Số định danh cá nhân là gì? Xem mã định danh cá nhân ở đâu?
Bạn có biết mã số định danh cá nhân là gì không? Số định danh cá nhân đang dần được các cơ quan triển khai sử dụng. Vậy, điều kiện để được cấp mã số định danh cá nhân là gì? Tất tần tật những định nghĩa, thông tin và thủ tục cấp mã số định danh sẽ được cung cấp qua bài viết này!
Trước những quy định cấp phát mã định từ cơ quan nhà nước. Rất nhiều công dân vẫn không biết mã số định danh của mình là gì. Sau đây là thông tin chi tiết cũng như ý nghĩa của mã số định danh cá nhân của công dân.
Mã số định danh hay số định danh cá nhân chính là dãy số trên Căn cước công dân của mỗi người. Mã định danh cá nhân được Bộ Công an cấp cho người dân kể từ khi đủ điều kiện đến lúc mất đi.
Mã định danh cá nhân hay số định danh của sẽ bao gồm tất cả các thông tin liên quan của công dân đó. Bao gồm các thông tin về ngày tháng năm sinh. Các loại dịch vụ công mà người đó đang sử dụng như Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội,...
Ngoài ra, các mối quan hệ trong gia đình và hộ khẩu. Hay quá trình làm việc, công tác, học tập cũng sẽ được tích hợp vào mã số này. Điều này đồng nghĩa với việc, mỗi người sẽ có một mã số định danh khác nhau, nó là dãy mã duy nhất của mỗi người.
Vậy, mã số định danh có bao nhiêu chữ số? Và ý nghĩa của mã số định danh cá nhân là gì?
Mã số định danh cá nhân không phải là một dãy số ngẫu nhiên vô nghĩa. Mã định danh trên Căn cước công dân là dãy gồm 12 số được sắp xếp cố định theo cấu trúc. Theo Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ/CP nêu rõ:
'Điều 13. Cấu trúc số định danh cá nhân
Số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.'
Cụ thể, tại Điều 7 Thông tư 07/2016/TT-BCA hướng dẫn về ý nghĩa của từng chữ số này như sau:
Trong đó:
Thế kỷ 20 (từ năm 1900 đến hết năm 1999): Nam 0, nữ 1; Thế kỷ 21 (từ năm 2000 đến hết năm 2099): Nam 2, nữ 3; Thế kỷ 22 (từ năm 2100 đến hết năm 2199): Nam 4, nữ 5; Thế kỷ 23 (từ năm 2200 đến hết năm 2299): Nam 6, nữ 7; Thế kỷ 24 (từ năm 2300 đến hết năm 2399): Nam 8, nữ 9.
Ví dụ: Số định danh trên căn cước công dân là: 037197130613. Thì trong đó:
- 037 là mã tỉnh Ninh Bình - 1 thể hiện giới tính Nữ, sinh tại thế kỷ 20 - 97 thể hiện công dân sinh năm 1997 - 130613 là dãy số ngẫu nhiên.
Ngoài cung cấp các thông tin cá nhân của công dân. Trên cơ sở dữ liệu quốc gia, mã số định danh cá nhân còn có những lợi ích sau:
Các thông tin từ khi sinh ra của công dân sẽ được Bộ Công an thu thập và cập nhật liên tục. Nơi ở, nơi làm việc, các nơi thường trú hay tạm trú sẽ được tra cứu qua mã số định danh. Các cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành tra cứu, kiểm tra khi cần thiết.
Mã số định danh cá nhân sẽ thay thế cho mã số thuế cá nhân. Đây là quy định được ban hành tại Mục 7 Điều 35 Bộ luật quản lý Thuế 2019 ghi rõ: ' 7. Khi mã số định danh cá nhân được cấp cho toàn bộ dân cư thì sử dụng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế'.
