Kiểm tra cấu hình máy tính Win 10, 11 đơn giản, nhanh nhất

Kiểm tra cấu hình máy tính Win 10, 11 đơn giản, nhanh nhất

tran-my-ly
Trần My Ly
20/03/2025

Kiểm tra cấu hình máy tính giúp bạn nắm rõ thông tin phần cứng để sử dụng hiệu quả. Bạn có thể thực hiện trên Win 10, 11 bằng lệnh, phím tắt hoặc phần mềm hỗ trợ. Trong bài viết dưới đây Điện Thoại Vui sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra nhanh chóng và chính xác!

Thay màn hình iPhone

Kiểm tra cấu hình máy tính Win 10, 11: Hướng dẫn nhanh

Kiểm tra cấu hình máy tính là cách đơn giản để bạn nắm được thông tin phần cứng. Giúp đánh giá hiệu suất và khả năng tương thích với phần mềm. Sau đây là các bước hướng dẫn nhanh:

  • Bước 1: Nhấp chuột phải vào biểu tượng This PC trên màn hình Desktop.
  • Bước 2: Chọn Properties trong danh sách tùy chọn.

Cách kiểm tra cấu hình máy tính Win 10, 11 nhanh chóng

Lúc này, tại mục System, bạn sẽ thấy các thông tin quan trọng của máy tính. Như bộ vi xử lý (CPU), dung lượng RAM, phiên bản Windows đang sử dụng và hệ điều hành bao nhiêu bit,... Cách này đơn giản, dễ thực hiện và phù hợp với mọi phiên bản Windows 10, 11.

Kiểm tra cấu hình máy tính để làm gì?

Việc kiểm tra cấu hình máy tính không chỉ giúp bạn nắm rõ thông tin phần cứng. Mà còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng, bao gồm:

  • Đánh giá hiệu suất máy: Biết được thông số CPU, RAM, card đồ họa. Giúp bạn kiểm tra khả năng xử lý của máy và phát hiện nguyên nhân gây chậm, lag.
  • Xác định khả năng tương thích: Trước khi cài đặt phần mềm, game nặng, bạn cần kiểm tra xem máy có đáp ứng được yêu cầu hệ thống hay không.
  • Hỗ trợ nâng cấp phần cứng: Nếu máy hoạt động kém, kiểm tra cấu hình giúp bạn xác định linh kiện cần nâng cấp. Như: RAM, SSD hay card đồ họa.
  • Kiểm tra máy khi mua bán: Khi mua máy mới hoặc máy cũ, việc kiểm tra cấu hình giúp đảm bảo thông tin đúng với mô tả của người bán.

Kiểm tra cấu hình máy tính để làm gì?

Nhờ đó, bạn có thể sử dụng máy tính một cách hiệu quả hơn!

7 cách kiểm tra cấu hình máy tính Win 10, 11 chi tiết từ A-Z

Muốn biết rõ thông tin phần cứng máy tính, bạn có thể kiểm tra bằng nhiều cách khác nhau. Dưới đây là 7 cách đơn giản và hiệu quả bạn có thể tham khảo:

Kiểm tra cấu hình máy tính bằng System Properties

System Properties là cách đơn giản nhất để xem cấu hình máy tính mà không cần cài thêm phần mềm. Dưới đây là các bước thực hiện:

Bước 1: Nhấp chuột phải vào biểu tượng This PC (hoặc My Computer trên một số phiên bản Windows). Sau đó nhấn chọn Properties trong danh sách tùy chọn.

Nhấp chuột phải vào biểu tượng This PC, chọn Properties

Bước 2: Cửa sổ System Properties xuất hiện, tại đây bạn có thể xem các thông tin như:

  • CPU: Loại vi xử lý và tốc độ xung nhịp.
  • RAM: Dung lượng bộ nhớ đang sử dụng.
  • Hệ điều hành: Phiên bản Windows (Win 7, Win 10, Win 11) và số bit (32-bit hoặc 64-bit).
  • Trạng thái bản quyền Windows: Kiểm tra xem hệ điều hành đã được kích hoạt hay chưa.

Kiểm tra cấu hình máy tính bằng System Properties

Cách này giúp bạn nhanh chóng nắm bắt thông tin cơ bản của máy mà không cần công cụ hỗ trợ. Nếu muốn kiểm tra chi tiết hơn về phần cứng, bạn có thể thử các phương pháp khác!

