Tết Khmer 2025 vào ngày nào? Thứ mấy? Có gì vui?

Tết Khmer 2025 vào ngày nào? Thứ mấy? Có gì vui?

tran-thanh-nhat
Trần Thanh Nhật
13/12/2024

Tết Khmer là một trong những lễ hội truyền thống lớn của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ. Vậy, bạn có biết Tết Khmer 2025 vào ngày nào, thứ mấy không? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để hiểu thêm về nét đẹp văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer nhé!

Khám phá loạt chương trình săn Sale Tết, khuyến mãi Tết 2025 nhằm tri ân khách hàng gắn bó với Điện Thoại Vui tại đây:

Sale Tết Điện Thoại Vui

Tết Khmer là gì?

Tết Khmer hay còn gọi là lễ hội Chôl Chnăm Thmây, là Tết cổ truyền mừng năm mới của người Khmer Nam Bộ. Tết mang ý nghĩa chào đón năm mới, cầu mong sự an lành, mùa màng bội thu.

Đây là dịp để người Khmer bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên, các vị thần linh. Đồng thời, đây cũng là thời gian để mọi người sum họp, vui chơi, gắn kết tình thân. Tết Khmer mang đậm bản sắc văn hóa, thể hiện qua các nghi lễ, phong tục tập quán, ẩm thực, và các hoạt động vui chơi giải trí.

Tết Khmer là gì?

Lễ hội này không chỉ là nét đẹp văn hóa truyền thống. Đây còn là dịp để người Khmer thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó cộng đồng. Qua đó, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Với nhiều nghi thức truyền thống và các hoạt động vui chơi. Tết Khmer không chỉ thu hút người dân bản địa mà còn là điểm đến hấp dẫn cho du khách tìm hiểu văn hóa.

Tết Khmer 2025 vào ngày nào? Thứ mấy?

Tết Khmer 2025 sẽ diễn ra trong ba ngày. Từ ngày 13/04/2025 đến hết ngày 15/04/2025 Dương lịch, từ Chủ nhật đến thứ Ba. Đây là thời điểm giao mùa, khi tiết trời ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc. Hứa hẹn một năm mới đầy hy vọng và may mắn đến với người Khmer.

Tết Khmer 2025 vào ngày nào? Thứ mấy?

Trong ba ngày Tết chính, người Khmer sẽ thực hiện nhiều nghi lễ truyền thống, mang đậm bản sắc. Mỗi ngày Tết đều mang một ý nghĩa riêng biệt, với những hoạt động đặc trưng. Bạn có thể tham gia vào các hoạt động như lễ rước Đại lịch, lễ dâng cơm,...

Biết được chính xác thời gian sẽ giúp bạn lên kế hoạch và trải nghiệm trọn vẹn lễ hội này. Hãy sắp xếp thời gian để hòa mình vào không khí và tìm hiểu thêm về văn hóa Khmer nhé!

Mừng xuân mới đón tết vui. Xem ngay ưu đãi sale Tết Điện Thoại Vui siêu khủng tại đây bạn nhé

Tết Khmer kéo dài trong bao lâu?

Theo truyền thống, Tết Khmer có thể kéo dài từ 10 đến 15 ngày. Tuy nhiên, ngày nay, để phù hợp với cuộc sống hiện đại, Tết Khmer thường được tổ chức trong 3 ngày chính.

Ba ngày Tết chính thức mang những ý nghĩa riêng biệt, với các nghi lễ và hoạt động khác nhau. Mỗi ngày đều mang một sắc thái, một ý nghĩa tâm linh đặc biệt. Góp phần tạo nên sự phong phú và đa dạng cho lễ hội.

Tết Khmer kéo dài trong bao lâu?

Ngoài 3 ngày chính, không khí Tết còn kéo dài thêm vài ngày sau đó. Với các hoạt động thăm hỏi, chúc Tết, tạo nên một không gian lễ hội ấm áp, gắn kết tình thân.

Đừng bỏ lỡ dịp sở hữu iPhone cũ đẹp như mới giá rẻ vào dịp Tết này

[dtv_product_related category='may-cu/dien-thoai-cu/iphone-cu']

Tết Khmer có được nghỉ không?