Tương tự như mã số thuế. Mã định danh cá nhân còn được dùng để thay thế cho chứng minh nhân dân khi người dân thực hiện giao dịch mua bán bất động sản. Như vậy, mã số định danh sẽ là một trong những thủ tục cấp phát bắt buộc cho công dân có quốc tịch Việt Nam.
Vậy mã số định cá nhân được cấp vào thời điểm nào?
Thực hiện theo Luật cư trú năm 2020, Luật Căn cước công dân năm 2014 và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP. Ngày 29/3/2021, Nghị định số 37/2021/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung và phát hành các Thông tư, văn bản mới.
Các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật cư trú và Luật Căn cước của Bộ Công an bắt đầu được thi hành. Cụ thể từ 01/07/2021, thủ tục cấp và phát mã số định danh cá nhân bắt đầu được thực hiện trên phạm vi toàn quốc. Vậy, điều kiện và thủ tục để cấp mã số định danh cá nhân là gì?
Thực hiện theo Nghị định 137/2015/NĐ-CP về cấp phát Căn cước công dân. Việc sử dụng và cấp Căn cước công dân là bắt buộc. Mọi công dân thuộc quốc tịch Việt Nam đều phải thực hiện chuyển qua sử dụng Căn cước công dân. Vậy, điều kiện để được cấp mã số định danh cá nhân là gì? Thủ tục cấp mã định danh có khó không?
Theo Điều 19 Luật Căn cước công dân năm 2014 có quy định về điều kiện để công dân được cấp Căn cước công dân như sau:
'Điều 19. Người được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân
1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.
2. Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.'
Vậy, điều kiện để cá nhân được cấp thẻ căn cước công dân chưa mã định danh phải là công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi.
Tuy nhiên, hiện nay thủ tục cấp căn cước công dân gắn chip mới chỉ giải quyết cho các trường hợp đổi từ chứng minh thư nhân dân 9 số hoặc cấp lại do mất, hỏng. Nghĩa là sẽ chỉ giải quyết cấp căn cước công dân cho những đối tượng đã đăng kí khai sinh và có nơi đăng ký thường trú.
Còn trường hợp bạn là trẻ mồ côi không xác định được nhân thân mà chỉ có giấy khai sinh bản sao thì cần phải xác định lại nơi cư trú để làm căn cứ cấp căn cước công dân.
Vậy, hai điều kiện chính để được cấp mã số định danh cá nhân là:
Với những cá nhân đã đăng kí khai sinh và đăng kí thường trú thành công. Hay những công dân đã có giấy chứng minh nhân dân. Căn cứ Điều 15 Nghị định 137/2015/NĐ-CP. Thủ tục cấp mã số định danh được thực hiện theo quy trình sau:
Lưu ý: Hướng dẫn được thực hiện trên iPhone với hệ điều hành iOS 16. Công dân đã có căn cước công dân tiến hành tải ứng dụng VNeID trên App Store hoặc CH Play. Sau đó thực hiện theo các bước: Bước 1: Công dân truy cập ứng dụng VNeID, cho phép ứng dụng gửi thông báo. Sau đó đồng ý với Chính sách và Điều khoản sử dụng của ứng dụng. Sau đó ấn chọn Bắt đầu sử dụng. Bước 2: Tại màn hình chính, công dân ấn chọn Kích hoạt tài khoản định danh điện tử. Sau đó công dân tiến hành nhập số căn cước công dân và số điện thoại đăng kí. Số căn cước công dân cũng chính là mã số định danh mà cơ quan quản lý đã cung cấp. Sau đó nhấn chọn Gửi yêu cầu. Bước 3: Khi thông báo yêu cầu xác nhận kích hoạt trên thiết bị. Nhấn chọn Xác nhận. Sau đó mã OTP sẽ được gửi đến, công dân nhập đầy đủ OTP. Hệ thống sẽ tự đổng chuyển đến trang thiết lập mật khẩu. Bước 4: Tại trang thiết lập mật khẩu, hãy nhập mật khẩu đảm bảo được các điều kiện như sau:
Sau khi mật khẩu được chấp nhận. Công dân nhấn chọn Xác nhận. Ứng dụng sẽ gửi Thông báo kích hoạt thành công và yêu cầu bạn thiết lập Passcode. Lúc này bạn ấn Đóng. Bước 5: Công dân tiến hành thiết lập Passcode bao gồm 6 chữ số. Passcode là mã để đăng nhập vào ứng dụng. Phải ghi nhớ 6 chữ số này để dùng ứng dụng về sau. Sau đó, tiếp tục thiết lập 2 câu hỏi bảo mật theo ý thích và bấm Xác nhận. Bước 6: Ứng dụng thông báo rằng công dân đã kích hoạt định danh điện tử thành công. Khi đó công dân chỉ cần chọn Đóng. Ứng dụng sẽ tự động chuyển về trang Đăng nhập là xong. Ở bước cuối cùng, công dân nhận được thông báo kích hoạt thành công. Khi đó tài khoản định danh của công dân đã được kích hoạt. Công dân có thể đăng nhập bằng số định danh và mật khẩu đã thiết lập từ ban đầu.
