Tổng hợp các hành vi lừa đảo qua Facebook Messenger
Lừa đảo qua Facebook Messenger ngày càng trở nên phổ biến, gây nhiều lo lắng cho người dùng. Kẻ xấu không ngừng nghĩ ra những cách thức tinh vi để chiếm đoạt tài sản và thông tin cá nhân của bạn. Hãy cùng Điện Thoại Vui tìm hiểu các hành vi lừa đảo trên Facebook Messenger và cách phòng tránh nhé!
Kẻ lừa đảo qua Facebook Messenger nhắm vào người dùng để lừa lấy tiền hoặc thông tin nhạy cảm. Chúng có thể giả mạo bạn bè yêu cầu giúp đỡ qua tin nhắn hoặc đề xuất đầu tư hấp dẫn qua email.
Một thủ đoạn khác là gửi mạo danh email từ META (Facebook). Chúng gửi các cảnh báo về sự cố tài khoản và yêu cầu nhấp vào liên kết để tìm hiểu thêm. Ngoài ra, những kẻ lừa đảo trên Facbook Messenger có thể xâm nhập vào tài khoản mạng xã hội của người khác để chiếm đoạt thông tin cá nhân.
Lưu ý: Nếu nhận được email hoặc tin nhắn đáng ngờ tự nhận là Facebook hay META, không nhấp vào bất kỳ liên kết hoặc file đính kèm nào. Bạn có thể kiểm tra email chính thức từ Facebook trong phần Cài đặt của Facebook.
Khi sử dụng Facebook hay mạng xã hội nào khác, hãy chú ý đến những dấu hiệu lừa đảo qua Messenger sau để phòng tránh rủi ro bị lừa đảo:
Để bảo vệ thông tin cá nhân và tài sản, hãy luôn cẩn trọng và xem xét kỹ trước khi phản hồi vào các tin nhắn hoặc lời mời không mong muốn.
Các thủ đoạn lừa đảo qua Facebook Messenger vô cùng đa dạng. Kẻ lừa đảo có nhiều chiêu trò với độ tinh vi khác nhau. Dưới đây là một số hành vi lừa đảo trên Facebook Messenger.
Kẻ lừa đảo trên Facebook Messenger thường hứa hẹn lợi nhuận phi thực tế. Ví dụ như đề xuất đầu tư biến một khoản tiền nhỏ thành số tiền lớn hơn, sau đó thúc đẩy bạn gửi tiền. Sau khi nhận được tiền, chúng thường biến mất.
Các hình thức lừa đảo đầu tư giả cần đề phòng bao gồm các mô hình 'một vốn bốn lời', Ponzi hoặc 'làm giàu nhanh chóng'.
Kẻ lừa đảo qua Messenger có thể gửi tin nhắn lãng mạn tới những người chưa từng gặp mặt. Chúng thường giả vờ đã ly hôn, góa bụa hoặc có mối hôn nhân bất hạnh và tìm kiếm mối quan hệ. Chúng sẽ tạo dựng lòng tin trong thời gian dài trước khi yêu cầu tiền hoặc thông tin cá nhân của bạn.
Kẻ lừa đảo qua Messenger thường đăng tin tuyển dụng hấp dẫn nhằm lấy thông tin cá nhân hoặc tiền bạc. Chúng sẽ yêu cầu bạn thanh toán trước để được cân nhắc đơn ứng tuyển. Hoặc chúng có thể yêu cầu bạn nhấp vào liên kết để đến các trang web không an toàn.
Kẻ lừa đảo qua Messenger thường giả mạo người quen hoặc tổ chức uy tín để tuyên bố bạn đã trúng thưởng xổ số. Chúng yêu cầu bạn thanh toán trước một khoản phí nhỏ hoặc cung cấp thông tin cá nhân để 'xác minh danh tính' trước khi nhận giải.
Kẻ lừa đảo thường lôi kéo bằng tin nhắn hoặc bài đăng cho vay tiền lãi suất thấp.
Sau khi bạn thanh toán khoản phí ban đầu, chúng có thể yêu cầu bạn đưa thêm tiền để được vay nhiều hơn. Hoặc đơn giản là sẽ biến mất với số tiền bạn đã gửi.
Kẻ lừa đảo thường lợi dụng tài khoản giả mạo của tổ chức từ thiện, nhân vật tôn giáo, … để yêu cầu bạn quyên góp. Chúng sử dụng chiêu trò này để thu hút sự đồng cảm để lừa tiền của nạn nhân.
Lúc này, kẻ lừa đảo thường giả danh luật sư hoặc người đại diện chính phủ. Họ sẽ liên lạc đến bạn về việc giải quyết tài sản của người quá cố. Họ khẳng định bạn có quyền hưởng thừa kế và yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân để nhận khoản thừa kế giả mạo đó.
Kẻ lừa đảo thường tự nhận là người bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ trực tuyến với giá rẻ khó tin. Chúng yêu cầu bạn chuyển cuộc trò chuyện sang email hoặc ứng dụng trò chuyện khác hay hứa hẹn giảm giá thêm nếu thanh toán nhanh.
Sau khi bạn thanh toán, họ sẽ ngừng trả lời và không giao hàng. Dẫn đến mất tiền mà không nhận được hàng hóa.
