Mã OTP là gì? Những điều cần biết về mã xác thực OTP
Mặc dù được sử dụng rất phổ biến nhưng bạn đã biết mã OTP là gì chưa? Chức năng của mã xác thực OTP là gì trên ứng dụng? Bài viết sau đây sẽ đưa bạn khám phá chi tiết nhất các khía cạnh của mã OTP. Bên cạnh đó, bài viết sẽ mách bạn những lưu ý cần cẩn trọng và tất tần tật cách sử dụng các loại mã OTP hiện nay.
Mã OTP đã không còn là cụm từ xa lạ trong cuộc sống ngày nay. Vậy, mã OTP thật ra là mã gì? Sau đây sẽ là thông tin về mã xác thực OTP.
Mã xác thực OTP là một loại hình thức xác nhận tương đương mật khẩu. OTP là viết tắt của cụm từ One Time Password, nghĩa là mật khẩu sử dụng một lần, sau đó không dùng nữa. Thời gian để mật khẩu này có hiệu lực là rất ngắn, hết thời gian này , mật khẩu sẽ không dùng được nữa.
Mã xác thực OTP được phát triển và sử dụng rất phổ biến, đặc biệt là trên các ứng dụng có bảo mật 2 lớp. Mã OTP thường được sử dụng trong hầu hết các ứng dụng thanh toán, các ví online trên điện thoại. Thường gặp nhất chính là Agribank e-Mobile Banking, BIDV, Momo, VietinBank iPay,... Ngoài ra, mã OTP cũng là hình thức để lấy lại mật khẩu ở một số ứng dụng như Facebook, Zalo,...
Hiện nay, người dùng bất kì ứng dụng nào cũng đều được yêu cầu sử dụng mã xác thực OTP. Vậy, chức năng của mã xác thực OTP là gì?
Các thanh toán trực tuyến bắt buộc người dùng phải xác nhận bằng quyền chính chủ hợp pháp. Chính vì thế, việc dùng OTP sẽ là cách đơn giản nhất để tránh trường hợp bị các kẻ xấu giả danh thực hiện giao dịch. Vì khi sử dụng OTP, mã xác thực sẽ chỉ gửi về cho chủ sở hữu các tài khoản thanh toán. Việc này đảm bảo giao dịch do chủ tài khoản thực hiện.
OTP luôn là yếu tố bảo mật bắt buộc trên ứng dụng e-Banking tại các ngân hàng. Nhờ ưu điểm vượt trội, OTP là dạng mật khẩu khó bẻ khóa nhất trong các cuộc replay attack. Và dù cho OTP bị mất cắp, kẻ xấu cũng sẽ không thể sử dụng khi đã hết thời gian hiệu lực của mã.
Khi thực hiện giao dịch trên các app ngân hàng, người dùng sẽ được yêu cầu mã OTP đã gửi về số điện thoại. Nếu nhập OTP sai, giao dịch sẽ không thể thực hiện, ngay cả khi người nhập là chính chủ tài khoản.
Các ứng dụng liên kết số điện thoại để nhận OTP như Facebook, Zalo, VssID, VNeID,.... Khi muốn lấy lại mật khẩu tài khoản, một mã OTP sẽ được gửi về chính số điện thoại bạn đã đăng kí tài khoản. Mật khẩu chỉ được lấy lại khi bạn nhập chính xác mã OTP gửi đến.
Đặt lại mật khẩu bằng OTP sẽ bảo mật hơn rất nhiều lần so với cách lấy lại mật khẩu qua email hay bất kì hình thức nào khác. Vì chỉ khi chính chủ nhập đúng số điện thoại nhận OTP và OTP được gửi đến thì việc lấy lại mật khẩu mới có thể thực hiện.
Bạn chưa biết cookie là gì và cách bật tắt cookie cực đơn giản trên điện thoại? Xem ngay bài viết này!
Hiện nay, có rất nhiều dạng mã OTP khác nhau. Sau đây là 4 loại mã OTP được dùng phổ biến nhất.
SMS OTP là loại OTP được gửi qua tin nhắn SMS khi người đung đăng ký lúc tạo tài khoản. Đây cũng là loại mã OTP phổ biến được ưu tiên dùng nhiều nhất tại các ngân hàng và các ứng dụng trên smartphone.