Lưu ý: Đây là cách tra cứu dành cho những công dân chưa có căn cước công dân nhưng đã có tài khoản trên Cổng dịch vụ công.
Với công dân đã có căn cước công dân, mã số định danh cá nhân chính là dãy 12 chữ số trên căn cước công dân. Để tra cứu mã số định danh cá nhân trên điện thoại, bạn thực hiện theo các bước: Bước 1: Công dân tiến hành truy cập vào Cổng dịch vụ công quản lý cư trú tại địa chỉ: https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/ Bước 2: Tại màn hình trang chủ, chọn biểu tượng Menu và chọn Đăng nhập. Bước 3: Công dân chọn loại tài khoản muốn đăng nhập, sau đó nhập tài khoản và mật khẩu. Nhập mã xác nhận và nhấn Đăng nhập. Bước 4: Công dân chọn tiếp Thông báo lưu trú. Cửa sổ xuất hiện các thông tin cá nhân về lưu trú. Công dân kéo đến cuối phần ĐDCN/CCCD/CMND sẽ biết được mã số định danh cá nhân của mình. Đây là cách tra cứu mã định danh cá nhân trực tuyến đối với công dân đã đăng kí khai sinh, đăng ký lưu trú. Và có tài khoản trên cổng thông tin điện tử.
Tìm hiểu thêm thông tin chính xác vàng bao nhiêu 1 chỉ hôm nay để đầu tư vàng dễ dàng sinh lợi nhuận.
Trả lời: Mã số định danh cá nhân chính là số căn cước công dân của người dân.
Trả lời: Mã số định danh tích hợp các thông tin cá nhân liên quan đến người dùng bao gồm: Họ và tên khai sinh; ngày tháng năm sinh; giới tính; nơi đăng kí khai sinh; nơi thường trú, tạm trú; quê quán; dân tộc; tôn giáo; thông tin về người thân, các quan hệ thành viên trong gia đình; ngày tháng năm được xác nhận mất tích hoặc từ trần....
Mã số định danh bắt đầu từ 001 tương ứng với Hà Nội và kết thúc là Cà Mau với mã 096.