Kẻ lừa đảo có thể quảng cáo gói đăng ký trọn đời cho một dịch vụ nổi tiếng. Chúng yêu cầu thanh toán một lần duy nhất. Tuy nhiên sau khi nhận tiền, chúng không cung cấp dịch vụ đã hứa.
Đây là thủ đoạn mới nổi lên trong thế giới kỹ thuật số. Kẻ lừa đảo qua Messenger có thể sử dụng công nghệ học máy và AI để tạo ra hình ảnh, giọng nói giả mạo nhân vật nổi tiếng hoặc người quen. Chúng sử dụng những hình ảnh và giọng nói này để lừa đảo người dùng qua các cuộc trò chuyện video hay tin nhắn.
Điều nguy hiểm là rất khó phân biệt thật giả. Người dùng cần phải kiểm tra kỹ thông tin trước khi tin hoặc thực hiện các yêu cầu từ những tài khoản không rõ nguồn gốc.
Các thủ đoạn lừa đảo trên Facebook Messenger ngày càng trở nên tinh vi hơn. Để bảo vệ bản thân khỏi lừa đảo qua Facebook Messenger, hãy áp dụng những biện pháp sau:
Luôn luôn kiểm tra và cân nhắc kỹ trước khi chấp nhận kết bạn hoặc mở các liên kết lạ. Tránh mở các tin nhắn hoặc liên kết chứa mã độc hoặc dẫn đến các trang web độc hại. Khi nhận được yêu cầu kết bạn từ một tài khoản không rõ nguồn gốc, hãy kiểm tra hồ sơ của họ. Hãy xem hồ sơ đó có đủ thông tin và hoạt động thật hay không.
Nếu nhận được tin nhắn từ người quen nhưng nội dung có vẻ bất thường, hãy liên lạc trực tiếp với họ qua kênh khác để xác minh. Luôn cập nhật phần mềm bảo mật và sử dụng các công cụ phát hiện mã độc để bảo vệ thiết bị của bạn.
Khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, luôn xem xét và xác minh nguồn gốc yêu cầu trước khi cung cấp. Hãy cảnh giác với các yêu cầu chuyển khoản tiền hoặc cung cấp thông tin nhạy cảm mà không có cơ sở xác thực.
Tránh cung cấp thông tin qua các liên kết không đáng tin cậy cũng như tài khoản không rõ ràng. Xác nhận trực tiếp với người yêu cầu qua các kênh liên lạc chính thống trước khi cung cấp bất kỳ thông tin nào. Đồng thời, nên sử dụng các biện pháp xác thực hai lớp để tăng cường bảo mật cho thông tin cá nhân.
Sử dụng mật khẩu mạnh và thường xuyên thay đổi mật khẩu. Đảm bảo mật khẩu của bạn bao gồm chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt để tăng độ bảo mật. Kích hoạt tính năng xác minh hai bước để bảo vệ tài khoản khỏi truy cập trái phép. Bạn sẽ nhận được thông báo khi ai đó đăng nhập vào tài khoản của bạn.
Định kỳ kiểm tra và cập nhật cài đặt bảo mật để giảm thiểu nguy cơ bị xâm nhập. Đồng thời, hãy cẩn thận với các email hoặc tin nhắn yêu cầu bạn đăng nhập lại hoặc thay đổi mật khẩu. Hãy xác nhận tính xác thực của chúng trước khi thực hiện.
Cuối cùng, sử dụng phần mềm diệt virus và phần mềm chống malware để bảo vệ thiết bị của bạn khỏi các mối đe dọa trực tuyến.
Nếu phát hiện hoặc nghi ngờ lừa đảo, hãy báo cáo ngay cho Facebook bằng cách sử dụng tính năng báo cáo. Điều này giúp Facebook nhanh chóng xác minh và ngăn chặn tài khoản lừa đảo tiếp tục hoạt động.
Nếu bạn đã trở thành nạn nhân của lừa đảo, hãy thông báo cho cơ quan an ninh mạng hoặc cơ quan pháp luật để hỗ trợ và xử lý vụ việc. Cung cấp càng nhiều chi tiết cụ thể về sự việc càng tốt. Điều này sẽ giúp các cơ quan điều tra có thể hành động nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ với các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để nhận sự hỗ trợ và tư vấn về các bước cần thực hiện tiếp theo.
Lừa đảo qua Facebook Messenger là một vấn đề nguy hiểm đang tồn tại. Để bảo vệ bản thân và cộng đồng, hãy luôn cảnh giác và tăng cường bảo mật khi sử dụng mạng xã hội. Để tiếp tục nhận thêm thông tin hữu ích, hãy theo dõi Điện Thoại Vui nhé!
Bạn đang đọc bài viết Tổng hợp các hành vi lừa đảo qua Facebook Messenger tại chuyên mục Tin công nghệ trên website Điện Thoại Vui.
Mình là Như Thuần, hiện đang là Content Creator tại Điện Thoại Vui. Với niềm đam mê viết lách hy vọng rằng mình có thể mang đến cho các bạn những thông tin và kiến thức hữu ích về lĩnh vực công nghệ, điện tử.