50 bài thơ về Tết Nguyên Tiêu 2025 hay, ý nghĩa nhất
Thơ về Tết Nguyên Tiêu luôn mang đến cho người đọc những cảm xúc đặc biệt. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu những bài thơ hay về Tết Nguyên Tiêu hay nhất. Từ những sáng tác cổ điển đến hiện đại, để bạn đọc cảm nhận trọn vẹn không khí ngày rằm tháng Giêng. Cùng chiêm ngưỡng những vần thơ ý nhị và sâu lắng ngay nhé!
Khám phá loạt chương trình săn Sale Tết, khuyến mãi Tết 2025 nhằm tri ân khách hàng gắn bó với Điện Thoại Vui tại đây:
Thơ về Tết Nguyên Tiêu mang trong mình nhiều ý nghĩa đặc biệt. Thơ không chỉ là sự ghi lại những cảm xúc và hình ảnh của ngày rằm tháng Giêng. Điều này còn chứa đựng giá trị văn hóa, tâm linh và truyền thống lâu đời của người Việt. Dưới đây là một số ý nghĩa nổi bật:
Có thể thấy, những vần thơ này không chỉ làm giàu đời sống tinh thần. Từ đó còn góp phần làm nổi bật ý nghĩa sâu sắc của ngày lễ này trong lòng người Việt.
Tết Nguyên Tiêu hay còn gọi là rằm tháng Giêng. Được xem là ngày rằm lớn nhất trong năm, mang ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa người Việt. Là dịp dịp để mọi người đoàn tụ, cầu mong bình an, may mắn. Do đó, Tết Nguyên Tiêu đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca. Từ đây những bài thơ về Tết Nguyên Tiêu hay ra đời:
Bài thơ Rằm Tháng Giêng của Hồ Chí Minh là một tác phẩm nổi bật. Thơ vừa miêu tả vẻ đẹp trăng rằm vừa thể hiện tâm thế lạc quan trong những ngày đầu xuân:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Bài thơ không chỉ ca ngợi thiên nhiên mà còn mang tinh thần cách mạng. Dù trong hoàn cảnh khó khăn, Bác vẫn dành thời gian ngắm trăng, suy nghĩ về tương lai của đất nước. Từ đó cũng nhắc nhở chúng ta về khát vọng độc lập và ý chí kiên cường.
Tết ơi tết tết đến rồi. Truy cập ngay để săn deal sale Tết 2025 Điện Thoại Vui không giới hạn tại đây
Trần Hữu Đạt mang đến bài thơ Phiêu Diêu Tết Nguyên Tiêu với cảm hứng trầm lắng, sâu sắc. Tác phẩm như một chuyến du hành trong tâm tưởng, hòa quyện giữa cảm xúc cá nhân và vẻ đẹp thiên nhiên:
Xuân duyên dáng nuột nà lơi lả
Nắng cuống cuồng nghiêng ngả đắm say
Mơ màng lãng đãng mây bay
Si tình gió mộng suốt ngày ngẩn ngơ
Nguyên tiêu tết thẫn thờ ao ước
Trọn ngày xuân mình được sánh vai
Cùng nhau dạo chốn thiên thai
Ngắm hoa thưởng nguyệt miệt mài thương yêu
Trăng sóng sánh Nguyên tiêu tuyệt quá
Anh bồi hồi rộn rã ước mong
Bên Em phơi phới thỏa lòng
Hương tình ngây ngất bay trong thiên đàng.
Bài thơ về Tết Nguyên Tiêu này vừa miêu tả khung cảnh rằm tháng Giêng đẹp tựa tranh. Vừa gửi gắm khát vọng bình an, hạnh phúc. Những hình ảnh như trăng, sương mai và gió xuân tạo nên một bức tranh hài hòa, yên bình.
Đừng bỏ lỡ dịp sở hữu điện thoại cũ đẹp như mới giá rẻ vào dịp Tết này
[dtv_product_related category='may-cu/dien-thoai-cu']
Xuân Ánh đã gửi gắm lòng thành kính và nỗi nhớ sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với những vần thơ giản dị, bài thơ gợi lên hình ảnh Bác cùng tình yêu đất nước thiêng liêng:
Rằm xuân Trăng tựa gương soi
Hỏi Trăng vắng Bác Trăng đòi ai thơ?
