Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày mấy? Giỗ Tổ Hùng Vương thứ mấy?
Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 còn được biết đến với tên gọi Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ. Đây là một trong những ngày lễ quan trọng của dân tộc. Ngày mùng 10/3 Âm lịch, người dân trên khắp cả nước cùng hướng về cội nguồn để tưởng nhớ công lao các Vua Hùng. Cùng tìm hiểu chi tiết nguồn gốc ngày Giỗ Tổ và các hoạt động trong ngày này nhé!
Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 là ngày lễ truyền thống của Việt Nam nhằm tưởng nhớ và tôn vinh các Vua Hùng. Họ là những người được coi là thủy tổ của dân tộc Việt Nam. Ngày Giỗ Tổ còn được biết đến với tên gọi Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ.
Ngày này được tổ chức vào mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm tại Đền Hùng, thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Giỗ Tổ Hùng Vương đã được công nhận là quốc lễ và người lao động được nghỉ làm vào ngày này.
Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 sẽ rơi vào ngày 7 tháng 4 năm 2025 Dương lịch (tức ngày 10 tháng 3 năm 2025 Âm lịch). Theo Điều 112 của Bộ luật Lao động 2019, người lao động được hưởng chế độ nghỉ làm. Được nhận đầy đủ lương trong ngày nghỉ Giỗ Tổ.
Năm 2025, ngày lễ này rơi vào thứ Hai, do đó, cán bộ, công chức, viên chức. Cùng người lao động sẽ có kỳ nghỉ kéo dài 3 ngày liên tục, từ thứ Bảy (5/4/2025) đến hết thứ Hai (7/4/2025). Đối với những người làm việc vào thứ Bảy, họ sẽ được nghỉ 2 ngày liên tiếp. Bắt đầu từ Chủ nhật (6/4/2025) và kéo dài đến hết thứ Hai (7/4/2025).
Giỗ Tổ Hùng Vương rơi vào thứ Hai, ngày 7/4/2025 Dương lịch (tức 10/3/2025 Âm lịch). Năm 2025, người lao động có thể được nghỉ liên tiếp 2-3 ngày tùy theo lịch làm việc của từng cơ quan, tổ chức.
Nguồn gốc ngày Giỗ Tổ bắt nguồn từ truyền thuyết và lịch sử dựng nước của dân tộc Việt Nam. Theo truyền thuyết, các Vua Hùng là những người khai sinh ra nước Văn Lang – nhà nước đầu tiên của người Việt. Để tưởng nhớ công lao dựng nước và giữ nước của các vị vua, nhân dân đã lập Đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh (Phú Thọ). Cùng với đó là tổ chức lễ giỗ vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm.
Từ thời Hậu Lê, các triều đại phong kiến đã có những sắc phong tôn vinh Vua Hùng. Đến năm 1917, vua Khải Định chính thức quy định ngày 10/3 Âm lịch là ngày quốc tế kỵ (ngày giỗ chung) để tưởng nhớ các Vua Hùng. Ngày nay, Giỗ Tổ đã trở thành quốc lễ. Thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.
Giỗ Tổ Hùng Vương có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa và tinh thần của dân tộc:
Với ý nghĩa sâu sắc ấy, ngày Giỗ Tổ đã được công nhận là quốc lễ. Khẳng định tầm quan trọng của truyền thống tôn vinh tổ tiên trong đời sống của người Việt.
Lý do chọn ngày 10/3 Âm lịch được chọn làm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương xuất phát từ:
Từ đó, ngày 10/3 Âm lịch trở thành ngày Giỗ Tổ Hùng Vương chính thức. Được duy trì qua nhiều thế hệ và trở thành quốc lễ của Việt Nam.
Trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 2025, nhiều hoạt động trang trọng và sôi nổi sẽ diễn ra. Nhằm tôn vinh công lao của các Vua Hùng, thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham gia. Phần lễ mang tính nghi thức trang trọng, thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên:
Phần hội diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao:
Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 không chỉ là dịp để người dân bày tỏ lòng tri ân với tổ tiên. Mà còn là cơ hội để quảng bá văn hóa Việt Nam đến du khách trong và ngoài nước.
Dưới đây là giải đáp các câu hỏi thường gặp về Giỗ Tổ Hùng Vương (2025) là ngày gì:
Ngày 10/3 Âm lịch chính thức được chọn làm Giỗ Tổ từ năm 1917 dưới triều vua Khải Định. Nhà vua ban sắc chỉ quy định ngày này là quốc lễ để toàn dân thờ cúng các Vua Hùng.
Trước đó, lễ giỗ được tổ chức nhưng không có ngày cố định. Ngày nay, Giỗ Tổ đã trở thành quốc lễ của Việt Nam.
Phần lễ quan trọng nhất là Lễ dâng hương tại Đền Thượng, diễn ra sáng ngày 10/3 Âm lịch. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng nhân dân dâng hương để tưởng nhớ công lao các Vua Hùng. Nghi lễ trang nghiêm gồm rước kiệu, dâng lễ vật như bánh chưng, bánh dày,... Đây là nghi thức thể hiện lòng biết ơn tổ tiên sâu sắc.
Giỗ Tổ là hình thức tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, truyền thống quan trọng của người Việt. Tín ngưỡng này thể hiện “Uống nước nhớ nguồn”, tôn kính tổ tiên và những người có công dựng nước. Năm 2012, UNESCO chính thức vinh danh Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Giỗ Tổ Hùng Vương trong tiếng Anh được gọi là 'Hung Kings’ Anniversary' hoặc 'Ancestral Anniversary'. Đây là cách dịch phổ biến khi nhắc đến ngày lễ này trên các tài liệu quốc tế.
Ngoài ra, một số tài liệu còn sử dụng cụm từ 'The Ancestral Anniversary festival of the Hùng Kings' để chỉ lễ hội này.
Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày nghỉ lễ chính thức theo quy định của Bộ luật Lao động Việt Nam. Học sinh, sinh viên trên cả nước đều được nghỉ học vào ngày này. Nếu Giỗ Tổ trùng với ngày cuối tuần, học sinh có thể được nghỉ bù theo lịch của từng địa phương.
Người thực hiện nghi thức tế lễ mặc áo dài truyền thống, đi kèm khăn xếp hoặc mũ tế. Màu sắc trang phục thường là đỏ, vàng hoặc xanh lam, tượng trưng cho sự tôn kính. Những người tham gia rước kiệu có thể mặc áo lễ, áo dài hoặc trang phục truyền thống dân tộc.
Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 kỷ niệm 4894 năm từ khi Kinh Dương Vương lập quốc vào năm 2879 TCN. Đây là một trong những dịp để nhân dân ôn lại lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Điện Thoại Vui vừa chia sẻ các thông tin về lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 và mâm cúng lễ. Hy vọng bài viết sẽ góp phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về ngày lễ quan trọng của người Việt. Và đừng quên chia sẻ bài viết này để mọi người cùng lên kế hoạch cho dịp lễ này nhé!
Bạn đang đọc bài viết Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày mấy? Giỗ Tổ Hùng Vương thứ mấy? tại chuyên mục Sự kiện trên website Điện Thoại Vui.
Tôi là Trần My Ly, một người có niềm đam mê mãnh liệt với công nghệ và 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viết lách. Công nghệ không chỉ là sở thích mà còn là nguồn cảm hứng vô tận, thúc đẩy tôi khám phá và chia sẻ những kiến thức, xu hướng mới nhất. Tôi hi vọng rằng qua những bài viết của mình sẽ truyền cho bạn những góc nhìn sâu sắc về thế giới công nghệ đa dạng và phong phú. Cùng tôi khám phá những điều thú vị qua từng con chữ nhé!