Kiểm tra cấu hình máy tính bằng DirectX Diagnostic Tool

Nếu bạn muốn xem chi tiết cấu hình phần cứng, đặc biệt là thông tin về CPU, RAM, card đồ họa,... Thì DirectX Diagnostic Tool là một công cụ hữu ích có sẵn trên Windows. Dưới đây là cách thực hiện:

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R, nhập dxdiag vào hộp thoại Run, sau đó bấm OK.

Nhấn tổ hợp phím Windows + R, nhập dxdiag vào hộp thoại Run

Bước 2: Cửa sổ DirectX Diagnostic Tool sẽ xuất hiện, cung cấp các thông tin quan trọng về hệ thống máy tính qua các tab sau:

Tab System: Hiển thị cấu hình tổng thể, bao gồm:

  • Computer Name: Tên thiết bị.
  • Operating System: Hệ điều hành đang sử dụng.
  • Language: Ngôn ngữ trên hệ điều hành
  • System Manufacturer & System Model: Tên hãng sản xuất và model máy.
  • Processor: Loại CPU.
  • Memory: Tổng dung lượng RAM.
  • BIOS: Phiên bản BIOS đang dùng.
  • Page file: Dung lượng file bộ nhớ ảo
  • DirectX Version: Phiên bản DirectX hiện tại.

Kiểm tra cấu hình máy tính bằng DirectX Diagnostic Tool

Tab Display: Cung cấp thông tin về card đồ họa, VRAM và driver màn hình.

Tab Display: Cung cấp thông tin về card đồ họa, VRAM và driver màn hình

Tab Sound: Hiển thị thông tin về hệ thống âm thanh.

Tab Sound: Hiển thị thông tin về hệ thống âm thanh

Tab Input: Thông tin về các thiết bị nhập liệu như bàn phím, chuột.

Tab Input: Thông tin về các thiết bị nhập liệu như bàn phím, chuột

Với DirectX Diagnostic Tool, bạn có thể kiểm tra hầu hết thông số quan trọng của máy một cách nhanh chóng mà không cần phần mềm bên ngoài.

Kiểm tra cấu hình máy tính bằng phần mềm CPU-Z

Nếu bạn muốn xem thông tin chi tiết về CPU, RAM, card đồ họa và bo mạch chủ, phần mềm CPU-Z là một công cụ hữu ích. Dưới đây là cách sử dụng phần mềm này để kiểm tra cấu hình máy tính:

Bước 1: Truy cập trang chủ CPU-Z qua link:

https://www.cpuid.com/downloads/cpu-z/cpu-z_1.94-en.zip

và tải phần mềm về máy. Sau đó thực hiện cài đặt theo hướng dẫn trên màn hình.

Kiểm tra cấu hình máy tính bằng phần mềm CPU-Z

Bước 2: Sau khi mở CPU-Z, bạn sẽ thấy các thông số của máy tính được hiển thị qua nhiều tab khác nhau:

  • Tab CPU: Hiển thị thông tin về bộ vi xử lý, bao gồm tên chip, tốc độ xung nhịp, số nhân và số luồng,..

Tab CPU: Hiển thị thông tin về bộ vi xử lý

  • Tab Caches: Cung cấp thông tin về bộ nhớ đệm (L2, L3) – yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất CPU.

Tab Caches: Cung cấp thông tin về bộ nhớ đệm

  • Tab Mainboard: Hiển thị thông tin về bo mạch chủ như nhà sản xuất, model, phiên bản BIOS.

Tab Mainboard: Hiển thị thông tin về bo mạch chủ

  • Tab Memory: Cho biết loại RAM (DDR3, DDR4...), dung lượng và tốc độ bus RAM.

Tab Memory: Cho biết loại RAM (DDR3, DDR4...), dung lượng và tốc độ bus RAM

  • Tab SPD: Hiển thị thông tin chi tiết của từng khe cắm RAM, giúp bạn biết máy có bao nhiêu khe và đang sử dụng bao nhiêu.

Tab SPD: Hiển thị thông tin chi tiết của từng khe cắm RAM

  • Tab Graphics: Cung cấp thông tin về card đồ họa tích hợp hoặc card rời trên máy tính.

Tab Graphics: Cung cấp thông tin về card đồ họa tích hợp hoặc card rời

  • Tab Bench: Kiểm tra hiệu suất CPU khi chạy ở các chế độ khác nhau.

