Kinh nghiệm mua laptop cho sinh viên có lẽ là điều mà rất nhiều bạn trẻ quan tâm khi lựa chọn máy tính. Giữa thị trường đa dạng, chọn được laptop phù hợp với nhu cầu và ngân sách là không dễ. Hãy theo dõi bài viết này để biết cách chọn laptop cho sinh viên cho lựa chọn đúng đắn nhất.
Tổng quan kinh nghiệm mua laptop cho sinh viên
Trang bị kinh nghiệm khi mua laptop là cần thiết để lựa được mẫu phù hợp với mình. Vậy cách chọn laptop cho sinh viên cần quan tâm gì và nên mua giá bao nhiêu là hợp lý?
Hiểu rõ về thông số laptop
Laptop bao gồm rất nhiều bộ phận, thông số khác nhau và không phải ai cũng am hiểu về nó. Nhưng chỉ cần nắm các thành phần dưới đây có thể giúp bạn tìm được chiếc máy tính phù hợp.
- Dung lượng ổ cứng SSD ít nhất từ 256GB: So với ổ cứng HDD, ổ cứng SSD sẽ giúp gia tăng tốc độ khởi động máy tính và mở các ứng dụng. Dung lượng ổ cứng ít nhất từ 256GB cung cấp đủ không gian lưu trữ cho ứng dụng và dữ liệu của sinh viên.
- RAM 4 - 8GB: RAM có chức năng lưu trữ dữ liệu tạm thời và truyền tải đến CPU. Kích thước RAM càng lớn thì chứa được nhiều dữ liệu và xử lý nhanh hơn. Với nhu cầu công việc, văn phòng cơ bản, giải trí nhẹ chỉ cần khoảng 4GB RAM. Nhưng bạn nên chọn dòng có RAM 8GB để sử dụng mượt mà hơn.

- CPU Intel Pentium hoặc Core i3 trở lên: CPU là đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý dữ liệu và điều khiển toàn bộ hệ thống. CPU Intel Pentium hoặc Core i3 trở lên đảm bảo hiệu năng đủ mạnh cho tác vụ thông thường. Cũng như đáp ứng được nhu cầu học tập, giải trí và làm việc văn phòng.
- Độ phân giải màn hình Full HD: Bạn nên chọn máy tính có độ phân giải Full HD để đảm bảo chất lượng hình ảnh sắc nét và chi tiết cao. Độ phân giải thấp làm mờ chi tiết ảnh, giảm độ nét khi phóng to màn hình.
- Thời lượng pin 8 tiếng: Thời lượng pin cũng là yếu tố quan trọng khi chọn laptop cho sinh viên. Thời lượng pin từ 8 tiếng đảm bảo thoải mái sử dụng trong suốt cả ngày dài học tập.
Kinh nghiệm mua laptop cho sinh viên có giá hợp lý
Đối với sinh viên, laptop đã trở thành công cụ không thể thiếu trong học tập hay công việc. Thay vì lựa chọn laptop đắt tiền, hãy ưu tiên chọn máy đáp ứng đủ và có giá hợp lý.
- Phân khúc giá dưới 10 triệu: Tầm giá này thường phù hợp với các ngành học cơ bản như kinh tế, xã hội. Điển hình là các model có cấu hình trung bình, đáp ứng tốt tác vụ văn phòng, lướt web, xem phim,... Giá trong phân khúc này giúp tiết kiệm mà vẫn đáp ứng được nhu cầu học tập cơ bản.

- Phân khúc giá trên 15 triệu: Với ngành học về đồ họa, lập trình, thiết kế, bạn nên mua máy có mức giá này trở lên. Hãy tìm kiếm laptop có cấu hình cao, độ phân giải lớn, và khả năng xử lý đa nhiệm tốt. Điều này giúp bạn làm việc hiệu quả và đáp ứng được các yêu cầu chuyên sâu trong ngành học.