Hiện nay, Tết Khmer chưa nằm trong danh sách các ngày nghỉ lễ chính thức theo quy định của Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, ở một số địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống. Chính quyền địa phương thường tạo điều kiện cho người dân nghỉ làm để tham gia lễ hội.

Tết Khmer có được nghỉ không?

Tết Khmer là một trong những dịp lễ quan trọng nhất đối với cộng đồng người Khmer. Đây là thời điểm để mọi người tạm gác lại công việc, hướng về gia đình, tổ tiên.

Nguồn gốc của Tết Khmer - Tết Chôl Chnăm Thmây

Tết Chôl Chnăm Thmây của người Khmer bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xưa. Gắn liền với sự chuyển giao từ Bà La Môn giáo sang Phật giáo. Câu chuyện xoay quanh cuộc đấu trí giữa Đại Phạm Thiên Kabul Maha Prum và cậu bé Thom Ma Bal. Cậu bé này được cho là một tiền thân của Đức Phật.

Kabul Maha Prum là vị thần quyền năng, sở hữu trí tuệ uyên bác và sức mạnh vô song. Tuy nhiên, trên trần gian lại xuất hiện một cậu bé tên là Thom Ma Bal nổi tiếng thông minh. Ngay từ nhỏ, Thom Ma Bal đã thể hiện khả năng am hiểu kinh sách, biện luận sắc bén.

Nguồn gốc của Tết Khmer - Tết Chôl Chnăm Thmây

Kabul Maha Prum cảm thấy địa vị của mình bị lung lay và tìm cách hãm hại Thom Ma Bal. Vị thần này đã thách đấu Thom Ma Bal trả lời ba câu hỏi hóc búa trong vòng 7 ngày. Kabul Maha Prum giao hẹn nếu Thom Ma Bal trả lời được, ông ta sẽ tự chặt đầu mình. Ngược lại, nếu cậu bé thua cuộc thì phải dâng mạng sống cho thần linh.

Thom Ma Bal đứng trước thử thách đầy cam go. Cậu bé suy nghĩ miệt mài ngày đêm nhưng vẫn chưa tìm ra lời giải đáp. Cho đến ngày thứ sáu, Thom Ma Bal tình cờ nghe được cuộc trò chuyện của hai con chim đại bàng. Nhờ đó, cậu bé đã tìm ra đáp án cho cả ba câu hỏi hóc búa của Kabul Maha Prum.

Vào ngày hẹn, Kabul Maha Prum háo hức xuống trần gian để gặp Thom Ma Bal. Trước sự ngỡ ngàng của vị thần, Thom Ma Bal đã lần lượt trả lời chính xác cả ba câu hỏi. Thua cuộc, Kabul Maha Prum đành phải giữ lời hứa. Trước khi tự kết liễu, vị thần này dặn dò bảy người con gái của mình hãy thay phiên nhau xuống trần gian để chăm lo cho mọi người.

Nguồn gốc của Tết Khmer
Từ đó người Khmer xem ngày này là ngày đầu tiên của năm mới. Họ tin rằng việc tổ chức lễ hội sẽ mang lại may mắn, bình an và hạnh phúc cho mọi người.

Ý nghĩa ngày Tết Khmer

Tết Khmer không chỉ đơn thuần là dịp lễ mừng năm mới. Lễ hội này còn mang đậm giá trị văn hóa và tâm linh sâu sắc của người Khmer. Đây là dịp để người Khmer nhớ ơn tổ tiên, các vị thần linh đã phù hộ cho họ trong suốt một năm.

Tết Khmer là thời điểm để cầu mong một năm mới an lành, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Thông qua các nghi lễ, người Khmer gửi gắm ước nguyện về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đây là dịp để gột rửa những điều không may ở năm cũ và đón nhận những điều mới tốt đẹp.