Tab Bench: Kiểm tra hiệu suất CPU khi chạy ở các chế độ khác nhau

  • Tab About: Hiển thị thông tin về phiên bản CPU-Z đang sử dụng.

Tab About: Hiển thị thông tin về phiên bản CPU-Z đang sử dụng

CPU-Z là công cụ hữu ích giúp bạn kiểm tra phần cứng một cách chi tiết và chính xác. Nếu bạn cần biết thông tin nâng cấp máy hoặc kiểm tra hiệu suất, đây là lựa chọn phù hợp!

Kiểm tra cấu hình máy tính bằng lệnh msinfo32

Nếu bạn muốn xem đầy đủ thông tin về phần cứng và phần mềm của máy tính mà không cần cài đặt phần mềm bên ngoài. Lệnh msinfo32 là một lựa chọn tiện lợi. Bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R, nhập msinfo32 vào hộp thoại Run. Sau đó nhấn OK.

Nhấn tổ hợp phím Windows + R, nhập msinfo32 vào hộp thoại Run

Bước 2: Cửa sổ System Information sẽ xuất hiện, cung cấp các thông tin quan trọng về hệ thống như:

  • Tên và phiên bản hệ điều hành (Windows 32-bit hay 64-bit).
  • Tên thiết bị và nhà sản xuất.
  • Bộ vi xử lý (CPU): Loại chip và tốc độ xung nhịp.
  • Dung lượng RAM: Tổng bộ nhớ khả dụng.

Kiểm tra cấu hình máy tính bằng lệnh msinfo32

Ngoài ra, System Information còn chia thành các mục chi tiết hơn:

  • Hardware Resources: Thông tin về tài nguyên phần cứng.

Hardware Resources: Thông tin về tài nguyên phần cứng

  • Components: Liệt kê các thiết bị ngoại vi kết nối với máy.

Components: Liệt kê các thiết bị ngoại vi kết nối với máy

  • Software Environments: Hiển thị dữ liệu về phần mềm đang chạy.

Software Environments: Hiển thị dữ liệu về phần mềm đang chạy

Với lệnh msinfo32, bạn có thể nhanh chóng nắm được toàn bộ cấu hình máy tính mà không cần thao tác phức tạp.

Kiểm tra cấu hình máy tính bằng công cụ Everest Ultimate Edition

Everest Ultimate Edition là phần mềm chuyên dụng. Giúp bạn kiểm tra thông tin chi tiết về phần cứng và hiệu suất máy tính. Công cụ này hiển thị đầy đủ thông số CPU, RAM, card đồ họa và nhiều thông tin quan trọng khác. Bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Tải và cài đặt phần mềm Everest Ultimate Edition 5.50 qua link:

https://drive.google.com/file/d/1GiOHfaHIv5-BirbxmKhaHoNCsajslpZU/view

Sau đó làm theo hướng dẫn trên màn hình để hoàn tất cài đặt.

Kiểm tra cấu hình máy tính bằng công cụ Everest Ultimate Edition

Bước 2: Mở Everest Ultimate Edition, bạn sẽ thấy các danh mục thông tin về hệ thống, bao gồm:

  • Computer: Tổng quan về cấu hình máy.
  • Motherboard: Chi tiết về bo mạch chủ, CPU và bộ nhớ RAM.
  • Display: Thông tin về card đồ họa và màn hình.
  • Storage: Kiểm tra ổ cứng, SSD và dung lượng lưu trữ.
  • Network: Hiển thị thông tin về card mạng và kết nối internet.
  • Sensor: Giám sát nhiệt độ linh kiện và tốc độ quạt tản nhiệt.

Mở Everest Ultimate Edition, bạn sẽ thấy các danh mục thông tin về hệ thống

Với Everest Ultimate Edition, bạn có thể kiểm tra chi tiết từng phần cứng trong máy một cách dễ dàng. Đây là công cụ hữu ích nếu bạn muốn đánh giá tình trạng máy tính hoặc kiểm tra trước khi nâng cấp!

Kiểm tra cấu hình máy tính trong phần About

Nếu bạn muốn xem nhanh thông tin cơ bản của máy tính mà không cần dùng lệnh hay phần mềm. Bạn có thể kiểm tra trực tiếp trong phần About của Windows. Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Mở Cài đặt (Settings) bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + I. Sau đó chọn System, rồi nhấn chọn About.

