lên mặt trăng. Hằng Nga từ đó không thể trở về trần gian, và mỗi năm vào rằm tháng tám. Hằng Nga và Hậu Nghệ được đoàn tụ trong hạnh phúc trên mặt trăng.
Ngày Trung thu là dịp để gia đình sum họp và là thời điểm để thực hiện nhiều phong tục truyền thống đầy ý nghĩa. Các hoạt động phong tục này không chỉ tạo nên không khí lễ hội. Đồng thời, gắn kết các thành viên trong gia đình và cộng đồng.
Ngày nay, với nhịp sống hối hả và các gia đình thường sống riêng. Trung thu trở thành dịp quý giá để các thành viên sum họp bên nhau. Đêm Trung thu là thời điểm lý tưởng để các gia đình quây quần. Cùng với đó là những chiếc bánh trung thu thơm ngon.
Mọi người cùng bỏ qua những lo toan, cùng nhau trò chuyện và chăm sóc nhau. Đây là thời gian mọi người kể cho nhau nghe những câu chuyện phương xa, cùng thưởng thức không khí ấm cúng của gia đình.
Theo truyền thống, vào đêm Trung thu, các gia đình chuẩn bị mâm cỗ cúng gia tiên. Đây là một cách bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng đối với tổ tiên. Đồng thời cầu mong sự bình an và tài lộc. Bên cạnh đó, người dân thường mua bánh, trà, rượu để biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, và bạn bè,... Điều này nhằm thể hiện sự trân trọng và lòng biết ơn.
Một trong những hoạt động đặc trưng của Trung thu là múa lân. Con lân, biểu tượng của sự may mắn và điềm lành, thường được tổ chức múa trong đêm Trung thu.
Múa lân không chỉ tạo ra một bầu không khí vui tươi mà còn giúp gắn kết cộng đồng và mang lại niềm vui cho các em nhỏ. Tiếng trống rộn ràng và màu sắc bắt mắt của lân làm cho ngày Tết thêm phần rộn ràng.
Hình ảnh chiếc đèn lồng với đủ màu sắc không thể thiếu trong ngày Tết Trung thu. Các lồng đèn thường được làm từ giấy, vải, hoặc tre, và có nhiều hình dáng khác nhau. Đặc biệt, vào đêm Trung thu, người dân thường ra ngoài để ngắm trăng, trò chuyện và chia sẻ những niềm vui trong cuộc sống.
Ngày Trung thu là một dịp đặc biệt để mọi người gắn bó và thể hiện tình cảm yêu thương qua các phong tục truyền thống. Các hoạt động này không chỉ tạo nên không khí lễ hội mà còn giữ gìn những giá trị văn hóa quý báu của dân tộc.
Tết Trung thu 2024 đang đến gần và việc tìm kiếm những địa điểm tổ chức lễ hội này đang là điều mà nhiều người quan tâm. Không giống như trước đây, Tết Trung thu chỉ tổ chức đơn giản ở nhà, nơi các thành viên quây quần cùng nhau. Thời buổi hiện đại ngày nay, càng có nhiều người có xu hướng vui chơi Tết Trung thu ở những địa điểm tổ chức lễ hội. Dưới đây là một số gợi ý về những địa điểm tổ chức Tết Trung thu 2024, cùng với những hình ảnh sinh động để bạn có cái nhìn trực quan hơn:
Hồ Gươm là một trong những địa điểm tổ chức lễ hội Trung thu lớn nhất tại Hà Nội. Với không gian rộng lớn, hồ Gươm là nơi lý tưởng để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí như múa lân, rước đèn, biểu diễn nghệ thuật... Hàng năm, vào dịp tết Trung thu, Hồ Gươm luôn là nơi thu hút các gia đình, đặc biệt là những bạn nhỏ đến vui chơi, rước đèn trung thu.
Với kiến trúc cổ kính và những chiếc đèn lồng nhiều màu sắc, Hội An trở nên lung linh hơn bao giờ hết vào đêm Trung thu. Bạn và gia đình có thể dạo bộ trên những con phố nhỏ, thưởng thức các món ăn đặc sản và tham gia vào các hoạt động văn hóa truyền thống.
Công viên văn hoá Đầm Sen là một địa điểm quen thuộc của người dân thành phố Hồ Chí Minh vào dịp Trung thu. Khu du lịch Đầm Sen thường tổ chức các chương trình lễ hội Trung thu rất đặc sắc với nhiều hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn dành cho mọi lứa tuổi. Tại đây, bạn có thể tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, thưởng thức các món ăn đặc sản và ngắm nhìn những chiếc đèn lồng lung linh.
Dưới đây là giải đáp một số thắc mắc về ngày Tết Trung thu.
Đến Trung thu năm 2024 còn 18 ngày nữa (tính từ ngày 22/11/2024). Lễ Vu Lan tổ chức vào ngày rằm tháng 8 Âm lịch, rơi vào Thứ ba ngày 17-9-2024 dương lịch.
Trung thu, còn được gọi là Tết Trung nguyên hoặc Tết Nguyên tiêu. Đây là ngày lễ quan trọng trong văn hóa dân gian. Tết Trung thu diễn ra vào ngày rằm tháng 8 Âm lịch hàng năm. Đây là dịp để các gia đình quây quần ấm áp bên nhau. Mọi người cùng thưởng thức bánh Trung thu và tham gia các hoạt động truyền thống.
Tết Trung thu không nằm trong danh sách các ngày nghỉ hưởng lương theo quy định. Do đó, người lao động sẽ phải làm việc trong ngày Tết Trung thu và không được hưởng lương làm thêm giờ. Nếu ngày này trùng với ngày nghỉ cuối tuần, họ sẽ được nhận lương làm thêm giờ.
Hiện nay, có nhiều địa điểm bán quà tặng cho trẻ em trong dịp Trung thu. Để đảm bảo chất lượng và nguồn gốc của quà, phụ huynh nên chọn mua tại các địa chỉ uy tín.
Điện Thoại Vui hiện đang cung cấp nhiều món quà Trung thu hấp dẫn và giá cả phải chăng. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho các bậc phụ huynh khi tìm kiếm quà tặng ý nghĩa cho bé trong dịp lễ này. Hãy đến Điện Thoại Vui để tìm kiếm những món ý nghĩa và hiện đại dành cho các bé yêu của bạn.
Tết Trung thu là một dịp để thưởng thức vẻ đẹp của ánh trăng. Đồng thời, đây là thời điểm để gắn kết gia đình và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống. Dù là trẻ em hay người lớn, Trung thu mang đến cơ hội quý báu để sum họp, chia sẻ và tận hưởng những khoảnh khắc đáng nhớ bên những người thân yêu. Hãy cập nhật trang sự kiện Điện Thoại Vui để cập nhật thêm những tin tức siêu hot nhé!
Bạn đang đọc bài viết Tết Trung thu ngày mấy 2024? Nguồn gốc và ý nghĩa tại chuyên mục Sự kiện trên website Điện Thoại Vui.
Mình là Thanh Nhật, một content creator đam mê công nghệ. Mình là người thích viết, viết những gì mình biết, hiểu những gì mình viết. Mình chuyên viết về nhiều lĩnh vực khác nhau, từ công nghệ, điện thoại, laptop, đến các thủ thuật và ứng dụng di động. Hy vọng mang đến cho bạn những thông tin hay và bổ ích về công nghệ mới nhất hiện nay.