Khi bạn nhấn chọn gửi mã OTP, các ứng dụng sẽ gửi một tin nhắn đến số điện thoại đăng kí của bạn. Mỗi ứng dụng khác nhau sẽ có thời gian gửi mã khác nhau. Thời gian gửi thông báo vào khoảng 30 giây đến 03 phút. Và mỗi mã xác thực OTP qua SMS sẽ có hiệu lực không giống nhau.
Mã OTP SMS có độ bảo mật cao và dễ sử dụng. Không cần thao tác quá nhiều bước, tin nhắn OTP SMS sẽ được gửi nhanh chóng đến số điện thoại. Điều này cũng đảm bảo chỉ có chủ tài khoản mới có thể nhận được mã này.
Một số dòng điện thoại sẽ không hỗ trợ tính năng tự trích lấy dãy số OTP để dán vào phần nhập mã. Khi đó, người dùng phải vào xem trực tiếp tin nhắn có chứa mã, sau đó sao chéo và trở về ứng dụng để nhập. Nếu thao tác quá lâu, mã sẽ hết hiệu lực hoặc rất mất thời gian khi load lại ứng dụng.
Token hay còn gọi là chữ ký số hóa đã được mã hóa thành các con số trên thiết bị chuyên biệt. Token OTP được dùng nhiều trong Số Token thường được tạo ra dưới dạng mã OTP dãy số. Token OTP cũng là dạng mã được sử dụng một lần và ngẫu nhiên mỗi lần giao dịch.
Token Key OTP là dãy số đã được mã hóa và được dùng như chữ ký xác nhận giao dịch của bạn. Khi thực hiện giao dịch trên các ứng dụng ngân hàng, bạn chỉ cần nhập đúng mã này, các giao dịch sẽ được thực hiện.
Mã Token Key OTP chính là phương thức đảm bảo dù thông tin khách hàng có bị lộ thì người khác cũng không thể thực hiện được các giao dịch. Vì mã số của Token OTP được mã hóa từ chữ ký cá nhân của chính chủ. Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều sử dụng Token Key gửi về SMS.
Tương tự như nhược điểm của SMS OTP, Token Key OTP sẽ có phần mất thời gian nếu máy của bạn không có tính năng tự trích xuất dãy mã OTP. Tuy nhiên, Token và hệ thống cung cấp OTP của Token khá phức tạp.
Đây là hình thức được dự đoán sẽ thay thế cho SMS OTP trong tương lai gần tại các ngân hàng. Tương tự như SMS OTP, nhưng Smart OTP sẽ được tích hợp sẵn vào tính năng của app ngân hàng.
Nếu sử dụng app từ các ngân hàng có tính năng Smart OTP, khách hàng có thể đăng kí Smart OTP hoặc không. Khi dùng Smart OTP, mã xác nhận sẽ được chuẩn bị sẵn trên màn hình giao dịch, bạn chỉ cần chọn xác nhận là xong.
Smart OTP sẽ không cho phép nhiều thiết bị dùng chung một tài khoản. Hơn nữa, bạn không còn phải kiểm tra tin nhắn để lấy mã nữa. Điều này khiến hình thức Smart OTP bảo mật tuyệt đối và tiện lợi với thời gian ngắn nhất.
Nhược điểm duy nhất mà Smart OTP bị hạn chế chính là nó chỉ được áp dụng trên các dòng điện thoại thông minh.
Bên cạnh các loại hình OTP văn bản, mã xác thực qua hình thức Voice OTP cũng được sử dụng ở một số ứng dụng. Voice OTP là hình cung cấp mã xác thực OTP qua cuộc gọi thoại.
Khi bạn có nhu cầu đặt lại mật khẩu do quên hay xác nhận một giao dịch nào đó. Cuộc gọi cung cấp OTP đã được thiết lập tự động gọi đến và đọc OTP cho bạn. Thường dãy số sẽ có 04 hoặc 06 số và được đọc 2 lần.
Voice OTP là một hình thức cung cấp nhanh chóng tiện lợi. Bằng cách nhận cuộc gọi, bạn sẽ ít khi gặp sự cố hơn so với hình thức gửi mã qua SMS hay Smart OTP.