Trăng xưa chiếu rực ngọn cờ
Nay ngời ánh bạc thỏa mơ Tiên Rồng
Một đời Bác mở vừng đông
Để giang san ấm nắng hồng ban mai
Bốn mùa tươi lộc thơm đài
Mênh mông tình Bác thái lai đất trời
Nhìn Trăng con gọi: Bác ơi!
Người xa công đức muôn đời mãi ngân.
Bài thơ tái hiện hình ảnh Bác Hồ bên dòng sông và ánh trăng. Với tâm hồn lớn lao luôn hướng về dân tộc. Đây còn được xem như là nguồn cảm hứng cho thế hệ sau tiếp bước truyền thống yêu nước.
Nguyễn Nhật trong bài thơ Đêm Nguyên Tiêu đã khắc họa vẻ đẹp huyền bí của đêm rằm tháng Giêng. Đồng thời là những suy ngẫm sâu sắc về cuộc sống, về những ước mơ và hy vọng năm mới. Với những vần thơ nhẹ nhàng, nhưng đầy cảm xúc, bài thơ đưa người đọc vào không gian tĩnh lặng:
Đêm rằm tựa cửa ngắm mây trôi
Lẫn khuất vầng Trăng cạnh đỉnh đồi
Những ngọn đèn lồng leo lét lửa
Riêng mình gác nhỏ tạc thù bôi
Còn đâu Quảng Điện tao phùng nữa
Có thể Thiên Nga vĩnh biệt rồi
Để tết Nguyên tiêu ngồi lặng lẽ
Ai người thấu hiểu được tình tôi!
Bài thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn phản ánh tâm trạng của con người. Đồng thời mong muốn một tương lai tươi sáng, một năm tràn đầy hạnh phúc và thành công.
Thơ Tết Nguyên Tiêu hay không thể không nhắc đến Nguyên Tiêu thưởng nguyệt của Phan Thành Lanh. Bài thơ làm rõ vẻ đẹp thiêng liêng và huyền bí của đêm trăng. Với những hình ảnh thanh thoát, bay bổng, bài thơ đưa người đọc vào không gian mới. Nơi mà con người ngắm trăng và cầu nguyện cho một năm mới bình an, thịnh vượng:
Tựa ghế giêng rằm nhởi dưới trăng
Ngả nghiêng tứ lộng rót duyên hằng
Vài ly rượu tết ngàn câu trỗi
Mấy đĩa chay rằm muôn ý giăng
Ngửa chén nhân tình say chiến hữu
Ngà câu khí nghĩa họa kim bằng
Nàng xuân đã thắm nồng môi mắt
Thỏa áng thơ lòng vui thú chăng.
Bài thơ không chỉ miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên trong đêm rằm tháng Giêng. Đây còn là lời chúc tốt lành gửi đến mọi người, mong muốn một năm mới an khang, thịnh vượng. Cảm xúc trong bài thơ như hòa cùng ánh trăng, lan tỏa sự yên bình và hạnh phúc.
Tết Nguyên Tiêu (節元宵) còn được gọi là Tết Thượng Nguyên. Là một trong những lễ hội lâu đời và quan trọng trong văn hóa truyền thống Trung Quốc. Đây là ngày hội thưởng ngoạn trăng rằm đầu tiên trong năm, cầu mong may mắn và hạnh phúc. Lễ hội này gắn liền với thả đèn lồng, ăn bánh trôi nước và làm thơ.
Thơ ca về Tết Nguyên Tiêu tại Trung Quốc không chỉ đa dạng mà còn rất ý nghĩa. Phản ánh không khí lễ hội, khát vọng hòa bình, và tinh thần lạc quan của con người. Dưới đây là một số bài thơ nổi tiếng về Tết Nguyên Tiêu trong văn học Trung Quốc:
Nguyên tác:
去年元夜時,
花市燈如晝。
月上柳梢頭,
人約黃昏後。
今年元夜時,
月與燈依舊。
不見去年人,
淚濕春衫袖。
Phiên âm:
Sinh tra tử - Nguyên tịch
Khứ niên nguyên dạ thì,
Hoa thị đăng như trú.
Nguyệt thượng liễu tiêu đầu,
Nhân ước hoàng hôn hậu.
Kim niên nguyên dạ thì,
Nguyệt dữ đẳng y cựu.
Bất kiến khứ niên nhân,
Lệ thấp xuân sam tụ.
