Thuyết minh về cách làm bánh chưng ngày Tết hay và chi tiết
Thuyết minh về cách làm bánh chưng ngày Tết là chủ đề được rất nhiều người quan tâm mỗi dịp Tết đến xuân về, đặc biệt là những người đang có các sản phẩm liên quan đến cách làm bánh chưng như học sinh thuyết trình, doanh nghiệp thuyết minh cho video quảng cáo,... Trong bài viết này, hãy cùng Điện Thoại Vui tìm hiểu chi tiết về cách làm bánh chưng ngày Tết để thuyết minh chính xác và hấp dẫn nhé!
Khám phá loạt chương trình săn Sale Tết, khuyến mãi Tết 2025 nhằm tri ân khách hàng gắn bó với Điện Thoại Vui tại đây:
Trước khi đi vào bài thuyết minh về cách làm bánh chưng ngày Tết hãy tìm hiểu những thông tin quan trọng về bánh chưng như nguồn gốc lịch sử, nguyên liệu cần chuẩn bị, cách sơ chế, cách gói, luộc bánh,...Những thông tin này sẽ có ngay trong phần bên dưới:
Bánh chưng là một biểu tượng văn hóa đặc trưng của người Việt, gắn liền với truyền thuyết về Lang Liêu đời Vua Hùng thứ 6. Nhân dịp cúng Tiên Vương, vua Hùng đã triệu tập các quan Lang (các con của nhà vua) đến và truyền rằng: vị quan Lang nào tìm được món lễ vật dâng lên tổ tiên hợp ý với nhà vua nhất sẽ được vua cha nhường ngôi cho.
Lang Liêu đã dâng lên hai loại bánh, một hình vuông tượng trưng cho đất và một hình tròn tượng trưng cho trời, dùng gạo nếp, đậu xanh và thịt làm nhân. Và từ đó, bánh chưng bánh giầy được ra đời.
Việc gói bánh chưng ngày nay trở thành một nghi lễ quan trọng trong dịp Tết, thể hiện sự đoàn kết và ấm cúng của gia đình. Từ Bắc vào Nam, bánh chưng có nhiều biến tấu về hình dạng, nhân bánh nhưng vẫn giữ nguyên giá trị tinh thần sâu sắc.
Tết ơi tết tết đến rồi. Truy cập ngay để săn deal sale Tết dienthoaivui không giới hạn tại đây
Nguyên liệu chính cần chuẩn bị để gói bánh chưng ngày Tết:
Các nguyên liệu này có thể được gia giảm tùy vào văn hóa vùng miền và gia đình. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo các nguyên liệu chính là gạo nếp, đậu xanh, thịt.
Trước khi bắt tay vào gói bánh chưng, chúng ta cần chuẩn bị kỹ lưỡng các nguyên liệu. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:
Bước 1: Ngâm gạo nếp
Ngâm gạo nếp với nước ấm pha chút muối trong khoảng 2 tiếng hoặc ngâm từ đêm trước đó. Sau đó, vớt gạo ra rổ, xả lại bằng nước sạch nhiều lần và để ráo. Việc ngâm gạo giúp gạo mềm, nở đều và dễ hấp thụ gia vị.
Bước 2: Sơ chế đậu xanh
Ngâm đậu xanh không vỏ với nước ấm khoảng 2-3 tiếng cho mềm. Vớt đậu ra, để ráo. Sau đó nêm nếm gia vị với một chút muối hoặc đường vào đậu xanh tùy theo khẩu vị.
Bước 3: Sơ chế thịt
Thịt ba chỉ rửa sạch, thái miếng dài bằng nhau. Ướp thịt với hỗn hợp gồm hành tím băm, tiêu, muối, nước mắm và một chút đường để thịt đậm đà hơn. Trộn đều và để thịt ngấm gia vị trong 30 phút.
Bước 4: Sơ chế lá dong
Lá dong rửa sạch, loại bỏ lá bị hỏng, úa vàng. Ngâm lá dong với khoảng 15 phút để lá mềm và dễ gói. Vớt lá ra, để ráo nước. Gấp lá thành 4 phần theo chiều ngang và đo chiều dài của lá vừa với cạnh của khuôn. Mỗi chiếc bánh chưng sẽ cần từ khoảng 4 lá dong.
Sau khi hoàn thành các bước sơ chế trên, bạn đã có thể sẵn sàng để gói bánh chưng.
