Wi-Fi 6 là gì? Ứng dụng Router Wi-Fi 6 trong thực tiễn
Khái niệm WiFi 6 là gì vẫn còn xa lạ đối với một số người dùng công nghệ. Trong thời đại 4.0, Internet trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Wi-Fi 6 ra đời nhằm cải thiện tốc độ đường truyền của mạng không dây. Nếu bạn đang có những thắc mắc liên quan đến WiFi 6e là gì hay công nghệ Router WiFi 6 là gì. Bạn có thể theo dõi bài viết dưới đây.
WiFi 6 là tên gọi tắt của chuẩn WiFi 802.11ax. Đây là phiên bản thứ 6 của chuẩn 802.11, giúp truyền dữ liệu mạng không dây. Wi-Fi 6 chính là tên gọi tắt của chuẩn Wi-Fi này. Đây được xem là chuẩn mạng không dây mới nhất được công nhận. Dựa trên tiêu chuẩn IEEE 802.11ax, Wi-Fi 6 không chỉ dùng để kết nối Internet mà còn là tiêu chuẩn mạng. Nói cách khác, Wi-Fi 6 đóng vai trò trong việc nâng cấp các thiết bị tương thích với nó, như Router Wi-Fi.
Nhận thấy sự khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin về sản phẩm. Liên minh Wi-Fi đã đổi tên chuẩn Wi-Fi thông thường thành các con số như:
Song song đó, tháng 10 năm 2018, Wi-Fi 6 (chuẩn 802.11ax) ra đời. Tuy nhiên vào thời điểm đó, Wi-Fi 6 chưa thực sự phổ biến đến người dùng Internet. Năm 2019, Liên minh Wi-Fi chính thức công nhận Wi-Fi 6 và cho phép các nhà sản xuất dùng nó. Cho đến nay, chuẩn Wi-Fi 6 hiện có tiềm năng trong việc đáp ứng nhu cầu công nghệ thông tin.
Công nghệ Router Wi-Fi 6 là gì? Là chuẩn Wi-Fi được cải tiến hơn so với Wi-Fi 5. Công nghệ tích hợp trong Wi-Fi 6 sở hữu những điểm nổi trội có thể kể đến như sau đây.
Tính đến thời điểm hiện tại, MU-MIMO đã được dùng trong hầu hết các bộ định tuyến Router. Nhưng đến với Wi-Fi 6, công nghệ này được cải tiến và nâng cấp lên rất nhiều. Nhờ sự đóng góp của công nghệ MU-MIMO, Wi-Fi 6 có khả năng kết nối nhiều thiết bị cùng lúc. Song vẫn đảm bảo được tốc độ mạng ổn định.
Tuy công nghệ MU-MIMO đã được hỗ trợ trong Wi-Fi 5 nhưng chỉ dừng lại ở phiên bản 4x4 MU-MIMO. Với Wi-Fi 6, công nghệ này được hỗ trợ đến 8x8. Cho phép các Router kết nối 8 thiết bị cùng lúc gồm 2 chiều (uplink và downlink). Công nghệ MU-MIMO được chia làm 2 dạng cụ thể:
Công nghệ OFDMA được xem là một trong những tính năng quan trọng trong việc cải thiện hiệu suất mạng. Cụ thể hơn, OFDMA là kỹ thuật phân chia đường truyền tần số cho nhiều người truy cập. Nói cách khác, công nghệ này cho phép nhiều thiết bị chia sẻ 1 kênh Wi-Fi cùng lúc mà không cần thay phiên.
Router Wi-Fi 6 khi sử dụng công nghệ OFDMA sẽ cho phép tín hiệu được gửi/nhận trong 1 phiên truyền dữ liệu. Có nghĩa rằng, người dùng có thể truyền dữ liệu song song đến nhiều thiết bị. Từ đó giúp tăng sự linh hoạt trong tốc độ mạng và giảm độ trễ. Trải nghiệm dùng Internet được cải thiện đáng kể (nhất là môi trường có nhiều thiết bị đang dùng Wi-Fi).
Ví dụ: OFDMA cho phép kênh tần số 20MHz truyền đến 9 máy khác nhau trong cùng một lúc. Thay vì 4 kênh như ở chuẩn Wi-Fi 5 (802.11ac).
Với công nghệ OFDMA, bạn không cần chờ đợi khi gửi/nhận dữ liệu. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian, gia tăng sự tiện lợi.
