Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương bắt nguồn như thế nào? Ngày Giỗ tổ Hùng Vương, còn được gọi là Quốc giỗ. Đây là một ngày lễ quan trọng trên khắp cả nước. Hãy cùng tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Giỗ tổ Hùng Vương trong bài viết này nhé!
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là dịp kỷ niệm và tôn vinh Tổ Hùng Vương - vị vua huyền thoại và người sáng lập nên nền văn minh Việt Nam cổ đại. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về nguồn gốc ý nghĩa của ngày giỗ tổ Hùng Vương sau đây:
Truyền thuyết kể rằng, Lạc Long Quân kết duyên với Âu Cơ và sinh ra Hùng Vương. Hùng Vương là cháu đích tôn của Kinh Dương Vương. Niên hiệu Hùng Vương được dùng cho các triều vua tiếp sau đó. Vì vậy có thể hiểu, ngày Giỗ tổ nên là Giỗ Tổ Kinh Dương Vương để tưởng nhớ vị Tổ phụ đã khai sinh ra đất nước.
Theo một số tài liệu lịch sử ghi lại, ngày Giỗ tổ đã tồn tại từ cách đây 2.000 năm. Dưới thời Thục Phán – An Dương Vương, cột đá thề đã được xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, ghi rõ: 'Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu thất hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập'.
Các triều đại vua sau này luôn ghi nhớ và khẳng định vai trò của thời kỳ của các vua Hùng trong việc xây dựng và bảo vệ giang sơn. Đó là lý do mỗi năm lại có một ngày dành để tưởng nhớ những người đã lập ra và phát triển đất nước - các vua Hùng.
Ngày Giỗ tổ Hùng Vương là dịp quan trọng để ghi nhớ công lao kiến tạo đất nước của Vua Hùng. Đồng thời, ngày 10/3 còn là cơ hội để ta tự hào về nguồn gốc dân tộc, về tinh thần dựng nước và giữ nước của tổ tiên.
Mỗi năm, vào ngày này, hàng triệu người dân tụ hội về Đền Hùng tại Việt Trì, Phú Thọ. Vào dịp này, mọi người sẽ bày tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc. Người dân sẽ cùng nhau đến thắp hương và dâng lễ tưởng nhớ các vị vua Hùng.
Giỗ Tổ Hùng Vương rơi vào ngày mùng 10 tháng 3 (Âm lịch) hằng năm. Theo quy định từ Điều 112 của Bộ Luật Lao động năm 2019, người dân sẽ được miễn làm việc một ngày vào mỗi năm.
Theo Đại Việt sử lược và nhiều tài liệu khác, triều đại của các vị Hùng Vương đã được ghi nhận qua 18 đời, bao gồm:
Qua đó có thể thấy, các vua Hùng đã có công rất lớn trong suốt ngàn năm. Từ đó bày tỏ lòng biết ơn của con cháu Đại Việt trước công lao dựng nước của các vua Hùng.
Lễ hội đền Hùng hay lễ Giỗ tổ Hùng Vương được diễn ra vào ngày 10/3 Âm lịch hằng năm. Lễ diễn ra mỗi năm tại đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Việt Nam.
Lễ Giỗ tổ thường được chia thành hai phần: Phần lễ và phần hội. Phần lễ bao gồm:
Sau khi phần lễ hoàn thành, phần hội sẽ bắt đầu với nhiều trò chơi dân gian khác nhau. Điển hình là các trò chơi như thi hát xoan, thi vật, và bơi chải (tại ngã ba sông Bạch Hạc). Cùng với đó là nhiều hoạt động vui chơi khác để kỷ niệm và tôn vinh ngày lễ quan trọng này.
Việc hiểu về nguồn gốc ý nghĩa của ngày Giỗ tổ Hùng Vương giúp chúng ta thấu hiểu về cội nguồn. Qua các hoạt động, người Việt thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên cũng như sự đoàn kết của cộng đồng. Lễ hội là cơ hội để thắt chặt tình đoàn kết, tương thân tương ái trong xã hội. Từ đó thấu hiểu Giỗ tổ Hùng Vương là ai, vì sao có công với dân tộc.
Điện Thoại Vui chúc các bạn đọc có một kì nghĩ lễ giỗ Tổ thật ý nghĩa.
Bạn đang đọc bài viết Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương tại chuyên mục Sự kiện trên website Điện Thoại Vui.
Tôi là Trần My Ly, một người có niềm đam mê mãnh liệt với công nghệ và 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viết lách. Công nghệ không chỉ là sở thích mà còn là nguồn cảm hứng vô tận, thúc đẩy tôi khám phá và chia sẻ những kiến thức, xu hướng mới nhất. Tôi hi vọng rằng qua những bài viết của mình sẽ truyền cho bạn những góc nhìn sâu sắc về thế giới công nghệ đa dạng và phong phú. Cùng tôi khám phá những điều thú vị qua từng con chữ nhé!