Ý nghĩa ngày Tết Khmer

Bên cạnh đó, Tết Khmer còn là dịp để thắt chặt tình đoàn kết cộng đồng. Mọi người cùng nhau tham gia các lễ hội, thể hiện tinh thần gắn bó, tương thân tương ái. Tết Khmer còn mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nhắc nhở con cháu về truyền thống, về cội nguồn.

Có thể nói, Tết Khmer là một lễ hội mang đậm giá trị nhân văn. Thể hiện nét đẹp văn hóa độc đáo của người Khmer. Lễ hội góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Người Khmer chuẩn bị Tết như thế nào?

Không khí Tết tràn ngập khắp các phum sóc Khmer khi Chôl Chnăm Thmây đến gần. Mọi người đều háo hức chuẩn bị đón chào năm mới với những phong tục tập quán truyền thống. Nhà cửa được dọn dẹp sạch sẽ, trang hoàng lộng lẫy để chào đón thần linh và tổ tiên.

Người Khmer cũng sắm sửa quần áo mới, đặc biệt là cho trẻ em, để diện trong những ngày Tết. Các món ăn truyền thống như bánh Tết, bánh ít, cơm lam… được chuẩn bị chu đáo. Chúng được bày biện đẹp mắt trên bàn thờ gia tiên và để đãi khách. Ngoài ra, mâm ngũ quả, hương hoa, đèn nến cũng là những thứ không thể thiếu.

Người Khmer chuẩn bị Tết như thế nào?

Trước đây, người Khmer thường tự giã gạo, làm bánh để chuẩn bị cho ngày Tết. Ngày nay, cuộc sống hiện đại hơn, họ có thể mua sắm đầy đủ các loại thực phẩm cần thiết. Tuy nhiên, tinh thần chuẩn bị cho ngày Tết vẫn gìn giữ như một nét đẹp không thể thiếu.

Thời khắc giao thừa Tết Khmer có gì đặc biệt?

Giao thừa Tết Khmer là một thời khắc linh thiêng, mang đậm màu sắc tín ngưỡng dân gian. Khác với quan niệm đón giao thừa lúc 0 giờ của người Kinh hay Tết Dương lịch. Người Khmer xác định giao thừa dựa trên sự xuất hiện của một trong bảy nàng tiên.

A Cha, một người từng tu hành và có vị trí cao trong cộng đồng Khmer. Họ sẽ chịu trách nhiệm thông báo giờ giao thừa. Lễ nghi được tổ chức tại các chùa, nơi A Cha dẫn dắt người dân chuẩn bị các nghi thức. Thời khắc giao thừa là dịp mọi người tỏ lòng thành kính, cầu nguyện chân thành cho năm mới.

Trên bàn thờ, lễ vật được chuẩn bị với năm ngọn nến, năm nén hương, cùng hoa tươi và trái cây. Các thành viên quây quần bên bàn thờ, thực hiện nghi thức khấn vái, cầu mong may mắn. Sự trang trọng trong từng chi tiết thể hiện sự kính trọng dành cho tổ tiên và các vị thần linh.

Thời khắc giao thừa Tết Khmer có gì đặc biệt?

Ngoài việc chuẩn bị bàn thờ, người Khmer còn đặt niềm tin lớn vào thời khắc giao thừa. Mỗi nghi thức đều mang ý nghĩa gửi gắm hy vọng, mong muốn một năm mưa thuận gió hòa. Những giá trị văn hóa và tâm linh này làm cho Tết Khmer trở nên độc đáo, ý nghĩa sâu sắc.

Các ngày lễ chính của Tết Khmer

Tết Khmer là một chuỗi các ngày lễ với nhiều nghi thức quan trọng, mỗi ngày mang một ý nghĩa riêng biệt. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng khám phá trình tự các ngày lễ chính trong Tết Khmer:

Ngày đầu tiên - Ngày Chôl Sangkran Thmây

Ngày đầu tiên, Chôl Sangkran Thmây, là ngày quan trọng nhất, đánh dấu thời khắc đầu tiên của năm mới. Vào ngày này, nghi lễ quan trọng nhất chính là lễ rước Đại lịch (Maha Sangkran). Mọi người sẽ thức dậy từ sớm, tắm gội sạch sẽ, diện trang phục truyền thống đẹp nhất và tập trung tại chùa.