Chế độ TWT (Target Wake Time) là chế độ giúp sắp xếp các kết nối của máy khách. Từ đó làm giảm lượng tiêu thụ điện năng cho bộ định tuyến Router. Cụ thể hơn, chế độ này sẽ tự động nhận biết thiết bị nào đang hoạt động và kích hoạt Wi-Fi. Đồng thời ngắt kết nối cho các thiết bị đang ngừng hoạt động.
Vì vậy, chế độ TWT được xem là tính năng tiết kiệm năng lượng cho thiết bị điện tử. Chế độ này tự động sắp xếp trong 1 khoảng thời gian nhất định thiết bị nào được truyền dữ liệu. Khi đó thời gian nghỉ của thiết bị điện tử sẽ tăng, giúp thời lượng sử dụng được lâu hơn. Các thiết bị được tiết kiệm pin một cách đáng kể.
Tính đến thời điểm hiện tại, WPA 2 được xem là chuẩn bảo mật phổ biến nhất. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng WPA 2 sẽ lộ những nhược điểm bảo mật. Vì vậy, vào năm 2018, Liên minh Wi-Fi cho ra mắt công nghệ bảo mật mới WPA 3.
WPA là hình thức bảo mật Wi-Fi được mã hóa bằng cách sử dụng mật khẩu. Để đăng nhập vào mạng Wi-Fi, người dùng cần nhập đúng mật khẩu. Thông qua hệ thống trao đổi Jey Dragonfly, Wi-Fi 6 với công nghệ WPA 3 đã được gia tăng sự bảo mật. Phương thức này giúp mật khẩu khó bị mã hóa, từ đó tạo sự an tâm cho người dùng.
Công nghệ BSS Coloring được tích hợp trong Wi-Fi 6 giúp giảm thiểu xung đột mạng. Công nghệ này sẽ sử dụng các thẻ màu sắc để phát hiện “nguồn nhiễu” cho Router hay thiết bị. Từ đó giúp các Router Wi-Fi nhận biết và loại bỏ chúng khỏi đường truyền mạng.
Việc này nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng chậm trễ của hệ thống mạng. Đồng thời giảm độ gây nhiễu của mạng Wi-Fi xuống mức thấp nhất có thể.
Công nghệ Beamforming hoạt động dựa trên các ăng ten sử dụng công nghệ MU-MIMO. Thay vì truyền dữ liệu theo nhiều hướng, Router được hỗ trợ Beamforming sẽ có thể xác định vị trí thiết bị. Từ đó điều hướng tín hiệu kết nối đến nơi đó.
Công nghệ này giúp gia tăng tối đa tín hiệu đường truyền đến người dùng. Vì lẽ đó, Wi-Fi 6 sử dụng Beamforming sẽ giúp mạng giảm thiểu điểm chết. Góp phần tối ưu hóa mạng Wi-Fi và đảm bảo độ ổn định, chất lượng của đường truyền mạng.
Về cơ bản, Wi-Fi 6 và Wi-Fi 5 có sự khác nhau tương đối về một số tiêu chí như tốc độ, hiệu suất,... Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa 2 chuẩn Wi-Fi, bạn có thể theo dõi bảng so sánh sau đây:
Tiêu chí | Wi-Fi 6 | Wi-Fi 5 |
Tham số | 802.11ax | 802.11ac |
Tần số | 5GHz | 2.4GHz và 5GHz |
Tốc độ dữ liệu | 9.6Gbps | 3.5Gbps |
TWT (Target Wake Time) | Có hỗ trợ | Không hỗ trợ |
Ăng ten | 8x8 MU-MIMO | 4x4 MU-MIMO |
Công nghệ truy cập | OFDMA | OFDM |
Tuổi thọ pin | Tương đối cao | Tương đối ngắn |
Hiệu suất sử dụng | Tốt hơn Wi-Fi 5 | Không bằng Wi-Fi 6 |
Thời gian phản hồi của thiết bị | Nhanh hơn Wi-Fi 5 | Chậm |
Bên cạnh khái niệm WiFi 6 là gì cũng như những công nghệ tích hợp mà nó mang lại. Wi-Fi 6 cũng sở hữu những ưu điểm nổi trội mà người dùng Internet có thể quan tâm. Nhờ vào những ưu điểm này, Wi-Fi 6 được xem là chuẩn Wi-Fi tiên tiến hơn các thế hệ Wi-Fi trước.
Tốc độ truy cập là một trong những ưu điểm đầu tiên của Wi-Fi 6. Trong khi Wi-Fi 5 chỉ sử dụng công nghệ điều chế 256-QAM. Wi-Fi 6 đã sử dụng 1024-QAM giúp tốc độ truyền dữ liệu được cải tiến lên đến 25%. Wi-Fi 6 cung cấp tốc độ mạng lên đến 10Gbps, và có tần số phát không dây đạt cao ở 12Gbps.