Cách chọn laptop cho sinh viên tại nơi bán uy tín, cam kết chính hãng
Để đảm bảo mua được laptop chất lượng và nhận được hỗ trợ tốt sau bán hàng. Bạn nên lựa chọn nơi bán uy tín để mua laptop. Bạn có thể đọc đánh giá từ người dùng khác để có thêm thông tin trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Một địa điểm bán laptop đáng tin cậy là khi cam kết được về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm. Đồng thời là có chế độ bảo hành rõ ràng, giá cả minh bạch. Đặc biệt là nhận được nhiều đánh giá tích cực của khách hàng trước. Tất cả những điều này, bạn có thể tìm thấy khi đặt niềm tin tại Điện Thoại Vui. Một hệ thống bán laptop cũ uy tín tại TP. HCM và Hà Nội.
Năm học mới, phong cách mới! F5 bản thân với những items cực hot chỉ có trong mùa tựu trường này.
Kinh nghiệm mua laptop cho sinh viên phù hợp với ngành học
Học quản trị kinh doanh thì nên mua laptop hãng nào? Sinh viên ngành kiến trúc chọn máy tính có cấu hình như nào mới phù hợp? Rất nhiều sinh viên cảm thấy khó khăn trong việc lựa chọn máy tính để phục vụ cho việc học. Vậy khi mua laptop sinh viên các ngành cần quan tâm những yếu gì?
Kinh nghiệm mua laptop cho sinh viên quản trị kinh doanh
Sinh viên quản trị không cần dùng laptop có cấu hình cao như ngành đồ họa và kỹ thuật. Với công việc cơ bản như dùng ứng dụng văn phòng, lướt web hay phần mềm quản lý dữ liệu. Bạn chỉ cần chọn laptop với cấu hình ở tầm trung là đủ để đáp ứng nhu cầu. Điều này giúp tiết kiệm ngân sách và đảm bảo hiệu suất làm việc phù hợp.
- CPU: Lựa chọn laptop có con chip xử lý Intel Core i3 hoặc Core i5 là đã lý tưởng. Máy có CPU từ Core i5 trở lên sẽ giúp bạn thực hiện các tác vụ một cách hiệu quả.
- RAM: RAM tối thiểu từ 4GB trở lên đảm bảo khả năng xử lý nhiều tác vụ. Từ đó, các bạn sinh viên có thể thoải mái mở nhiều ứng dụng cùng lúc.
- Ổ cứng: Lựa chọn laptop có ổ cứng SSD để tăng tốc độ truy cập dữ liệu và khởi động hệ điều hành nhanh chóng. Dung lượng ổ cứng từ 256GB trở lên vừa đủ để lưu trữ dữ liệu, tài liệu làm việc.

- Màn hình: Laptop có màn hình 14 - 15 inch và độ phân giải từ HD trở lên là sự lựa chọn tốt. Thông số màn hình này giúp bạn không bị mỏi mắt khi làm việc lâu dài.
- Dung lượng pin: Sinh viên quản trị kinh doanh thường di chuyển nhiều và sử dụng laptop thường xuyên. Hãy ưu tiên dung lượng pin lớn, từ 6 - 8 tiếng, để đảm bảo trải nghiệm dùng liên tục.
- Card đồ họa: Đối với ngành quản trị kinh doanh, không cần card đồ họa mạnh mẽ như các ngành đồ họa hay game. Card đồ họa tích hợp trên CPU đủ để xem video và làm việc với ứng dụng văn phòng.
- Cổng kết nối: Đảm bảo laptop có đủ cổng kết nối như USB, USB Type - C, HDMI hoặc thẻ SD Card, VGA.
Kinh nghiệm mua laptop cho sinh viên kiến trúc
Với ngành kiến trúc, các phần mềm như AutoCAD, SketchUp, Revit, và 3Ds Max được dùng phổ biến. Những phần mềm này yêu cầu hệ thống có khả năng xử lý đồ họa tốt để chạy mượt mà. Vì vậy, cách chọn laptop cho sinh viên ngành này là nên tập trung vào card đồ họa. Và những thông số còn lại cần đáp ứng như sau:
- CPU: Các dòng máy chuyên dùng cho ngành kiến trúc yêu cầu ít nhất chip xử lý Core i5 trở lên. Nếu tài chính dư dả, bạn có thể xem xét model có chip Core i7 cho trải nghiệm tốt hơn.