Vào Cài đặt, chọn System, rồi nhấn chọn About

Bước 2: Tại mục Device specifications, bạn sẽ thấy các thông tin quan trọng như:

  • Processor (CPU): Tên bộ vi xử lý đang sử dụng.
  • Installed RAM: Dung lượng bộ nhớ RAM hiện có.
  • System type: Kiểm tra phiên bản Windows đang chạy là 32-bit hay 64-bit.
  • Device name: Tên thiết bị của bạn.

Cách kiểm tra cấu hình máy tính trong phần About

Ngoài ra, trong phần Windows specifications, bạn có thể xem phiên bản Windows. Hay ngày cài đặt hệ điều hành và bản cập nhật mới nhất.

Kiểm tra cấu hình máy tính qua Task Manager

Nếu bạn muốn xem nhanh thông tin về CPU, RAM, card đồ họa (GPU) mà không cần cài đặt phần mềm. Task Manager là một lựa chọn tiện lợi. Dưới đây là cách kiểm tra:

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Esc để mở Task Manager. Sau đó chọn tab Performance.

Mở Task Manager, chọn tab Performance

Bước 2: Nhấp vào CPU, bạn sẽ thấy:

  • Tên bộ vi xử lý (CPU).
  • Xung nhịp tối đa (Base Speed).
  • Số nhân và số luồng của CPU.

Kiểm tra cấu hình máy tính qua Task Manager

Bước 3: Chọn Memory, tại đây bạn có thể kiểm tra:

  • Dung lượng RAM tổng cộng (hiển thị ngay bên cạnh chữ Memory).
  • Bus RAM, thông tin này nằm ở mục Speed.

Chọn Memory, kiểm tra RAM

Bước 4: Chuyển sang GPU, tại đây bạn sẽ thấy:

  • Tên card đồ họa đang sử dụng.
  • Bộ nhớ đồ họa tối đa (GPU Memory).

Kiểm tra GPU trên máy tính

Cách kiểm tra này rất đơn giản và nhanh chóng. Giúp bạn xem ngay thông tin cấu hình mà không cần dùng đến lệnh hoặc phần mềm hỗ trợ!

Cách kiểm tra phần cứng máy tính đơn giản, nhanh chóng

Kiểm tra phần cứng máy tính giúp bạn nắm rõ thông tin về máy. Điều này rất hữu ích khi bạn cần nâng cấp, sửa chữa hoặc kiểm tra khả năng hoạt động của máy. Dưới đây là những cách kiểm tra phần cứng nhanh chóng và dễ thực hiện.

Kiểm tra phần cứng máy tính bằng Command Prompt

Command Prompt (CMD) là công cụ tích hợp sẵn trên Windows. Giúp bạn kiểm tra nhanh thông tin phần cứng mà không cần cài đặt phần mềm. Dưới đây là cách thực hiện:

Bước 1: Nhập Command Prompt vào thanh tìm kiếm. Sau đó chọn Run as administrator để mở CMD với quyền admin.

Kiểm tra phần cứng máy tính bằng Command Prompt

Bước 2: Cửa sổ Command Prompt hiện ra, hiển thị giao diện nền đen.

Cửa sổ Command Prompt hiện ra, hiển thị giao diện nền đen

Bước 3: Nhập systeminfo. Sau đó nhấn chọn Enter. Lệnh này sẽ quét và hiển thị toàn bộ thông tin hệ thống, bao gồm:

  • Tên hệ điều hành (OS Name) và phiên bản Windows.
  • Processor (CPU): Thông tin về bộ vi xử lý.
  • Total Physical Memory: Tổng dung lượng RAM.
  • System Manufacturer: Nhà sản xuất máy tính.
  • BIOS Version: Phiên bản BIOS đang sử dụng.

Nhập systeminfo, nhấn chọn Enter

Cách này rất hữu ích nếu bạn muốn kiểm tra nhanh thông tin phần cứng. Mà không cần mở nhiều cửa sổ hoặc phần mềm khác!

Kiểm tra phần cứng máy tính bằng PowerShell

PowerShell là công cụ mạnh mẽ hơn Command Prompt. Giúp bạn kiểm tra chi tiết thông tin phần cứng của máy tính bằng lệnh đơn giản. Thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Nhập PowerShell vào thanh tìm kiếm. Sau đó chọn Run as administrator để mở với quyền admin.

