Cách dùng hàm Vlookup giữa 2 sheet trong Google Sheet 2025

Cách dùng hàm Vlookup giữa 2 sheet trong Google Sheet 2025

nguyen-thi-truong-thu-thao
Nguyễn Thị Trương Thu Thảo
10/02/2025

Cách dùng hàm Vlookup giữa 2 sheet trong Google Sheet như thế nào? Cần lưu ý gì trong cách sử dụng hàm Vlookup giữa 2 sheet khác nhau. Bài viết sau đây Điện Thoại Vui sẽ hướng dẫn chi tiết về cách dùng và một số lỗi thường gặp khi sử dụng hàm này. Cùng tìm hiểu nhé!

Cách dùng hàm Vlookup giữa 2 sheet trong Google Sheet

Cách dùng hàm Vlookup giữa 2 sheet trong Google Sheet chi tiết như sau đây:

Trong Google Sheet, bạn có thể dùng hàm Vlookup để tra cứu dữ liệu giữa 2 sheet khác nhau trong cùng 1 file. Công thức dùng hàm Vlookup giữa 2 Sheet là:

= VLOOKUP(lookup_value, table_array, col_index_num,range_lookup)

Trong đó:

  • lookup_value: Giá trị cần tìm kiếm.
  • table_array: Vùng dữ liệu chứa bảng tra cứu.
  • col_index_num: Số thứ tự của cột chứa giá trị cần lấy.
  • range_lookup: Có tìm kiếm xấp xỉ hay không, mặc định là TRUE.

Bạn có thể tham khảo ví dụ cụ thể: Giả sử có 2 sheet khác nhau bao gồm:

  • Sheet 1 - nhanvien: Là danh sách nhân viên.
  • Sheet 2 - thuong: Là điều kiện xếp loại ứng với tiền thưởng.

Cách dùng hàm Vlookup giữa 2 sheet trong Google Sheet

Ví dụ bạn cần tìm kiếm dữ liệu và tính tiền thưởng của một nhân viên. Đầu tiên, bạn hãy nhập công thức vào một ô cho một nhân viên bất kỳ. Ở ví dụ này, bạn nhập vào ô D3 công thức:

 = VLOOLUP(C3,thuong!$B$4:$C$6,2,FALSE)

Với:

  • Lookup_values: Trong trường hợp này, giá trị cần tìm nằm ở cột C, bắt đầu từ ô C3 trong sheet 'nhanvien'.
  • Table_array: Là phạm vi B4:C6 trên trang tính thuong. Để tham chiếu đến nó, chúng ta sử dụng cú pháp 'thuong!$B$4:$C$6'. Dấu '$' ở đây có tác dụng cố định vùng dữ liệu khi sao chép công thức.
  • Col_index_num:2. Vì muốn sao chép một giá trị từ cột C, là cột thứ 2 trong trường Table_array.
  • Range_lookup: Đặt FALSE để tìm kiếm kết quả khớp chính xác.

Ví dụ về hàm VLOOKUP giữa 2 sheet

Tiếp theo, bạn kéo công thức từ D3 đến D7 để nhận kết quả như hình bên dưới.

Kéo công thức để nhận kết quả

Như vậy là bạn đã thực hiện xong cách dùng hàm Vlookup giữa 2 sheet khác nhau ở trong Excel. Cùng tìm hiểu về cách sử dụng hàm Vlookup giữa 2 file Google sheet khác nhau ở nội dung tiếp theo.

Cách sử dụng hàm VLOOKUP giữa 2 file Google Sheet khác nhau

Hướng dẫn cách sử dụng hàm VLOOKUP giữa 2 file Google Sheet khác nhau chi tiết như sau:

Đầu tiên, bạn cần tạo 2 file khác nhau: 

File 1 - hocsinh: Danh sách học sinh cần xếp loại.

File 1 - hocsinh: Danh sách học sinh cần xếp loại

File 2 - xeploai: Điều kiện để xếp loại học sinh.

File 2 - xeploai: Điều kiện để xếp loại học sinh

Để tìm kiếm điểm số tương ứng với từng học sinh bằng hàm VLOOKUP, bạn thực hiện các bước sau:

Bước 1: Tại ô D2 bạn nhập công thức như hình bên dưới.

Tại ô D2 bạn nhập công thức

Bước 2: Qua file 2 (được tạo với tên dulieu.xlsx), chọn vùng dữ liệu A4:B7 bằng cách nhấn phím Ctrl kéo từ ô A4 đến B7.

