Ngày Giỗ tổ Hùng Vương là ngày nào? Ý nghĩa của ngày lễ
Ngày Giỗ tổ Hùng Vương là ngày nào là thắc mắc thường gặp mỗi khi đến dịp lễ. Đây là dịp để mỗi người dân Việt tưởng nhớ các vị vua Hùng. Vậy Giỗ tổ Hùng Vương Âm lịch được nghỉ bao nhiêu ngày, diễn ra vào ngày nào và ở đâu? Để tìm hiểu các thông tin liên quan đến ngày lễ này, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Ngày Giỗ tổ Hùng Vương là ngày nào? Giỗ tổ Hùng Vương còn được biết đến với các tên gọi như Lễ Hội Đền Hùng hoặc Quốc Giỗ. Ngày lễ này được diễn ra vào mùng 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm.
Người lao động sẽ được nghỉ làm và học sinh, sinh viên được nghỉ học vào ngày này. Ngày Giỗ tổ Hùng Vương trong Dương lịch sẽ là ngày 18/4/2024.
Nhiều người dân đều biết ngày Giỗ tổ Hùng Vương được diễn ra vào ngày nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết còn bao nhiêu ngày nữa sẽ đến Quốc giỗ. Do được tính theo Âm lịch nên ngày Giỗ tổ Hùng Vương thường biến động qua mỗi năm. Nếu tính theo Dương lịch ngày 18/04/2024, hiện tại đến Giỗ tổ Hùng Vương 2024 còn 26 ngày.
Người lao động thường rất trông đợi ngày Giỗ tổ Hùng Vương vì đây là ngày họ được nghỉ. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, Điều 112 khoản 1 mục e đã chỉ ra rằng: ngày Giỗ tổ Hùng Vương, người lao động được nghỉ việc và được hưởng đầy đủ lương.
Năm 2024, ngày Giỗ tổ Hùng Vương rơi vào thứ 5, tức ngày 18/4. Điều này có nghĩa là người lao động và học sinh, sinh viên sẽ có một ngày nghỉ lễ. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng phép năm cho thứ 6 (19/4) để có kỳ nghỉ dài hơn.
Ngoài tìm hiểu ngày Giỗ tổ Hùng Vương, người dân cũng quan tâm đến nơi tổ chức ngày lễ này. Đền Hùng ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, là địa điểm chính tổ chức lễ Giỗ tổ. Mặc dù ngày lễ chính thức là mùng 10 tháng 3. Chuỗi hoạt động liên quan đã được tổ chức từ 1 tuần trước.
Các hoạt động diễn ra xuyên suốt bao gồm rước kiệu, đánh trống đồng, dâng hương tại đền Thượng,... Nếu muốn trải nghiệm không khí của lễ hội, bạn có thể ghé thăm Đền Hùng tại Phú Thọ.
Chúng ta đã xác định được ngày tổ chức lễ Giỗ tổ Hùng Vương cũng như số ngày nghỉ của năm. Bạn có thể tham khảo thông tin nếu bạn muốn biết thêm về lịch sử và ý nghĩa của ngày lễ.
Bản Ngọc Phả, viết trong thời kỳ nhà Trần năm 1470 dưới đời vua Lê Thánh Tông và vua Lê Kính Tông. Sau đó được sao chép và đóng dấu kiềm vào năm 1601 tại Đền Hùng. Để lại lời khắc như sau: Từ nhà Triệu, Đinh, Lê, Lý, Trần đến triều đại của ta, Hồng Đức Hậu Lê, hương khói vẫn lưu lại trong đền tại làng Trung Nghĩa. Những cánh đồng từng được sử thuế từ xa xưa, để lại để dùng lễ cúng vẫn không thay đổi.
Trong thời kỳ Hậu Lê, các nghi lễ tổ tiên đã tổ chức các nghi thức tôn kính vua Hùng. Ngày Giỗ tổ được diễn ra mùng 10 tháng 3 Âm lịch. Vào ngày này, họ được miễn góp sưu, miễn nộp thuế đất và miễn đi tòng quân. Đến năm hai của triều đại Nguyễn (1917), tri phủ Phú Thọ Chu Lê Trường Ngọc đã trình tấu bộ Lễ. Ngày Giỗ tổ đã được chính thức hóa và tổ chức vào ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch.
Sau Cách mạng tháng Tám (1945), Đảng và nhà nước rất quan tâm đến các truyền thống dân tộc. Do đó, Đền Hùng là nơi Bác và cán bộ thường viếng thăm với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Ngay sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh Chủ tịch nước. Quyết định rằng công nhân, người lao động được nghỉ lễ Giổ tổ Hùng Vương vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm.
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ tổ mùng Mười tháng Ba”
Chắc hẳn ai trong số người Việt đều quen thuộc với câu ca dao này. Ngày Quốc giỗ, ngày được dành ra để tưởng nhớ công lao những vị vua đầu tiên của Việt Nam. Ý nghĩa sâu sắc của ngày lễ này gắn bó chặt chẽ với truyền thống 'Uống nước nhớ nguồn'. Mỗi năm, vào mùng 10 tháng 3, dù đang làm gì hay ở đâu, ta đều cần nhớ về ngày này. Đây là ngày lễ nhằm ghi nhận công ơn của các bậc Vua Hùng.