- RAM: Đối với công việc thiết kế và mô phỏng 3D, cần một lượng RAM đủ lớn để đảm bảo khả năng xử lý đồ họa. Lựa chọn laptop có dung lượng RAM từ 8GB trở lên sẽ giúp bạn làm việc một cách hiệu quả. Và tránh hiện tượng treo máy hay giật lag trong khi hoạt động.
- Card đồ họa và màn hình: Bạn nên chọn laptop có card đồ họa rời để hỗ trợ xử lý đồ họa tốt hơn. Đồng thời, màn hình 15 inch với độ phân giải Full HD trở lên sẽ đảm bảo chất lượng hình ảnh.

- Ổ cứng: Ổ cứng SSD dung lượng từ 512GB trở lên giúp lưu trữ và truy cập dữ liệu nhanh chóng.
- Thời lượng pin: Laptop dành cho ngành kiến trúc yêu cầu cao về thời lượng pin để đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng. Hãy xem xét model có thời lượng pin trung bình từ 8 - 10 tiếng để hiệu suất làm việc tối đa.
- Cổng kết nối: Hãy lựa chọn một chiếc laptop có nhiều cổng kết nối khác nhau. Nhằm hạn chế gặp khó khăn và tiết kiệm thời gian khi truyền hoặc xuất dữ liệu.
Cách chọn laptop phù hợp với sinh viên truyền thông
Cách chọn laptop cho sinh viên ngành truyền thông cần ưu tiên tiêu chí thiết kế nhỏ gọn. Điều này đặc biệt hữu ích khi bạn cần làm việc trên máy tính ở nhiều địa điểm khác nhau. Ngoài ra, tốc độ xử lý nhanh, màn hình rộng và độ phân giải cao cũng là những yếu tố quan trọng cần được xem xét.
- CPU: Bạn nên chọn laptop có CPU đủ mạnh để xử lý các phần mềm truyền thông, biên tập video, thiết kế đồ họa và xử lý âm thanh. CPU từ dòng Intel Core i5 hoặc AMD Ryzen 5 trở lên sẽ đáp ứng tốt các yêu cầu đa phương tiện.
- RAM: Đối với công việc truyền thông và biên tập video, cần một lượng RAM đủ lớn để đảm bảo xử lý mượt mà và đa nhiệm. Lựa chọn laptop có dung lượng RAM từ 8GB trở lên sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả.
- Card đồ họa: Trong trường hợp bạn không dùng phần mềm đồ họa nặng thì không cần card đồ họa rời. Tuy nhiên, khi chạy nhiều chương trình đồ họa nặng hoặc render video 2K, 4K. Thì cần có card đồ họa rời để tăng hiệu suất xử lý hình ảnh và đồ họa mượt mà.

- Ổ cứng: Nếu bạn muốn tốc độ xử lý nhanh, hãy ưu tiên chọn ổ cứng SSD. Chúng có khả năng vận hành tối ưu và khởi động máy trong tích tắc. Bộ nhớ 512GB đủ để lưu trữ file dự án, tài liệu học tập. Thậm chí là cả các tựa game mà bạn yêu thích.
- Kích thước màn hình: Kích thước màn hình phù hợp cho sinh viên truyền thông nằm trong khoảng từ 13 đến 15 inch. Màn hình rộng cho không gian thoải mái, trong khi vẫn đảm bảo tiện lợi khi di chuyển.
- Thời lượng pin: Hãy chọn laptop có thời lượng pin dài, ít nhất từ 8 đến 10 tiếng hoạt động. Thời lượng pin lâu giúp bạn làm việc một cách liên tục và di chuyển linh hoạt. Hơn nữa, vấn đề sạc pin laptop thường xuyên cũng không còn đáng lo ngại.
- Cổng kết nối: Laptop có thể kết nối được với nhiều thiết bị ngoại vi tạo sự thuận tiện cho sinh viên. Cụ thể là giúp truyền tải dữ liệu dễ dàng hơn.
Truyền thông là ngành đòi hỏi tần suất xây dựng video dày đặc để thông điệp chiến dịch tiếp cận tới công chúng tốt hơn. Thế nhưng, laptop của bạn lại không đủ sức chống chịu qua những lần render video. Đừng để đó ngăn cản công việc sản xuất nội dung bằng cách tham khảo ngay những laptop cho sinh viên có cấu hình mạnh, giá rẻ đáng mua ở thời điểm hiện tại.