Đừng bỏ lỡ dịp sở hữu iPhone cũ đẹp như mới giá rẻ vào dịp Tết này
[dtv_product_related category='may-cu/dien-thoai-cu/iphone-cu']
Gói bánh chưng như một nghệ thuật đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ. Để có những chiếc bánh chưng vuông vắn, đẹp mắt và chắc chắn, bạn có thể tham khảo cách dưới đây:
Bước 1: Trước tiên, bạn xếp 4 lá dong vào khuôn, mỗi lá gập đôi theo chiều dọc tạo thành một đường thẳng. Đặt các lá dong này vào 4 góc của khuôn sao cho các đường gấp trùng khít vào nhau.
Bước 2: Tiếp theo, cho một lớp gạo nếp mỏng đều xung quanh các góc khuôn để tạo thành một lớp nền vững chắc.
Bước 3: Sau đó, lần lượt cho nhân đậu xanh, thịt đã ướp và một lớp đậu xanh nữa vào giữa khuôn. Cuối cùng, phủ kín bề mặt bằng một lớp gạo nếp.
Bước 3: Để gói chặt bánh, bạn gấp các mép lá dong vào trong khuôn, dùng tay miết chặt các mép lá để bánh được cố định.
Sau đó, dùng dây lạt buộc chặt bánh theo hình chữ thập.
Không nên buộc dây quá chặt, chỉ cần đủ để giữ bánh không bị bung ra trong quá trình luộc. Vì buộc quá quá chặt có thể làm bánh bị nở không đẹp và không ngon.
Sau khi đã gói xong, xếp bánh chưng vào nồi luộc. Bạn nên xếp bánh thật khít nhau để tiết kiệm không gian và giúp bánh chín đều hơn. Đổ nước ngập mặt bánh và luộc khoảng 5 - 8 tiếng đối với bánh có kích cỡ nhỏ và thời gian lâu hơn đối với bánh cỡ lớn.
Trong quá trình luộc, bạn nên thường xuyên kiểm tra và bổ sung nước để đảm bảo bánh luôn ngập trong nước. Sau khoảng một nửa thời gian luộc, bạn có thể mở nắp nồi và nhẹ nhàng đảo bánh để bánh chín đều hơn.
Khi bánh đã chín, vớt bánh ra khỏi nồi và ngâm vào thau nước lạnh khoảng 15-20 phút để bánh nguội nhanh và không bị nứt.
Sau khi ngâm nước lạnh, bạn xếp bánh lên một mặt phẳng, sạch sẽ và dùng một vật nặng đè lên trên để ép bớt nước trong bánh. Việc ép bánh giúp bánh được chắc chắn, không bị xốp và bảo quản được lâu hơn.
Thời gian ép bánh thường khoảng 5-8 tiếng. Sau thời gian đó, bạn sẽ có thành phẩm là một chiếc bánh chưng thơm ngon.
Bài thuyết minh về cách làm bánh chưng ngày Tết hoàn thiện tham khảo:
Bánh chưng là một món ăn truyền thống không thể thiếu trong mỗi dịp Tết Nguyên Đán của người Việt Nam. Nhắc đến Tết thì làm sao có thể thiếu được bánh chưng xanh, biểu tượng của sự sum vầy, đầy đủ trong năm mới. Bánh chưng xanh cũng là linh hồn của ngày Tết, là món quà ý nghĩa mà con cháu dâng lên tổ tiên, thể hiện lòng thành kính và biết ơn.
Tục gói bánh chưng, bánh dày tồn tại ở nước ta từ thời đại Vua Hùng thứ 6. Khi Lang Liêu dâng lên Tiên Vương hai loại bánh, một hình vuông tượng trưng cho đất và một hình tròn tượng trưng cho trời. Từ thời đại Hùng Vương đến nay, tục lệ gói bánh chưng vẫn giữ nguyên vẹn ý nghĩa thiêng liêng của nó.
Dù thời gian trôi qua với bao nhiêu thế hệ đã đổi thay, cách làm bánh chưng truyền thống vẫn giữ nguyên nét đẹp giản dị. Nguyên liệu chủ yếu vẫn là những thứ quen thuộc như gạo nếp thơm lừng, lá dong xanh mướt, thịt mỡ béo ngậy và đậu xanh bùi bùi.
Nếp để gói bánh phải chọn loại hạt tròn mẩy, không bị sứt sẹo, khi nấu lên sẽ có mùi thơm đặc trưng. Đậu xanh thì hạt đều, màu vàng tươi, khi tán nhuyễn sẽ tạo nên lớp nhân mềm mịn. Phần thịt thường chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc vai, đem ướp với các gia vị như tiêu, hành, nước mắm để tăng thêm hương vị đậm đà.
Và tất nhiên, không thể thiếu lá dong - Chiếc áo xanh tươi mát cho chiếc bánh. Lá dong phải chọn loại tươi non, gân lá rõ ràng, màu xanh đậm. Khi mua về, lá dong cần được rửa sạch, cắt bỏ phần cuống già để bánh được thơm ngon hơn.