Cách sử dụng hàm VLOOKUP giữa 2 file Google Sheet khác nhau

Bước 3: Quay trở lại file 1 và nhập thêm 2, TRUE vào công thức để ra kết quả như hình bên dưới.

Quay trở lại file 1 và nhập thêm 2, TRUE vào công thức để ra kết quả

Tương tự với cách sử dụng hàm VLOOKUP giữa 2 sheet, bạn sẽ kéo công thức trong ô D2 đến D6. Hàm VLOOKUP sẽ tự động điều chỉnh để tìm kiếm điểm số tương ứng và trả về xếp loại chính xác cho từng học sinh.

Cách dùng hàm Vlookup giữa 2 sheet trong Google Sheet kết hợp với hàm khác

Trong lúc tính toán và tra cứu dữ liệu, nếu chỉ dùng mỗi Vlookup sẽ không thể cho bạn được đáp án chính xác. Mà đôi khi chúng ta cần kết hợp dùng hàm Vlookup với hàm khác. Một số ví dụ phổ biến:

Cách sử dụng hàm Vlookup giữa 2 sheet với hàm Iferror

Để tra cứu dữ liệu từ nhiều trang tính, chúng ta có thể sử dụng hàm VLOOKUP kết hợp với hàm IFERROR để kiểm tra từng trang tính. Nếu không tìm thấy dữ liệu ở trang tính đầu tiên, hàm IFERROR sẽ tự động chuyển sang kiểm tra trang tính tiếp theo cho đến khi tìm thấy hoặc đến trang tính cuối cùng.

Công thức:

=IFERROR(VLOOKUP(…), IFERROR(VLOOKUP(…), …, 'Not found'))

Hướng dẫn cách sử dụng hàm Vlookup giữa 2 sheet với hàm Iferror theo ví dụ như sau:

Giả sử chúng ta có 3 Sheet: 

  • Sheet 1 (slsp) dùng để điền số lượng của một sản phẩm.
  • Sheet 2 (sanpham1) chứa một phần sản phẩm.
  • Sheet 3 (sanpham 2) chứa một phần sản phẩm.

Cách sử dụng hàm Vlookup giữa 2 sheet với hàm Iferror

Ví dụ khi cần tìm kiếm số lượng các sản phẩm trái cây bằng hàm VLOOKUP, bạn thực hiện theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Nhấp vào ô C2 (hoặc ô bạn muốn) và nhập công thức kết hợp VLOOKUP và IFERROR như hình minh họa. Công thức này sẽ giúp tự động điền số lượng sản phẩm tương ứng.

Nhấp vào ô C2 (hoặc ô bạn muốn) và nhập công thức kết hợp VLOOKUP và IFERROR

Bước 2: Chuyển qua sheet 2, kéo chọn từ ô A2:B5bấm F4 để cố định dòng và cột. Nhập thêm 2,FALSE vào công thức.

Nhập thêm 2,FALSE vào công thức

Bước 3: Bạn thực hiện lại bước 1, sau đó chuyển qua sheet3 (sanpham2) và thực hiện tương tự bước 2. Nhập thêm Not found. Cuối cùng quay trở lại sheet1 là hoàn tất.

Nhập thêm Not found

Bước 4: Kéo công thức từ C2 xuống C10 để hoàn tất tìm kiếm dữ liệu.

Kéo công thức từ C2 xuống C10 để hoàn tất tìm kiếm dữ liệu

Như vậy là bạn đã thành công trong việc sử dụng hàm Vlookup giữa 2 sheet kết hợp với hàm Iferror rồi đấy!

Cách sử dụng hàm Vlookup giữa 2 sheet với hàm Indirect

Ví dụ về sử dụng hàm VLOOKUP với Indirect để dò tìm giảm giá của các sản phẩm trong sheet.

Ví dụ về sử dụng hàm VLOOKUP với Indirect để dò tìm giảm giá của các sản phẩm

Nhập theo công thức sau: =VLOOKUP(B2;INDIRECT('GIAMGIA');2;0)

Trong đó:

  • B2: Giá trị dùng để dò tìm là tên sản phẩm.
  • INDIRECT('GIAMGIA'): Là bảng chứa giá trị muốn dò tìm.
  • 2: Vị trí của cột có chứa giá trị bạn muốn dò tìm.
  • 0: Dò tìm tương đối.

Cách sử dụng hàm Vlookup giữa 2 sheet với hàm Indirect

Như vậy bạn có thể dò tìm giảm giá của các sản phẩm bằng cách kết hợp hàm Vlookup với hàm Indirect. 

