Nguồn máy tính là gì? PSU là gì? - Toàn tập build PC
Bộ máy tính thường được cấu tạo từ nhiều linh kiện khác nhau như CPU, màn hình, mainboard, RAM, SSD, nguồn máy tính. Vậy nguồn máy tính là gì? PSU là gì - Chức năng và nguyên lý hoạt động ra sao? Công suất bộ nguồn này như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Có bao giờ bạn sử dụng máy tính của mình, và bạn cũng đã nghe một chút thông tin về PSU của máy tính, nhưng bạn không hiểu PSU là gì? Nhìn chung thì đại đa số mọi người sử dụng máy tính hiện nay, thì hầu như tất cả điều không biết đến PSU là gì? Hiểu được vấn đề này, Điện Thoại Vui sẽ tổng hợp và đưa thông tin để mọi người hiểu thêm về PSU là gì nhé!
Vậy PSU là gì? PSU là Power Supply Unit nghĩa tiếng Việt là nguồn máy tính gọi tắt là (PSU). Đây là một bộ phận rất quan trọng trong máy tính và được ví như trái tim của hệ thống. Nguồn máy tính chịu trách nhiệm cung cấp năng lượng cho các bộ phận khác trong toàn hệ thống. Đó là một số thông tin mà Điện Thoại Vui tổng hợp để lý giải cho câu hỏi PSU là gì?
Độ bền, tính ổn định của hệ thống phần cứng máy tính được quyết định chính bởi nguồn máy tính. Nếu PSU hoạt động ổn định, trơn tru thì hệ thống PC sẽ bền hơn, hoạt động lâu hơn. Vậy khi build PC, bạn cần lưu ý những đặc điểm gì về nguồn máy tính PSU.
Trong đó nguồn máy tính còn được chia làm 2 loại:
Chức năng của PSU - nguồn máy tính rất quan trọng khi đóng vai trò cung cấp điện năng cho các thiết bị khác để các thiết bị, linh kiện bên trong có thể hoạt động được và hoạt động một cách ổn định.
Vậy nguồn máy tính hoạt động như thế nào, nguyên lý ra sao thì cần tìm hiểu một số vấn đề sau:
Từ dòng điện dân dụng (110Vac/220Vac với tần số xoay chiều 50/60 Hz) đi qua nguồn máy tính, cách mạch sẽ lọc bỏ các nhiễu cao tần và nắn chúng thành dòng điện điện áp 1 chiều. Sau đó từ dòng điện một chiều này chúng tiếp tục được biến đổi thành dòng điện xoay chiều (với tần số thấp hơn). Sau đó tiếp tục nắn thành dòng điện 1 chiều.
Sau đó đưa dòng điện đến các linh kiện phù hợp với mức điện áp đã được tùy chỉnh cho các linh kiện đó.
Để biết được chính xác công suất bộ nguồn máy tính, hãy thực hiện công thức sau:
Watt (W) = Voltage (V) x Ampere (A)
Trong đó:
Nguồn máy tính - PSU (Power Supply Unit) là bộ phận quan trọng góp phần giúp toàn bộ hệ thống có thể hoạt động một cách ổn định. Do đó, trong quá trình sử dụng, nguồn máy tính có một vài thông số cần chú ý sau.
Đầu cắm bo mạch chủ hay còn được biết với tên gọi tiếng Anh là motherboard connector. Loại đầu cắm này thường có từ 20-24 chân tùy vào từng loại bo mạch khác nhau. Do đó, để thuận tiện cho quá trình sử dụng, các nhà sản xuất đã thiết kế phù hợp cho cả hai loại bo mạnh 20 chân và 24 chân và chúng được gọi là đầu cắm dạng 20+4.
Đầu cắm nguồn CPU: đầu cắm này thường chia làm hai loại chính: loại 4 chân và loại 8 chân.