Khi Router đạt tần số phát sóng không dây cao nhất và duy trì ở khoảng cách lý tưởng. Tốc độ truyền tải dữ liệu của Wi-Fi 6 có thể lên tới 11Gbps. Với những chỉ số này, Wi-Fi 6 đã cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc so với Wi-Fi 5 khoảng 35%.
Như đã đề cập ở trên, Wi-Fi 6 sở hữu bản cập nhật tân tiến nhất cho tính năng QAM. Với 1024 QAM, chuẩn Wi-Fi này cho phép phát sóng đến 8 luồng kết nối đồng thời. Trong cùng một thời điểm, một điểm truy cập có Wi-Fi 6 sẽ xử lý lưu lượng truy cập đến 8 người dùng. Tuy vậy nhưng vẫn đảm bảo đường truyền mạng và không bị giảm tốc độ.
Đây được xem là giải pháp tuyệt vời cho tình trạng tắc nghẽn mạng hay gặp ở một số nơi. Nhất là đối với những khu vực có dân cư đông đúc và nhu cầu sử dụng Wi-Fi cao. Hiệu suất làm việc của Wi-Fi này cũng được đánh giá cao. Thông thường, khi nhiều người cùng kết nối Wi-Fi thì mạng sẽ phát sinh tình trạng lag gây khó chịu.
Sự kết hợp của 3 công nghệ MU-MIMO, OFDMA và BSS Coloring giúp cho Wi-Fi 6 tối ưu hóa băng tần. So với 64 kênh, Wi-Fi 6 đã thay đổi phân bổ các kênh tần số 20MHz thành 256 kênh riêng. Nói cách khác, các công nghệ này đã tự chia các kênh lớn thành các kênh phụ. Sau đó kết hợp kênh phụ có thông lượng lớn để truyền tải dữ liệu.
Điều này nhằm giảm độ trễ của Wi-Fi. Từ đó Wi-Fi trở nên mượt mà và nhanh nhạy hơn ngay cả trong môi trường có truy cập đông đúc. Như đã đề cập ở trên, Wi-Fi 6 hoạt động trên cả 2 băng tần 2.4Ghz và 5GHz. Nhờ vậy, băng thông được mở rộng hơn với tốc độ truyền tải thông tin nhanh hơn. Đồng thời nhiều thiết bị điện tử có khả năng truy cập cùng một thời điểm.
So với thế hệ Wi-Fi 5, chuẩn Wi-Fi 6 có tốc độ truyền dữ liệu nhanh gấp 4 lần. Nếu Wi-Fi 5 chỉ có thể xử lý dữ liệu trong 1 thời điểm cho 1 thiết bị. Thì Wi-Fi 6 có thể xử lý các dữ liệu cho nhiều thiết bị cùng lúc. Điều này giúp chuẩn Wi-Fi mới này có thể tận dụng được dung lượng của băng thông tối đa.
Đồng thời, độ trễ của Wi-Fi 6 thấp hơn các chuẩn Wi-Fi cũ khoảng 75%. Vì vậy, Wi-Fi 6 được sử dụng trong các công việc yêu cầu độ tải cao như streaming phim trực tuyến.
Công nghệ BSS Coloring tích hợp trong Wi-Fi 6 sẽ giúp giảm xung đột với mạng Wi-Fi hàng xóm. Vì tính năng này có thể phát hiện các thiết bị nào có sóng Wi-Fi trùng với kênh sóng nhà bạn. Khi đó, bạn cần đổi màu sắc và thay đổi kênh sóng khác để tránh nhiễu tín hiệu mạng.
Cách tăng tuổi thọ cho Router WiFi 6 là gì? Chế độ TWT có sẵn trong Wi-Fi 6 giúp cải thiện thời lượng pin của thiết bị sử dụng Wi-Fi. Cơ chế thông minh này hoạt động bằng cách xác định thời gian và tần suất sử dụng của thiết bị. Từ đó tiến hành kết nối hoặc ngắt kết nối cho thiết bị ấy để giảm tiêu thụ điện năng.
Có thể nói rằng, Router Wi-Fi 6 hay các thiết bị điện tử có thể tăng tuổi thọ đều nhờ vào chế độ TWT. Chế độ này báo cho thiết bị chính xác thời điểm nên kết nối Wi-Fi cũng như thời điểm ngủ.