Dịch nghĩa:
Năm ngoái, đêm rằm, tháng giêng
Chợ hoa đèn sáng như ban ngày
Mặt trăng nhô lên ngọn cây liễu
Người hẹn sau lúc hoàng hôn
Năm nay đêm rằm tháng giêng
Trăng với đèn vẫn như cũ
Chẳng gặp người năm ngoái
Nước mắt đẫm tay áo xuân.
Nguyên tác:
元夜空庭月滿天,
依依不改舊嬋娟。
一天春興誰家落,
萬里瓊州此夜圓。
鴻嶺無家兄弟散,
白頭多恨歲時遷。
窮途憐汝遙相見,
海角天涯三十年。
Phiên âm:
Nguyên dạ không đình nguyệt mãn thiên,
Y y bất cải cựu thuyền quyên.
Nhất thiên xuân hứng thuỳ gia lạc,
Vạn lý Quỳnh Châu thử dạ viên.
Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán,
Bạch đầu đa hận tuế thì thiên.
Cùng đồ liên nhữ dao tương kiến,
Hải giác thiên nhai tam thập niên.
Dịch nghĩa:
Đêm rằm tháng giêng, sân vắng, trăng sáng đầy trời,
Vầng trăng vẫn đẹp như xưa, không hề thay đổi.
Đầu bầu trời xuân hứng, chẳng biết rơi vào nhà nào,
Ở nơi Quỳnh Châu xa vạn dặm, đêm nay lại tròn.
Còn ta thì ở quê hương Hồng Lĩnh, chẳng còn nhà cửa, anh em cũng đều tan tác cả,
Đầu đã bạc, càng buồn vì ngày tháng trôi mau.
Ở nơi đường cùng, từ xa nhìn mà thấy thương cho ngươi,
Ở nơi chân trời góc bể khi tuổi đã ba mươi.
Tết Nguyên Tiêu còn là thời điểm diễn ra các lễ hội thơ ca đặc sắc. Những sự kiện này không chỉ tôn vinh giá trị văn hóa. Đó còn là cơ hội để kết nối tâm hồn con người qua những vần thơ. Tại Việt Nam, các hội thơ về Tết Nguyên Tiêu thường thu hút đông đảo người tham gia. Dưới đây là hai sự kiện thơ ca tiêu biểu:
Hội thơ Nguyên tiêu Núi Nhạn bắt đầu khởi nguồn từ năm 1980. Đây là một sự kiện văn hóa độc đáo và đầy cảm hứng tại Phú Yên. Ban đầu, hội thơ được tổ chức ở Thư viện Hải Phú. Tuy nhiên, sau đó, Núi Nhạn - biểu tượng văn hóa của địa phương đã trở thành địa điểm chính. Thu hút những tâm hồn yêu thơ ca và lãng mạn.
Hội thơ diễn ra vào hai đêm 15 và 16 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Kết hợp với các hoạt động nghệ thuật đặc sắc, làm tăng thêm sức hấp dẫn và sinh động. Con đường dài gần 300m dẫn lên đỉnh Núi Nhạn được trang hoàng lộng lẫy. Với các cờ thơ, ánh sáng và sắc màu của trăng rằm.
Vì thế, Hội thơ Nguyên tiêu Núi Nhạn không chỉ là niềm tự hào của người dân Phú Yên. Đó còn là biểu tượng của tình yêu mãnh liệt dành cho nàng thơ. Đây là cách tôn vinh thi ca, trở thành một nghi lễ văn hóa đầy giá trị nghệ thuật và nhân văn. Từ đây, Hội Nhà văn Việt Nam quyết định chọn rằm Nguyên Tiêu hàng năm làm Ngày Thơ Việt Nam (2003).
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam là sự kiện văn hóa đặc biệt. Thu hút đông đảo người yêu thơ và nghệ thuật mỗi dịp xuân về. Đây không chỉ là ngày hội tôn vinh thơ ca. Cơ hội để mọi người trải nghiệm và thấu hiểu giá trị của thơ Việt trong đời sống hiện đại.
Được tổ chức bởi Trung tâm Văn hóa Thành phố, Đêm thơ bắt đầu với tiết mục ngâm thơ. Cùng với đó là những hoạt cảnh đặc sắc, mang đậm tính nghệ thuật. Tiếp nối là các chùm thơ ngâm, ca múa nhạc, tạo nên không gian lôi cuốn khán giả ở mọi lứa tuổi.