Tỉnh/Thành phố | Mã | Tỉnh/Thành phố | Mã | Tỉnh/Thành phố | Mã | Tỉnh/Thành phố | Mã |
Hà Nội |
001 |
Hải Dương |
030 |
Khánh Hòa |
056 |
Vĩnh Long |
086 |
Hà Giang |
002 |
Hải Phòng |
031 |
Ninh Thuận |
058 |
Đồng Tháp |
087 |
Cao Bằng |
004 |
Hưng Yên |
033 |
Bình Thuận |
060 |
An Giang |
089 |
Bắc Kạn |
006 |
Thái Bình |
034 |
Kon Tum |
062 |
Kiên Giang |
091 |
Tuyên Quang |
008 |
Hà Nam |
035 |
Gia Lai |
064 |
Cần Thơ |
092 |
Lào Cai |
010 |
Nam Định |
036 |
Đắk Lắk |
066 |
Hậu Giang |
093 |
Điện Biên |
011 |
Ninh Bình |
037 |
Đắk Nông |
067 |
Sóc Trăng |
094 |
Lai Châu |
012 |
Thanh Hóa |
038 |
Lâm Đồng |
068 |
Bạc Liêu |
095 |
Sơn La |
014 |
Nghệ An |
040 |
Bình Phước |
070 |
Phú Yên |
054 |
Yên Bái |
015 |
Hà Tĩnh |
042 |
Tây Ninh |
072 |
Bắc Ninh |
027 |
Hòa Bình |
017 |
Quảng Bình |
044 |
Bình Dương |
074 |
Bến Tre |
083 |
Thái Nguyên |
019 |
Quảng Trị |
045 |
Đồng Nai |
075 |
Bình Định |
052 |
Lạng Sơn |
020 |
Thừa Thiên Huế |
046 |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
077 |
Vĩnh Phúc |
026 |
Quảng Ninh |
022 |
Đà Nẵng |
048 |
Hồ Chí Minh |
079 |
Phú Thọ |
025 |
Bắc Giang |
024 |
Quảng Nam |
049 |
Long An |
080 |
Cà Mau |
096 |
Trà Vinh |
084 |
Quảng Ngãi |
051 |
Tiền Giang |
082 |
Trả lời: Khi chưa có mã định danh cá nhân. Công dân vẫn đang dùng chứng minh nhân dân hãy tiến hành xin cấp căn cước công dân. Nơi xin cấp có thể là Trụ sở Công an xã, huyện hoặc cơ quan công an gần nhất trực thuộc quản lý. Sau đó công dân sẽ được hướng dẫn các bước xin cấp căn cước công dân chứa mã định danh.
Trả lời: Vì mã định danh là mã số sở hữu vô thời hạn của mỗi công dân. Nhưng vì mã định danh lại thuộc mã số trên căn cước công dân. Nên công dân chỉ được cấp mới Căn cước công dân và giữ nguyên mã số định danh cũ. – Theo quy định tại Luật Căn cước công dân 2014 thì thời hạn sử dụng sẽ được in trực tiếp trên thẻ theo nguyên tắc sau: + Thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. + Trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Trả lời: Trường hợp mã định danh cá nhân bị sai rất hiếm gặp và khó xảy ra. Tuy nhiên, nếu mã định danh bị sai. Công dân sẽ mang phiếu thông tin chứa số định danh cá nhân đến cơ quan quản lý gần nhất. Công dân sẽ trình bài chỗ sai, đối chiếu với giấy tờ chứng minh thư hoặc sổ hộ khẩu hiện tại để yêu cầu cấp lại mã định danh. Trên đây là bài viết về mã số định danh là gì và cách tra cứu chuẩn xác theo từng khu vực. Hi vọng sau bài viết này, bạn đọc sẽ có nhiều thông tin hơn về mã số định danh cũng như thủ tục cấp căn cước công dân mới. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, đừng quên chia sẻ cho bạn bè và người thân nhé!
Bạn đang đọc bài viết Số định danh cá nhân là gì? Xem mã định danh cá nhân ở đâu? tại chuyên mục Hỏi đáp trên website Điện Thoại Vui.
Tôi là Trần My Ly, một người có niềm đam mê mãnh liệt với công nghệ và 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viết lách. Công nghệ không chỉ là sở thích mà còn là nguồn cảm hứng vô tận, thúc đẩy tôi khám phá và chia sẻ những kiến thức, xu hướng mới nhất. Tôi hi vọng rằng qua những bài viết của mình sẽ truyền cho bạn những góc nhìn sâu sắc về thế giới công nghệ đa dạng và phong phú. Cùng tôi khám phá những điều thú vị qua từng con chữ nhé!