Kinh nghiệm mua laptop cho sinh viên cơ khí
Tương tự như ngành kiến trúc, sinh viên cơ khí cũng phải cài đặt các phần mềm khá nặng. Chủ yếu để xử lý các file thiết kế chi tiết và phức tạp. Laptop của sinh viên cơ khí cần có cấu hình mạnh, đảm bảo chạy được phần mềm chuyên dụng. Bên cạnh đó, laptop cũng nên đảm bảo được các thông số như sau:
- CPU: Nên chọn laptop có con chip mạnh để đảm bảo xử lý các tác vụ nặng, như mô phỏng, tính toán và thiết kế 3D. Các lựa chọn tốt được khuyến khích là Intel Core i7 trở lên hoặc tương đương.
- RAM: Để đáp ứng các yêu cầu xử lý phức tạp, bạn nên chọn laptop có ít nhất 8GB RAM. Nếu có điều kiện, nâng cấp lên 16GB hoặc 32GB RAM sẽ tăng hiệu suất đáng kể.
- Ổ cứng: Học cơ khí cần đến nhiều phần mềm chuyên ngành, do đó nên chọn ổ cứng HDD 512GB trở lên để có nhiều không gian lưu trữ . Hoặc sử dụng ổ cứng SSD dung lượng 256GB sẽ giúp tăng tốc độ truy xuất dữ liệu.

- Kích thước màn hình: Laptop có màn hình 15.6 inch lý tưởng cho việc thiết kế và xem bản vẽ kỹ thuật.
- Dung lượng pin: Vì sinh viên cơ khí thường di chuyển nhiều, nên cần laptop có dung lượng pin tốt để làm việc trong thời gian dài. Bạn có thể tìm kiếm laptop với dung lượng pin trên 8 tiếng để được sử dụng liên tục.
- Card đồ họa: Các công việc liên quan đến đồ họa 3D và mô phỏng, nên ưu tiên card đồ họa rời. Từ đó sẽ đảm bảo hiệu suất xử lý và trình chiếu đồ họa chính xác.
Kinh nghiệm mua laptop cho sinh viên IT
Sinh viên ngành IT thường dùng máy tính để lập trình, phát triển phần mềm và xử lý dữ liệu. Các tác vụ này không hề đơn giản và nhẹ nhàng như ngành khác. Do đó, để lựa được chiếc laptop phù hợp cần phải cân nhắc rất nhiều. Dưới đây là những tiêu chí nổi bật mà sinh viên cần xem xét:
- CPU: Với tính chất công việc lập trình, viết code, sinh viên IT cần trang bị chiếc laptop có cấu hình khỏe. Ưu tiên dòng chip có hiệu năng mạnh mẽ, thường tối thiểu phải từ Intel Core i5 trở lên. Nếu có điều kiện, tốt nhất bạn nên chọn thế hệ mới nhất như Core i7, Core i8, Core i9.
- RAM: Sinh viên CNTT thường phải cài đặt và sử dụng chương trình ảo để phục vụ cho việc học và làm. Nếu không đủ dung lượng RAM, máy dễ gặp tình trạng giật lag, làm giảm hiệu suất làm việc. Hãy chọn laptop có RAM tối thiểu 8GB và có thể nâng cấp lên 32GB để thuận tiện cho sau này.
- Ổ cứng: Các bạn sinh viên CNTT nhất định phải lựa chọn các dòng laptop có ổ cứng SSD dung lượng tối thiểu 256GB. Với tác vụ nặng như lập trình, thiết kế..., ổ cứng SSD mới đảm bảo máy chạy mượt mà. Bạn cũng có thể nâng cấp lên SSD 512GB hay 1TB để phục vụ tốt cho công việc sau này.

- Kích thước màn hình: Với tần suất là việc nhiều, tiếp xúc với màn hình máy tính liên tục. Các bạn nên ưu tiên chọn màn hình từ 14 đến 15,6 inch với độ phân giải cao. Độ phân giải cao giúp xem giao diện phần mềm và xem code một cách rõ ràng và chính xác.