Để có một chiếc bánh chưng ngon, công đoạn gói bánh đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Lá dong phải được chọn kỹ, gạo nếp phải ngâm đủ, nhân bánh phải được ướp gia vị vừa miệng. Sau khi tất cả nguyên liệu đã sẵn sàng, công đoạn gói bánh bắt đầu.
Mỗi chiếc bánh chưng là một tác phẩm nghệ thuật đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ của người gói. Từ việc xếp lá dong, cho nhân đến việc buộc lạt, tất cả đều phải được thực hiện một cách cẩn thận để tạo nên những chiếc bánh vuông vắn, đẹp mắt. Dưới đôi bàn tay khéo léo, người gói sẽ gấp 4 góc lá dong lại vào khuôn, cho nếp vào tạo một lớp nền vững chắc. Cho lần lượt cho nhân đậu xanh, thịt đã ướp và một lớp đậu xanh nữa vào giữa khuôn. Và cuối cùng, là một lớp gạo nếp nữa để tạo nên một chiếc bánh hoàn chỉnh.
Một trong những việc làm mang đậm phong cách ngày Tết Cổ Truyền, đó chính là công việc luộc bánh chưng. Một chiếc bánh đủ độ dẻo, tơi, bùi thì cần phải được luộc trong khoảng thời gian từ năm đến tám tiếng đồng hồ.
Trong quá trình luộc, cần chú ý bổ sung nước nếu thấy cạn. Việc luộc bánh chưng không chỉ đơn thuần là nấu ăn mà còn là dịp để cả gia đình quây quần bên nhau, cùng chia sẻ tâm sự, mọi buồn vui trong cuộc sống. Khi đó, tình cảm gia đình trở nên khăng khít hơn. Không khí đoàn viên, ấm cúng cầu mong một năm mới bình an, hạnh phúc và sung túc trong năm mới.
Sau khi trải qua một khoảng thời gian luộc, bánh chưng dần chín vàng, tỏa hương thơm lừng. Mỗi chiếc bánh được nâng niu lấy ra khỏi nồi, cẩn thận gói lại bằng lá dong tươi xanh để giữ trọn hương vị.
Khi đặt lên bàn thờ, những chiếc bánh chưng như những món quà quý giá, thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên. Bánh chưng không chỉ là món ăn ngày Tết mà còn là món quà ý nghĩa để gửi tặng người thân, bạn bè. Mỗi chiếc bánh chưng đều mang theo tấm lòng thành, lời chúc tốt đẹp và tình cảm ấm áp của người tặng.
Trong bữa cơm ngày Tết, khi cả gia đình quây quần bên nhau, cùng thưởng thức những miếng bánh chưng thơm ngon, không khí trở nên ấm áp, chan hòa. Hương vị của bánh chưng gợi nhớ về những kỷ niệm đẹp, về tình thân gia đình.
Săn sale ngay mẫu pin sạc dự phòng giá tốt nhất mùa Tết năm nay nhé:
[dtv_product_related category='phu-kien/pin-sac-du-phong']
Xem thêm các sản phẩm pin sạc dự phòng
Như vậy, bánh chưng không chỉ là món ăn mà còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Việc làm bánh chưng, dâng bánh chưng đã trở thành một nét đẹp truyền thống, được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Qua đó, chúng ta thể hiện lòng biết ơn đối với cha ông và gìn giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Mỗi khi Tết đến, xuân về, bánh chưng chính là sợi dây kết nối các thế hệ, là biểu tượng của sự đoàn viên, sum họp.
Bài viết trên là thuyết minh về cách làm bánh chưng ngày Tết mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin từ hữu ích và biết cách làm một chiếc bánh chưng ý nghĩa cho dịp Tết Nguyên Đán này. Theo dõi Điện Thoại Vui để xem thêm nhiều bài viết ý nghĩa và tin khuyến mãi công nghệ mới nhất từ Điện Thoại Vui nhé!
Bạn đang đọc bài viết Thuyết minh về cách làm bánh chưng ngày Tết hay và chi tiết tại chuyên mục Sự kiện trên website Điện Thoại Vui.
Tôi là Trần My Ly, một người có niềm đam mê mãnh liệt với công nghệ và 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viết lách. Công nghệ không chỉ là sở thích mà còn là nguồn cảm hứng vô tận, thúc đẩy tôi khám phá và chia sẻ những kiến thức, xu hướng mới nhất. Tôi hi vọng rằng qua những bài viết của mình sẽ truyền cho bạn những góc nhìn sâu sắc về thế giới công nghệ đa dạng và phong phú. Cùng tôi khám phá những điều thú vị qua từng con chữ nhé!