Đại lịch là cuốn sách ghi chép ngày tháng, được đặt trong khay sơn son thếp vàng, rước đi quanh chính điện. Cuộc rước diễn ra trang trọng, ba vòng quanh chính điện, sau đó mới làm lễ bên trong chính điện. Một số chùa còn tổ chức dàn nhạc, múa hát để tăng thêm phần long trọng cho nghi lễ.

Ngày Chôl Sangkran Thmây

Đoàn rước Đại Lịch thường có người dẫn đầu mang mặt nạ, A Cha đội mâm lễ vật theo sau. Người dân sẽ xếp hàng, tay cầm nhang đèn, đi theo sau đoàn rước, tạo nên khung cảnh trang nghiêm. Sau khi rước Đại Lịch, mọi người vào chùa lễ Phật, nghe sư tụng kinh, cầu mong cho năm mới.

Ngày thứ 2 - Ngày Wonbơf

Ngày Wonbơf, ngày thứ hai của Tết Khmer, là ngày người dân tập trung vào hai nghi lễ chính. Đó là lễ dâng cơm cho các vị sư sãi và lễ đắp núi cát để cầu phước.

Vào buổi sáng, người Khmer mang cơm và thức ăn đến chùa để dâng lên cho các vị sư sãi. Đây là truyền thống tốt đẹp, thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với các vị sư.

Các vị Acha sẽ tụng niệm, thuyết pháp, tạ ơn người làm ra vật thực và cầu siêu cho người đã khuất. Sau đó, các vị sư sẽ dùng vật thực và tụng kinh chúc phúc cho những người đã dâng cơm. Lễ dâng cơm là một nét đẹp văn hóa, thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người Khmer.

Vào buổi chiều, người dân sẽ tham gia lễ đắp núi cát, một nghi lễ mang ý nghĩa tâm linh. Người Khmer tin rằng mỗi hạt cát đắp lên núi sẽ giúp giải thoát một kẻ có tội ở thế gian. Do đó, mọi người rất hăng hái tham gia, mong Đức Phật ban phước lành và giải trừ nghiệp chướng.

Ngày Wonbơf

Ngày nay, ở một số chùa, lễ đắp núi cát được thay thế bằng lễ đắp núi lúa, núi gạo. Số lúa gạo này sẽ được dùng để cung cấp lương thực cho các vị sư sãi hoặc giúp đỡ người nghèo.

Việc thay đổi này vẫn giữ được ý nghĩa tốt đẹp của lễ đắp núi cát, đồng thời mang tính thiết thực hơn. Lễ đắp núi cát, dù là cát, lúa hay gạo, đều thể hiện tinh thần hướng thiện và lòng thành kính.

Ngày thứ 3 - Ngày Lơng Săk

Ngày Lơng Săk, ngày cuối cùng của Tết Khmer, là ngày dành cho lễ tắm tượng Phật và lễ cầu siêu. Vào buổi chiều, người Khmer tiến hành lễ tắm tượng Phật, một nghi lễ trang trọng và thiêng liêng.

Các vị Acha sẽ đặt tượng Phật vào thau lớn có hoa tươi và nước tinh khiết đã ướp hương thơm. Sau đó, các vị sư sãi sẽ dùng cành hoa nhúng vào nước thơm để tắm cho tượng Phật. Nghi lễ này nhằm bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Phật, rửa sạch những điều không may mắn.

Ngày Lơng Săk

Sau khi tắm tượng Phật ở chùa, người Khmer tiếp tục thực hiện nghi lễ này tại nhà để cầu bình an. Tiếp theo, mọi người sẽ tập trung tại khu vực tháp đựng hài cốt để thực hiện lễ cầu siêu.

Lễ cầu siêu là dịp để tưởng nhớ và cầu nguyện cho linh hồn những người thân đã khuất. Người Khmer đặt khay lễ vật trước tháp, thắp hương và nghe các nhà sư tụng kinh cầu siêu. Trong khi tụng kinh, các nhà sư sẽ vẩy nước thơm lên các tín đồ và xung quanh tháp.