Đồng thời, ngày Giỗ tổ cũng nhắc nhở con cháu đời sau nỗ lực học tập và xây dựng đất nước. Chỉ như vậy, ta mới không phụ công lao của tổ tiên ngày trước nỗ lực giữ nước. Trong ngày lễ này, người dân có thể xem lại những biến động từng xảy ra trong lịch sử. Từ đó nâng cao tinh thần yêu nước và tự hào về đất nước Việt Nam.
Hiện nay, đất nước đang dần bước tiến vào thời kỳ mới của xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, lịch sử hùng tráng và lòng biết ơn những hy sinh của anh hùng, tổ tiên mãi không quên. Họ đã gan dạ chiến đấu vì độc lập, tự do cho quốc gia. Do đó, lễ giỗ tổ Hùng Vương luôn được tổ chức một cách trang nghiêm và tôn kính. Lễ hội Đền Hùng bao gồm hai phần chính là phần hội và phần lễ.
Phần lễ bao gồm hai lễ khác nhau được tổ chức tại Đền Hùng:
Ngoài ra, phần hội có rất nhiều trò chơi dân gian được tổ chức. Hội diễn ra từ ngày 6/3 đến ngày 9/3 Âm lịch và được nhiều người tham gia. Để tạo sự sôi động cho ngày lễ hội Đền Hùng, các hoạt động giải trí là không thể thiếu. Các trò chơi dân gian như thi hát xoan (hát ghẹo), kéo co, thi gói nấu bánh chưng,... Tất cả đều thu hút nhiều sự quan tâm và hưởng ứng nhiệt tình từ mọi người.
Nếu bạn còn một số câu hỏi liên quan đến Giỗ tổ Hùng Vương về trang phục và địa điểm. Bạn có thể xem cụ thể hơn trong các lời giải đáp dưới đây.
Trong ngày Giỗ tổ Hùng Vương, nếu bạn ở miền Bắc, bạn nên ghé thăm Đền Hùng ở Phú Thọ. Bạn có thể thắp hương và tưởng nhớ các vị vua Hùng. Đồng thời khám phá vẻ đẹp ngoại cảnh ở nơi này.
Nếu bạn ở miền Nam, bạn có thể đi du lịch với gia đình ở những điểm du lịch nổi tiếng. Có thể kể đến như Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Lạt,... Nếu ở miền Trung, Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn,... sẽ là điểm đến lý tưởng để đi chơi Giỗ Tổ.
Năm 1917, dưới thời vua Khải Định, Bộ Lễ đã gửi công văn ghi ngày 25/7. Phái quan hàng tỉnh của Phú Thọ được chỉ định lấy ngày 10/3 Âm lịch để tổ chức lễ Giỗ tổ Hùng Vương. Vào ngày này, các quan phải mặc phẩm phục và đến đền Hùng, thay mặt triều đình Huế cúng tế. Từ đó, ngày Giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 lịch Âm được áp dụng trên toàn quốc.
Bộ trang phục trong lễ dâng hương Giỗ tổ được thiết kế theo mẫu của họa sĩ Ngô Thu Nga. Bộ lễ phục được chia thành ba lớp. Lớp trong cùng là bộ quần áo được làm từ lụa tơ tằm trắng. Tiếp theo là lớp áo màu đỏ cũng được may từ chất liệu tơ tằm. Lớp ngoài cùng là áo the màu đen để tăng phần kín đáo lịch sử.
Mẫu hoa văn khá đơn giản, với hai con hạc được thêu bằng chỉ vàng trên cổ áo. Đồng thời, họa tiết mặt trời in thành hình trống đồng ở mặt trước của khăn xếp đội đầu. Không quá cầu kỳ nhưng bộ lễ phục đã nhận được nhiều lời khen ngợi về kiểu dáng phù hợp. Cho đến nay, trang phục tế lễ này cũng đã được cải tiến. Thay vì sử dụng khuy cài áo, chất liệu dán sẽ được thay thế cho tiện lợi hơn. Ngoài ra, lớp áo ngoài cùng cũng được may bằng vải nhung.
Trên đây là tổng hợp giải đáp cho ngày Giỗ tổ Hùng Vương là ngày nào mà bạn nên tham khảo. Ngày Giỗ tổ Hùng Vương luôn tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc để tưởng nhớ các đời vua Hùng. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của ngày lễ này. Hãy chia sẻ bài viết của Điện Thoại Vui cho nhiều người dân Việt Nam cùng biết nhé!
Bạn đang đọc bài viết Ngày Giỗ tổ Hùng Vương là ngày nào? Ý nghĩa của ngày lễ tại chuyên mục Sự kiện trên website Điện Thoại Vui.
Tôi là Trần My Ly, một người có niềm đam mê mãnh liệt với công nghệ và 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viết lách. Công nghệ không chỉ là sở thích mà còn là nguồn cảm hứng vô tận, thúc đẩy tôi khám phá và chia sẻ những kiến thức, xu hướng mới nhất. Tôi hi vọng rằng qua những bài viết của mình sẽ truyền cho bạn những góc nhìn sâu sắc về thế giới công nghệ đa dạng và phong phú. Cùng tôi khám phá những điều thú vị qua từng con chữ nhé!