Nhập PowerShell vào thanh tìm kiếm, chọn Run as administrator

Bước 2: Cửa sổ PowerShell hiện ra với giao diện nền xanh.

Cửa sổ PowerShell hiện ra với giao diện nền xanh

Bước 3: Nhập lệnh Get-ComputerInfo và nhấn Enter. Lệnh này sẽ hiển thị đầy đủ thông tin hệ thống như:

  • Tên máy tính (Computer Name).
  • Hệ điều hành (OS Name, OS Version).
  • CPU, RAM, thông tin BIOS.
  • Thông tin card đồ họa (GPU).

Kiểm tra phần cứng máy tính bằng PowerShell

Cách kiểm tra này giúp bạn xem thông tin hệ thống chi tiết hơn so với CMD. Phù hợp khi cần kiểm tra cấu hình nâng cao!

Kiểm tra cấu hình máy tính thế nào là phù hợp?

Việc kiểm tra cấu hình máy tính cần phù hợp với mục đích sử dụng để đảm bảo hiệu suất tốt nhất. Không phải lúc nào cũng cần một cấu hình quá mạnh. Mà quan trọng là phần cứng có đáp ứng đúng nhu cầu hay không:

  • Dùng cho công việc văn phòng, học tập: Chỉ cần kiểm tra CPU, RAM (tối thiểu 4GB), và ổ cứng (ưu tiên SSD). Để đảm bảo máy chạy mượt khi mở nhiều tab trình duyệt. Hoặc sử dụng các phần mềm cơ bản như Word, Excel.
  • Dành cho gaming, thiết kế đồ họa: Cần kiểm tra chi tiết CPU, RAM (ít nhất 8GB), card đồ họa (GPU), và tốc độ ổ cứng. Để đảm bảo chạy mượt các phần mềm nặng như Photoshop, AutoCAD hoặc game cấu hình cao.
  • Làm việc chuyên nghiệp, lập trình: Ngoài CPU và RAM, nên kiểm tra thêm tốc độ bus RAM, số lõi của CPU, và dung lượng ổ cứng. Để tránh giật lag khi chạy các phần mềm như máy ảo, phần mềm code.

Kiểm tra cấu hình máy tính thế nào là phù hợp?

Việc kiểm tra cấu hình thường xuyên giúp bạn đánh giá khả năng của máy. Từ đó có phương án nâng cấp phù hợp, tránh tình trạng máy chạy chậm hay không đủ hiệu năng để sử dụng.

Nên kiểm tra cấu hình máy tính trong những trường hợp nào?

Kiểm tra cấu hình máy tính không chỉ giúp bạn hiểu rõ thông số phần cứng. Mà còn hỗ trợ trong nhiều tình huống quan trọng. Dưới đây là những trường hợp bạn nên thực hiện kiểm tra:

  • Khi mua máy tính mới hoặc cũ: Đảm bảo thông số đúng như quảng cáo. Tránh mua nhầm máy có cấu hình thấp hơn so với nhu cầu.
  • Trước khi cài đặt phần mềm hoặc game nặng: Kiểm tra CPU, RAM, card đồ họa để biết máy có đủ mạnh để chạy phần mềm hoặc game mượt mà hay không.
  • Khi máy tính chạy chậm, bị giật lag: Xác định xem nguyên nhân là do thiếu RAM, CPU quá yếu hay ổ cứng đã đầy để có hướng khắc phục.
  • Trước khi nâng cấp phần cứng: Nếu muốn nâng cấp RAM, ổ cứng hoặc thay card đồ họa. Thì bạn cần kiểm tra xem phần cứng hiện tại có hỗ trợ nâng cấp hay không.
  • Khi kiểm tra tình trạng hệ thống định kỳ: Việc này giúp bạn theo dõi hiệu suất máy tính, phát hiện sớm lỗi phần cứng để sửa chữa kịp thời.

Nên kiểm tra cấu hình máy tính trong những trường hợp nào?

Kiểm tra cấu hình máy thường xuyên giúp bạn sử dụng thiết bị hiệu quả hơn. Tránh tình trạng máy bị quá tải hoặc không đáp ứng được nhu cầu sử dụng.

Tham khảo thêm cách cài mật khẩu máy tính để bảo mật hơn cho máy tính.