Hành động vẩy nước thơm mang ý nghĩa lan tỏa hạnh phúc và bình an đến cho mọi người và gia đình. Lễ cầu siêu là nghi lễ cuối cùng, kết thúc ba ngày Tết Chôl Chnăm Thmây của người Khmer.

Ba ngày Tết Khmer với những nghi lễ truyền thống đặc sắc đã tạo nên một bức tranh văn hóa đầy màu sắc. Những nghi lễ trong Tết Chôl Chnăm Thmây là di sản văn hóa quý báu cần được gìn giữ.

Tết Khmer có những món ăn gì?

Ẩm thực Tết Khmer vô cùng phong phú và hấp dẫn, mang đậm nét văn hóa truyền thống của người Khmer. Mỗi món ăn không chỉ đơn thuần là để thưởng thức mà còn chứa đựng những ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Vào dịp Tết Chôl Chnăm Thmây, người Khmer thường chuẩn bị những món ăn truyền thống sau:

  • Bún nước lèo: Đây là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người Khmer. Nước dùng được ninh từ xương heo và cá lóc nướng, kết hợp với mắm bò hóc tạo nên hương vị đậm đà, khó quên. Bún nước lèo thường được ăn kèm với thịt heo quay, bánh cống, chả giò và các loại rau sống.
  • Bánh cống: Món bánh này được làm từ bột gạo, nước cốt dừa, đậu xanh, tôm và thịt heo. Bánh có hình trụ, chiên vàng giòn rụm, béo ngậy và thơm ngon. Bánh cống thường được chấm với nước mắm chua ngọt và ăn kèm rau sống.
  • Bún sim lo: Món bún này được làm từ bún tươi, cá nhồng và nước cốt dừa. Bún có vị ngọt thanh, thơm ngon, ăn kèm với bông súng, giá, rau muống bào. Người Khmer tin rằng món bún sim lo mang ý nghĩa cầu mong năm mới an khang, thịnh vượng.

Tết Khmer có những món ăn gì?

Ngoài ra, mâm cơm ngày Tết của người Khmer còn có nhiều món ăn khác như cơm lam, bánh Tết, gỏi gà bắp chuối… Mỗi món ăn đều được chế biến công phu, tinh tế, thể hiện sự khéo léo của người Khmer.

Những hoạt động đặc trưng của Tết Khmer 2025 là gì?

Tết Khmer 2025, Chôl Chnăm Thmây, không chỉ có nghi lễ trang nghiêm mà còn có nhiều hoạt động vui chơi giải trí. Bên cạnh các nghi thức Phật giáo, Tết Khmer còn đầy ắp tiếng cười với hoạt động văn hóa và trò chơi dân gian:

  • Các trò chơi dân gian: Người Khmer sẽ tổ chức nhiều trò chơi dân gian truyền thống. Một số trò chơi phổ biến có thể kể đến như kéo co, đẩy gậy, ném còn, đánh quay… Đây là dịp để mọi người cùng nhau vui chơi, giao lưu và rèn luyện sức khỏe.
  • Biểu diễn nghệ thuật: Các chương trình văn nghệ cũng là một phần không thể thiếu trong Tết Khmer. Bạn sẽ được thưởng thức những điệu múa Apsara uyển chuyển, những bài hát, vở kịch mang đậm bản sắc dân tộc.
  • Thả diều, đánh quay: Những hoạt động này mang đến không khí giải trí thoải mái cho mọi người, đặc biệt là trẻ em.
  • Nghe kể chuyện thần thoại, cổ tích: Trong những ngày Tết, các cụ già thường kể cho con cháu nghe những câu chuyện thần thoại, cổ tích. Đây là dịp để thế hệ trẻ hiểu thêm về lịch sử, văn hóa và giá trị của dân tộc.

Những hoạt động đặc trưng của Tết Khmer 2025 là gì?