Để thiết bị đảm bảo kết nối an toàn, chuẩn Wi-Fi 6 sử dụng bảo mật WPA 3. Đây được xem là giao thức bảo mật tiên tiến nhất tính đến thời điểm hiện tại. Mật khẩu sẽ khó bẻ khóa hơn khi WPA 3 được ứng dụng vào trong các đường truyền kết nối. Tính bảo mật cao hơn nhằm ngăn chặn những kẻ xấu, tin tặc xâm nhập và đánh cắp dữ liệu cá nhân.
Hiện nay, Wi-Fi 6 được ứng dụng rộng rãi trong phạm vi công sở và gia đình. Tùy theo điều kiện và nhu cầu của người tiêu dùng, mỗi phạm vi sẽ có thiết kế thiết bị khác nhau. Từ đó lợi ích mà Router Wi-Fi 6 mang lại cũng khác nhau.
Trong phạm vi gia đình, Wi-Fi 6 được ứng dụng trong việc:
Các thành viên trong gia đình có thể sử dụng Wi-Fi thoải mái và dễ dàng với Router Wi-Fi 6.
Trong phạm vi công sở, Wi-Fi 6 được ứng dụng trong những việc như:
Ngoài ra, Router Wi-Fi 6 còn sử dụng trong y tế, văn phòng không dây hay cộng tác ảo,...
Trước khi chuyển sang sử dụng Wi-Fi 6, bạn nên cân nhắc một số điều sau:
Những cân nhắc trên đây giúp bạn có thể lựa chọn một bộ phát Wi-Fi 6 phù hợp và chuẩn xác hơn.
Nếu bạn vẫn còn đang thắc mắc về một số vấn đề liên quan đến Wi-Fi 6. Bạn có thể theo dõi các câu hỏi sau đây. Từ đó tìm cho mình giải đáp phù hợp nhất.
WiFi 6E là gì? Hiện nay, Wi-Fi 6E được xem là phiên bản mở rộng của Wi-Fi 6. Vì vậy, Wi-Fi 6E vẫn sở hữu những tính năng, công nghệ nổi trội từ Wi-Fi 6. Tuy nhiên, giữa 2 chuẩn Wi-Fi này sẽ khác nhau về tần số băng tần. Nếu Wi-Fi 6 hoạt động dựa trên 2 tần số 2.4GHz và 5GHz. Thì Wi-Fi 6E hoạt động trên băng tần duy nhất là 6GHz.
Nếu bạn quan tâm đến sự ổn định cũng như tốc độ đường truyền kết nối của Wi-Fi. Lời khuyên là bạn nên nâng cấp lên Wi-Fi 6 để cảm nhận sự khác biệt. Theo như thông số được cập nhật, Wi-Fi 6 có thể truyền dữ liệu đến 10Gbps. Hiện nay ở Việt Nam, chưa có nhà mạng nào có thể cung cấp mức băng thông đạt đến con số này. Đây là lý do vì sao mạng thường gặp giật lag hoặc chậm khi sử dụng.
Câu trả lời là Có. Không phải cứ đổi thiết bị phát sóng Wi-Fi 6 thì bạn có thể trải nghiệm tốc độ và tính năng của nó. Chuẩn Wi-Fi 6 sẽ chỉ hoạt động mạnh mẽ nếu Router Wi-Fi hỗ trợ chuẩn này. Vì vậy, để dùng được Wi-Fi 6 với tốc độ đường truyền nhanh, bạn nên thay Router mới.
Trên đây là tổng hợp các thông tin liên quan đến WiFi 6 là gì và WiFi 6e mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết này của Điện Thoại Vui sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công nghệ cũng như ứng dụng của Router WiFi 6 là gì. Cùng chia sẻ bài viết nếu thấy hay ho nhé!
Bạn đang đọc bài viết Wi-Fi 6 là gì? Ứng dụng Router Wi-Fi 6 trong thực tiễn tại chuyên mục Hỏi đáp trên website Điện Thoại Vui.
Tôi là Trần My Ly, một người có niềm đam mê mãnh liệt với công nghệ và 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viết lách. Công nghệ không chỉ là sở thích mà còn là nguồn cảm hứng vô tận, thúc đẩy tôi khám phá và chia sẻ những kiến thức, xu hướng mới nhất. Tôi hi vọng rằng qua những bài viết của mình sẽ truyền cho bạn những góc nhìn sâu sắc về thế giới công nghệ đa dạng và phong phú. Cùng tôi khám phá những điều thú vị qua từng con chữ nhé!