Lưu ý khi kiểm tra cấu hình máy tính

Để đảm bảo độ chính xác và tránh hiểu nhầm về thông số phần cứng. Khi kiểm tra cấu hình máy tính, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng:

  • Kiểm tra từ nhiều nguồn khác nhau: Nên kết hợp nhiều phương pháp kiểm tra để có cái nhìn tổng quan.
  • Đọc đúng thông số kỹ thuật: Một số thuật ngữ như RAM, CPU, GPU, ổ cứng (HDD/SSD) có thể gây nhầm lẫn. Vì vậy cần hiểu rõ ý nghĩa của từng thông số.
  • Phân biệt thông tin phần cứng và phần mềm: Thông tin trong System Information có thể hiển thị cả phần mềm và phần cứng. Bạn cần xác định chính xác thông tin cần kiểm tra.
  • Cẩn thận khi dùng phần mềm bên thứ ba: Một số phần mềm kiểm tra cấu hình có thể không chính xác hoặc chứa quảng cáo. Vì vậy nên chọn những phần mềm uy tín như CPU-Z, Speccy, HWiNFO,...
  • Kiểm tra định kỳ: Nếu bạn thường xuyên làm việc với máy tính hãy kiểm tra cấu hình định kỳ. Điều này để đảm bảo hiệu suất luôn ổn định và có kế hoạch nâng cấp khi cần thiết.

Lưu ý khi kiểm tra cấu hình máy tính

Việc kiểm tra cấu hình không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về máy tính của mình. Mà còn giúp phát hiện sớm những vấn đề về phần cứng, tránh gặp sự cố trong quá trình sử dụng.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách kiểm tra cấu hình máy tính nhanh chóng và chi tiết. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm tra cấu hình máy tính theo nhu cầu. Và đừng quên theo dõi Điện Thoại Vui để cập nhật thêm nhiều mẹo hay và hướng dẫn hữu ích về công nghệ nhé!

 Trên đây là những thủ thuật máy tính hướng dẫn cách xem kiểm tra cấu hình máy tính win 10, win 7 dễ dàng và tiện lợi nhất mà người dùng có thể thực hiện để kiểm tra máy của mình ngay tại nhà rất dễ dàng mà không cần phải trải qua quá nhiều bước. Chúc các bạn thành công.

Bạn đang đọc bài viết Kiểm tra cấu hình máy tính Win 10, 11 đơn giản, nhanh nhất tại chuyên mục Thủ thuật thiết bị trên website Điện Thoại Vui.

avatar-Trần My Ly
QTV

Tôi là Trần My Ly, một người có niềm đam mê mãnh liệt với công nghệ và 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viết lách. Công nghệ không chỉ là sở thích mà còn là nguồn cảm hứng vô tận, thúc đẩy tôi khám phá và chia sẻ những kiến thức, xu hướng mới nhất. Tôi hi vọng rằng qua những bài viết của mình sẽ truyền cho bạn những góc nhìn sâu sắc về thế giới công nghệ đa dạng và phong phú. Cùng tôi khám phá những điều thú vị qua từng con chữ nhé!

Hỏi và đáp
hello
HỆ THỐNG CỬA HÀNG
dtv

- Gọi tư vấn sửa chữa: 1800.2064

- Gọi góp ý - khiếu nại: 1800.2063

- Hoạt động: 08:00 – 21:00 các ngày trong tuần

Kết nối với Điện Thoại Vui
    facebookinstagramyoutubetiktokzalo
Website thành viên
  • Hệ thống bán lẻ di động toàn quốc.

    cellphones
  • Kênh thông tin giải trí công nghệ cho giới trẻ.

    schannel
  • Trang thông tin công nghệ mới nhất.

    sforum

Bản quyền 2022 – © Công ty TNHH Dịch vụ sửa chữa Điện Thoại Vui – MST: 0316179378 – GPDKKD: 0316179378 do sở KH & ĐT TP.HCM cấp ngày 05/03/2020
Địa chỉ văn phòng: 30B, Hồ Hảo Hớn, phường Cô Giang, quận 1, TP Hồ Chí Minh – Điện thoại: 1800.2064 – Email: cskh@dienthoaivui.com.vn – Chịu trách nhiệm nội dung: Bùi Văn Định.
Quý khách có nhu cầu sửa chữa vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp các trung tâm Điện Thoại Vui
dtvDMCA.com Protection Status
Danh mục
Cửa hàngĐặt lịch sửa
Đăng nhập
Xem thêm