Tại sao phải biết cách dùng hàm Vlookup giữa 2 sheet?

Việc biết cách sử dụng hàm VLOOKUP giữa 2 sheet là một kỹ năng rất quan trọng và hữu ích vì nhiều lý do sau:

  • Kết hợp dữ liệu từ nhiều nguồn: VLOOKUP cho phép bạn kết hợp dữ liệu từ các bảng tính khác nhau để tạo ra một bảng tổng hợp, đầy đủ thông tin.
  • Dữ liệu được cập nhật liên tục từ nhiều nguồn: Việc cập nhật dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau trở nên dễ dàng hơn khi mỗi nguồn được lưu trữ trong một file riêng biệt.
  • Giảm tải trọng và tăng tốc độ xử lý cho file lớn: Chia nhỏ file lớn giúp tăng tốc độ xử lý và giảm tải cho máy tính.
  • Kết hợp với các hàm khác: VLOOKUP có thể kết hợp với các hàm khác như SUM, AVERAGE, COUNT để thực hiện các tính toán phức tạp.

Tại sao phải biết cách dùng hàm Vlookup giữa 2 sheet?

Tóm lại, biết cách dùng hàm VLOOKUP giữa 2 sheet giúp bạn tăng năng suất làm việc đáng kể. Đây là một kỹ năng không thể thiếu đối với những người thường xuyên làm việc với dữ liệu trên bảng tính.

Lỗi thường gặp trong cách dùng hàm Vlookup giữa 2 sheet

Dưới đây là một số lỗi thường gặp trong cách dùng hàm Vlookup giữa 2 sheet.

Lỗi #N/A khi dùng hàm Vlookup giữa 2 sheet

Khi sử dụng hàm VLOOKUP để tra cứu dữ liệu giữa hai sheet, lỗi #N/A là một lỗi khá phổ biến. Đây là lỗi thường xuất hiện khi hàm không tìm thấy giá trị cần tìm trong bảng dữ liệu.

Lỗi #N/A khi dùng hàm Vlookup giữa 2 sheet trong Google Sheet

Lỗi này có thể là do giá trị tìm kiếm không tồn tại hoặc vùng dữ liệu chưa đúng. Để khắc phục lỗi này bạn sử dụng trình khắc phục lỗi IFERROR trong công thức. 

=IFERROR(FORMULA(),0)

Trong đó: =IF(công thức của bạn định trị lỗi thì hiển thị 0, nếu không thì hiển thị kết quả của công thức).

Lỗi #REF khi dùng hàm Vlookup giữa 2 sheet

Lỗi #REF khi sử dụng hàm VLOOKUP thường xuất hiện khi Excel không tìm thấy được ô hoặc phạm vi dữ liệu mà bạn đang tham chiếu đến.

Các nguyên nhân phổ biến gây lỗi #REF:

  • Ô hoặc phạm vi dữ liệu bị xóa: Ô hoặc phạm vi dữ liệu mà bạn đang tham chiếu đã bị xóa hoặc di chuyển.
  • Tham chiếu sai: Bạn đã nhập sai tên sheet, địa chỉ ô hoặc phạm vi dữ liệu.
  • Cấu trúc dữ liệu thay đổi: Cấu trúc của bảng dữ liệu đã bị thay đổi, ví dụ như thêm hoặc xóa cột.
  • Lỗi trong công thức: Có lỗi cú pháp trong công thức VLOOKUP của bạn.

Lỗi #REF khi dùng hàm Vlookup giữa 2 sheet

Để khắc phục lỗi này, bạn nên kiểm tra lại công thức, đảm bảo tên sheet chính xác, đảm bảo tên sheet chính xác, kiểm tra xem có cột nào bị xóa không…

Lỗi #VALUE khi dùng hàm Vlookup giữa 2 sheet

Lỗi #VALUE xuất hiện khi có một vấn đề gì đó không đúng với các đối số của hàm hoặc với dữ liệu mà bạn đang tham chiếu. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra lỗi #VALUE:

  • Đối số col_index_num không hợp lệ: Đối số là một số nguyên hoặc lớn hơn số cột trong bảng, hàm sẽ báo lỗi #VALUE.
  • Giá trị tìm kiếm quá dài: Hàm VLOOKUP giới hạn 255 ký tự cho giá trị tìm kiếm, vượt quá sẽ gây lỗi.
  • Định dạng dữ liệu không khớp: Giá trị tìm kiếm và dữ liệu trong bảng có định dạng khác nhau (ví dụ: số và văn bản).
  • Lỗi trong tham chiếu: Có thể có lỗi đánh máy trong tên sheet, địa chỉ ô hoặc phạm vi dữ liệu.
  • Dữ liệu trong bảng không hợp lệ: Có thể có lỗi trong dữ liệu của bảng, chẳng hạn như giá trị rỗng, kí tự đặc biệt không hợp lệ.