Voice OTP không phải lúc nào cũng tốt tuyệt đối. Một số trường hợp các cuộc gọi cung cấp OTP lại gây ảnh hướng đến không gian xung quanh. Vì không phải lúc nào người dùng cũng có thể nhận cuộc gọi. Hơn nữa, mã số OTP chỉ được đọc 2 lần, nếu xung quanh quá ồn mà lỡ mất mã, bạn sẽ phải thực hiện lại thao tác. Việc này tương đối mất thời gian nếu bạn đang gấp.
Khi sử dụng mã xác thực OTP cho ứng dụng của mình, bạn cần phải chú ý những vấn đề sau:
Ngoài những vấn đề trên, khi sử dụng mã xác thực OTP bạn cũng nên chú ý thao tác nhanh chóng. Việc thực hiện lấy OTP nhiều lần sẽ gây mất nhiều thời gian hơn cho bạn.
Xem thêm nhiều thủ thuật điện thoại hay và bổ ích khác tại đây!
Trả lời: Mã PIN là mã bạn cài đặt để khóa ứng dụng hoặc khóa màn hình điện thoại. Mã PIN sẽ cố định và chỉ một mã duy nhất mà bạn đã đặt. Bạn không thể nhập mã PIN thay cho mã OTP được. Mã PIN không có thời hạn sử dụng.
Mã xác thực OTP là mã do tổ chức như Ngân hàng, tổng đài cung cấp. OTP dùng để xác nhận các giao dịch ngân hàng hoặc lấy lại quên mật khẩu. Mỗi giao dịch sẽ có một mã OTP khác nhau. Chúng có thời gian hiệu lực cụ thể, khi hết thời gian sẽ không còn dùng được.
Trả lời: Tuyệt đối không cung cấp OTP cho người khác. Có được OTP, kẻ xấu sẽ có được quyền truy cập tài khoản của bạn. Chúng sẽ tự chuyển tiền trong tài khoản của bạn đi.
Trả lời: OTP không phải là hình thức xác thực duy nhất. Tuy nhiên, một số ngân hàng nếu không có mã xác thực OTP sẽ không thể chuyển tiền được. Dịch vụ nhận mã xác thực này sẽ do người dùng đăng kí sử dụng.
Trả lời: Mỗi ứng dụng khác nhau sẽ có cách lấy mã khác nhau tùy vào loại mã sử dụng. Đa số các cách lấy mã OTP đều sẽ được gửi qua số điện thoại. Khi có nhu cầu thực hiện giao dịch, hoặc lấy lại mật khẩu tài khoản, bạn chỉ cần gửi yêu cầu mã OTP. Mã OTP sẽ tự động được gửi đến bạn.
Trả lời: Về chức năng của mã OTP, mã xác thực OTP là một dãy gồm 6 số. Dãy số này dùng để xác nhận cho một giao dịch, một thao tác bảo mật đòi hỏi sự thông qua của chính chủ. Tùy thuộc vào mỗi app khác nhau mà mã OTP sẽ có thể có thêm những chức năng khác.
Trả lời: Mã xác thực OTP bị gửi chậm là tình huống rất phổ biến. Khi mã bị gửi chậm hoặc không nhận được mã, bạn hãy bấm gửi lại mã OTP. Những trường hợp không nhận được OTP có thể do bạn nhập sai số điện thoại nhận mã xác thực.
Hãy hiểu đúng mã OTP là gì và biết cách sử dụng mã xác thực OTP đúng cách. Điều đó sẽ giúp bảo mật tài khoản của bạn tối ưu nhất. Hi vọng sau bài viết này, bạn đã nắm được các thông tin và biết cách dùng mã xác thực hiệu quả. Đừng quên chia sẻ bài viết cho bạn bè và người thân nếu nó hữu ích nhé!
Bạn đang đọc bài viết Mã OTP là gì? Những điều cần biết về mã xác thực OTP tại chuyên mục Hỏi đáp trên website Điện Thoại Vui.
Tôi là Trần My Ly, một người có niềm đam mê mãnh liệt với công nghệ và 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viết lách. Công nghệ không chỉ là sở thích mà còn là nguồn cảm hứng vô tận, thúc đẩy tôi khám phá và chia sẻ những kiến thức, xu hướng mới nhất. Tôi hi vọng rằng qua những bài viết của mình sẽ truyền cho bạn những góc nhìn sâu sắc về thế giới công nghệ đa dạng và phong phú. Cùng tôi khám phá những điều thú vị qua từng con chữ nhé!