Tết Khmer là dịp để người dân tưởng nhớ tổ tiên, cầu mong những điều tốt đẹp cho năm mới. Các hoạt động trên góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người dân và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Săn sale ngay mẫu pin sạc dự phòng giá tốt nhất mùa Tết năm nay nhé:

[dtv_product_related category='phu-kien/pin-sac-du-phong']

Xem thêm các sản phẩm pin sạc dự phòng

99+ hình ảnh Tết Khmer đẹp, ấn tượng nhất 2025?

Tết Khmer 2025 là dịp đặc biệt, mang đến những hình ảnh đầy màu sắc và đậm nét văn hóa. Những lễ rước Đại lịch, múa trống xàdăm hay thả diều tạo nên không gian lễ hội độc đáo. Hình ảnh mâm cỗ ngày Tết cũng ghi lại nét ẩm thực đặc trưng của người Khmer:

Hình ảnh đẹp, ấn tượng nhất 2025

Hình ảnh Tết đẹp, ấn tượng

Hình ảnh Tết đẹp, độc đáo

Hình ảnh Tết đẹp, thú vị

Hình ảnh Tết đẹp, độc lạ

Hình ảnh Tết nhiều màu sắc

Hình ảnh đẹp mùa Xuân

Hình ảnh đẹp mùa Xuân ấn tượng

Hình ảnh đẹp mùa Xuân đặc biệt

Hình ảnh đẹp mùa Xuân 2025

Hình ảnh Tết Khmer 2025 không chỉ lưu giữ kỷ niệm mà còn lan tỏa vẻ đẹp văn hóa Khmer đến mọi người. Những bức ảnh về nghi thức truyền thống và hoạt động cộng đồng phản ánh một lễ hội tràn ngập niềm vui. Bộ ảnh là lời kể sinh động về sự gắn bó giữa con người, thiên nhiên và tín ngưỡng.

Kết luận

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về Tết Khmer và những nét đẹp của đồng bào Khmer. Đừng quên chia sẻ bài viết này để cùng Điện Thoại Vui đón một mùa Tết Khmer thật vui vẻ và ý nghĩa nhé!

Bạn đang đọc bài viết Tết Khmer 2025 vào ngày nào? Thứ mấy? Có gì vui? tại chuyên mục Sự kiện trên website Điện Thoại Vui.

avatar-Trần Thanh Nhật
QTV

Mình là Thanh Nhật, một content creator đam mê công nghệ. Mình là người thích viết, viết những gì mình biết, hiểu những gì mình viết. Mình chuyên viết về nhiều lĩnh vực khác nhau, từ công nghệ, điện thoại, laptop, đến các thủ thuật và ứng dụng di động. Hy vọng mang đến cho bạn những thông tin hay và bổ ích về công nghệ mới nhất hiện nay.

Hỏi và đáp
hello
HỆ THỐNG CỬA HÀNG
dtv

- Gọi tư vấn sửa chữa: 1800.2064

- Gọi góp ý - khiếu nại: 1800.2063

- Hoạt động: 08:00 – 21:00 các ngày trong tuần

Kết nối với Điện Thoại Vui
    facebookinstagramyoutubetiktokzalo
Website thành viên
  • Hệ thống bán lẻ di động toàn quốc.

    cellphones
  • Kênh thông tin giải trí công nghệ cho giới trẻ.

    schannel
  • Trang thông tin công nghệ mới nhất.

    sforum

Bản quyền 2022 – © Công ty TNHH Dịch vụ sửa chữa Điện Thoại Vui – MST: 0316179378 – GPDKKD: 0316179378 do sở KH & ĐT TP.HCM cấp ngày 05/03/2020
Địa chỉ văn phòng: 30B, Hồ Hảo Hớn, phường Cô Giang, quận 1, TP Hồ Chí Minh – Điện thoại: 1800.2064 – Email: cskh@dienthoaivui.com.vn – Chịu trách nhiệm nội dung: Bùi Văn Định.
Quý khách có nhu cầu sửa chữa vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp các trung tâm Điện Thoại Vui
dtvDMCA.com Protection Status
Danh mục
Cửa hàngĐặt lịch sửa
Đăng nhập
Xem thêm