Lỗi #VALUE khi dùng hàm Vlookup giữa 2 sheet

Để khắc phục lỗi này, bạn nên kiểm tra xem giá trị tìm kiếm có tồn tại trong cột tìm kiếm của bảng dò hay không.

Một vài lỗi thường gặp trên sẽ giúp rút ra những lưu ý quan trọng trong cách dùng hàm Vlookup giữa 2 sheet. Đảm bảo kết quả tính toán chính xác và tránh các lỗi này.

Lưu ý trong cách dùng hàm Vlookup giữa 2 sheet trong Google Sheet

Để đảm bảo tính chính xác và tránh các lỗi không đáng có, bạn nên lưu ý khi áp dụng hàm như sau: 

  • Đóng file chứa bảng dữ liệu trong khi bạn đang nhập công thức sẽ làm cho Google Sheet không tìm thấy dữ liệu và báo lỗi #REF.
  • Khi bạn đổi tên, di chuyển hoặc xóa file chứa bảng dữ liệu mà hàm VLOOKUP đang sử dụng, liên kết giữa công thức và dữ liệu sẽ bị hỏng. Điều này khiến Google Sheet không thể tìm thấy dữ liệu cần thiết và hiển thị lỗi #REF.
  • Nếu đổi tên sheet hoặc thay đổi cấu trúc dữ liệu trong bảng, công thức sẽ bị lỗi #REF! vì không tìm thấy dữ liệu cần thiết.

Hãy note lại những lưu ý này để sử dụng Vlookup giữa 2 sheet trong Google Sheet một cách hiệu quả bạn nhé!

Kết luận

Cách dùng hàm Vlookup giữa 2 sheet trong Google Sheet đã được Điện Thoại Vui chia sẻ đến bạn cụ thể qua bài biết trên. Hy vọng bạn sẽ áp dụng và thực hiện thành công. Đừng quên theo dõi Điện Thoại Vui để cập thêm nhiều mẹo hữu ích nhé!

Bạn đang đọc bài viết Cách dùng hàm Vlookup giữa 2 sheet trong Google Sheet 2025 tại chuyên mục Excel trên website Điện Thoại Vui.

avatar-Nguyễn Thị Trương Thu Thảo
QTV

Mình là Thảo, Mình có niềm yêu thích đặc biệt với những gì liên quan đến công nghệ. Những thay đổi, xu hướng với về công nghệ luôn là điều làm mình hứng thú, khám phá và muốn cập nhật đến mọi người. Hy vọng rằng với vốn kiến thức trong hơn 4 năm viết về công nghệ, những chia sẻ của mình sẽ hữu ích cho bạn. Trao đổi với mình điều bạn quan tâm ở đây nhé.

Hỏi và đáp
hello
HỆ THỐNG CỬA HÀNG
dtv

- Gọi tư vấn sửa chữa: 1800.2064

- Gọi góp ý - khiếu nại: 1800.2063

- Hoạt động: 08:00 – 21:00 các ngày trong tuần

Kết nối với Điện Thoại Vui
    facebookinstagramyoutubetiktokzalo
Website thành viên
  • Hệ thống bán lẻ di động toàn quốc.

    cellphones
  • Kênh thông tin giải trí công nghệ cho giới trẻ.

    schannel
  • Trang thông tin công nghệ mới nhất.

    sforum

Bản quyền 2022 – © Công ty TNHH Dịch vụ sửa chữa Điện Thoại Vui – MST: 0316179378 – GPDKKD: 0316179378 do sở KH & ĐT TP.HCM cấp ngày 05/03/2020
Địa chỉ văn phòng: 30B, Hồ Hảo Hớn, phường Cô Giang, quận 1, TP Hồ Chí Minh – Điện thoại: 1800.2064 – Email: cskh@dienthoaivui.com.vn – Chịu trách nhiệm nội dung: Bùi Văn Định.
Quý khách có nhu cầu sửa chữa vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp các trung tâm Điện Thoại Vui
dtvDMCA.com Protection Status
Danh mục
Cửa hàngĐặt lịch sửa
Đăng nhập
Xem thêm