- Bàn phím: Với tần suất viết code và làm việc trên laptop hàng ngày, bạn nên chọn máy có bàn phím chất lượng, có độ nảy tốt và cảm giác gõ êm ái. Nên ưu tiên chọn bàn phím có đèn nền, hỗ trợ làm việc trong môi trường thiếu sáng.
- Dung lượng pin: Đối với sinh viên IT, cần chọn laptop có dung lượng pin tốt để có thể làm việc trong thời gian dài mà không cần sạc. Dung lượng pin có thể kéo dài liên tục trong khoảng 10 tiếng sẽ là lựa chọn tốt.
- Card đồ họa: Nếu bạn cần làm render, lập trình nặng hoặc làm việc với đồ họa, hãy chọn laptop có card đồ họa rời để đảm bảo hiệu năng. Còn nếu chủ yếu là quản trị web, thiết kế website và không đòi hỏi nhiều về đồ họa. Thì bạn có thể chọn laptop trang bị card đồ họa tích hợp.
Mua laptop cũ giá rẻ, chính hãng cho sinh viên tại Điện Thoại Vui
Laptop giá rẻ thì cấu hình thấp, ngược lại cấu hình cao thì lại đắt tiền. Vậy làm sao để mua được laptop có hiệu năng cao với mức giá hợp lý. Mời bạn tham khảo và lựa chọn laptop cũ giá rẻ, chính hãng tại Điện Thoại Vui.
Sinh viên được lợi gì khi mua laptop cũ tại Điện Thoại Vui?
Cách chọn laptop cũ cho sinh viên không chỉ giúp tiết kiệm ngân sách. Mà còn giúp sở hữu được laptop có cấu hình cao hơn hàng mới ở cùng mức giá. Vậy thì khi mua laptop cũ của Điện Thoại Vui bạn được cam kết những gì?
- Đảm bảo hàng chính hãng 100%, cung cấp hóa đơn và hợp đồng mua bán máy cũ đầy đủ.
- Kiểm định chặt chẽ chất lượng của mỗi máy cũ trước khi được đưa đến tay khách hàng.
- Bảo hành rõ ràng với cam kết 1 đổi 1 trong vòng 30 ngày đối với lỗi phần cứng. Thời gian bảo hành từ 6 đến 12 tháng, bao gồm nguồn và màn hình.
- Cung cấp laptop cũ với giá cực kỳ hấp dẫn và luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Chương trình thu cũ đổi mới với ưu đãi trợ giá lên đến 300k. Chính sách này đặc biệt phù hợp cho khách hàng muốn nâng cấp laptop của mình.

Hơn 5 năm hoạt động trong lĩnh vực sửa chữa điện thoại, máy tính và bán thiết bị cũ, Điện Thoại Vui am hiểu về đồ công nghệ. Và với đội ngũ nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp có tay nghề cao. Khi gặp bất kỳ lỗi gì, khách hàng có thể đem máy đến trực tiếp cửa hàng Điện Thoại Vui để được sửa chữa sớm nhất.
Bảng giá mua laptop cũ tại Điện Thoại Vui TPHCM, Hà Nội
Điện Thoại Vui cung cấp đa dạng các dòng laptop cũ đến từ nhiều thương hiệu khác nhau. Tùy thuộc vào tình trạng, cấu hình máy hay thương hiệu mà sẽ có mức giá khác nhau. Quý khách có thể tham khảo giá laptop cũ của Điện Thoại Vui qua bảng sau:
Kết luận
Nên nhớ rằng sản phẩm đắt tiền chưa chắc đã là sự lựa tốt nhất. Hãy tự hỏi xem nhu cầu của mình là gì? Liệu chiếc máy tính này có đáp ứng được những gì mình cần hay không. Hy vọng thông qua bài viết kinh nghiệm mua laptop cho sinh viên, có thể giúp bạn lựa được chiếc laptop ưng ý.
Bạn đang đọc bài viết Kinh nghiệm mua laptop cho sinh viên theo ngành học, giúp tiết kiệm chi phí tại chuyên mục Review Công nghệ trên website Điện Thoại Vui.