Trong đó:
Dây cắm kết nối của PSU thường được đánh mã màu, trong đó dây đỏ là dòng điện +5v, dây vàng là+12V và dây đen là dây mát. Ba loại dây này có thể tập hợp thành một số loại chân cắm sau:
Một số quy ước chung về điện áp theo màu dây bên trong PSU như sau:
Quy ước chung về các mức điện áp theo màu dây trong nguồn máy tính như sau:
Xem thêm: Dấu hiệu hỏng Main trên máy tính khắc phục như thế nào? Xem ngay!
Công suất nguồn máy tính được tính trên nhiều mặt khác nhau như: Công suất cung cấp, công suất tối đa, công suất tiêu thụ,. Hiệu suất hoạt động của nguồn cũng sẽ không được ghi trên các nhãn mác hoặc cung cấp khi bán cho người tiêu dùng.
Công suất tiêu thụ là công suất mà một nguồn máy tính tiêu thụ so với nguồn điện dân dụng. Công suất này sẽ được tính bằng W, dựa trên công suất này để người dùng có thể tính ra số tiền mà mình phải trả tiền cho nhà cung cấp điện.
Khác với công suất tiêu thụ, công suất cung cấp sẽ được tính băng tổng công suất mà bộ nguồn cung cấp cho CPU, bo mạch chủ và các thiết bị liên quan. Công suất cung cấp sẽ phụ thuộc vào tần số sử dụng, đặc tính làm việc của thiết bị. Và công suất cung cấp sẽ nhỏ hơn công suất cực đại của nguồn.
Công suất cung cấp sẽ khác nhau vào các thời điểm, chế độ làm việc khác nhau. Trong đó các thiết bị làm ảnh hưởng đến công suất tiêu thụ phải kể đến như:
Đây là công suất được tính trong một khoảng thời gian ngắn, thường được tính bằng mili giây (ms). Thường công suất cực đại sẽ được dán trên nhãn sản phẩm.
Đây là công suất lớn nhất mà bộ nguồn có thể đạt được khi hoạt động liên tục trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày. Công suất này sẽ quyết định đến sự làm việc ổn định của máy tính nên rất quan trọng khi chọn mua.
Tuy nhiên trong sử dụng không khuyến khích để một hệ thống thường xuyên hoạt động đến công suất cực đại liên tục.
Để chọn thay bộ nguồn máy tính phù hợp với nhu cầu, bạn cần chú ý những điểm sau:
Tùy theo nhu cầu sử dụng mà người dùng nên chọn một bộ nguồn máy tính có công suất phù hợp để tránh các tình trạng như PSU công suất lớn mà người dùng không tận dụng hết hoặc công suất quá nhỏ gây quá tải và hư hỏng nhiều linh kiện kèm theo.
Một tâm lý chung là khi mua người dùng nên chọn mua những sản phẩm đến từ những thương hiệu uy tín. Hiện nay trên thị trường có một số thương hiệu uy tín phải kể đến mà người dùng có thể tham khảo như sau:
Ngoài ra để xác định một bộ nguồn máy tính có tốt hay không, có thể xem xét một số yếu tố sau:
Trên đây là tổng hợp các thông tin chi tiết về bộ nguồn từ khái niệm, phân loại đến công suất bộ nguồn. Hi vọng qua bài viết này bạn đã biết được bộ nguồn máy tính - PSU là gì và công dụng của PSU.
Xem thêm: Tổng hợp các thủ thuật máy tính bạn nên xem tại đây!
Bạn đang đọc bài viết Nguồn máy tính là gì? PSU là gì? - Toàn tập build PC tại chuyên mục Hỏi đáp trên website Điện Thoại Vui.
Tôi là Trần My Ly, một người có niềm đam mê mãnh liệt với công nghệ và 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viết lách. Công nghệ không chỉ là sở thích mà còn là nguồn cảm hứng vô tận, thúc đẩy tôi khám phá và chia sẻ những kiến thức, xu hướng mới nhất. Tôi hi vọng rằng qua những bài viết của mình sẽ truyền cho bạn những góc nhìn sâu sắc về thế giới công nghệ đa dạng và phong phú. Cùng tôi khám phá những điều thú vị qua từng con chữ nhé!