Không chỉ dừng lại ở những tiết mục trình diễn, lễ hội còn mở rộng với nhiều hoạt động độc đáo. Chẳng hạn như triển lãm hình ảnh lễ hội qua các năm, tổ chức Văn hóa Ẩm thực Việt - Hoa. Triển lãm gian hàng văn hóa của người Hoa và các màn biểu diễn lân sư rồng sôi động. Ngoài ra, viết thư pháp đầu xuân cũng là điểm nhấn thu hút đông đảo du khách.
Tóm lại, lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam góp phần gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa. Đây là một trong những sự kiện thường niên tiêu biểu, mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc. Đồng thời chào đón Tết cổ truyền với tinh thần vui tươi và đầy ý nghĩa.
Săn sale ngay mẫu tai nghe Bluetooth giá tốt nhất mùa Tết năm nay nhé:
[dtv_product_related category='phu-kien/tai-nghe/tai-nghe-bluetooth']
Xem thêm các sản phẩm tai nghe Bluetooth
Đọc và thưởng thức thơ về Tết Nguyên Tiêu là một cách tuyệt vời. Để hòa mình vào không khí văn hóa truyền thống và cảm nhận vẻ đẹp tinh thần của lễ này. Tuy nhiên, để có trải nghiệm sâu sắc hơn, bạn cần chú ý đến cách chọn và cảm nhận thơ sao. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi chọn và đọc thơ Tết Nguyên Tiêu:
Những bài thơ về Tết Nguyên Tiêu thường chứa đựng giá trị văn hóa truyền thống Phản ánh tinh thần lễ hội qua các hình ảnh như trăng rằm, hoa cỏ mùa xuân, không khí đoàn viên,...
Khi chọn thơ, hãy ưu tiên những tác phẩm mang đậm hơi thở truyền thống. Điều đó sẽ giúp bạn cảm nhận sâu sắc hơn về ý nghĩa và vẻ đẹp văn hóa của Tết.
Mỗi bài thơ Tết Nguyên Tiêu thường ẩn chứa các hình ảnh và biểu tượng giàu ý nghĩa. Điển hình như ánh trăng, hoa đào, hoa mai hay tiếng chuông vang trong đêm rằm. Việc tìm hiểu và khám phá ý nghĩa của những hình ảnh giúp bạn hiểu hơn về nội dung. Đồng thời còn nâng cao khả năng cảm thơ, đưa bạn đến gần hơn với tâm hồn của tác giả.
Khi thưởng thức thơ, hãy chọn những tác phẩm phù hợp với cảm xúc của bản thân. Hoặc không khí xung quanh. Nếu bạn muốn một không gian tĩnh lặng, những bài thơ miêu tả đêm trăng Nguyên Tiêu sẽ là lựa chọn lý tưởng. Trong khi đó, các bài thơ vui tươi, rộn ràng có thể giúp không khí gia đình thêm ấm cúng.
Bên cạnh tác phẩm truyền thống, thơ hiện đại về Tết Nguyên Tiêu cũng mang đến nhiều góc nhìn mới. Đây là cơ hội để bạn khám phá sự phong phú của thi ca Việt Nam. Đồng thời cảm nhận cách thế hệ trẻ và làm mới những giá trị văn hóa lâu đời.
Các bài thơ về Tết Nguyên Tiêu 2025 hay và ý nghĩa đã có ở bài viết trên. Qua những bài thơ đó, bạn có thể tìm thấy niềm vui, sự gắn kết và cảm hứng cho cuộc sống. Hãy cùng Điện Thoại Vui khám phá thêm nhiều tác phẩm thơ đặc sắc khác. Từ đó, bạn có thể cảm nhận trọn vẹn không khí Tết Nguyên Tiêu nhé!
Bạn đang đọc bài viết 50 bài thơ về Tết Nguyên Tiêu 2025 hay, ý nghĩa nhất tại chuyên mục Sự kiện trên website Điện Thoại Vui.
Mình là Như Thuần, hiện đang là Content Creator tại Điện Thoại Vui. Với niềm đam mê viết lách hy vọng rằng mình có thể mang đến cho các bạn những thông tin và kiến thức hữu ích về lĩnh vực công nghệ, điện tử.