Chipset là gì? Vai trò của Chipset trên máy tính là gì?
Khái niệm Chipset là gì chắc hẳn còn khá xa lạ với một số người dùng công nghệ. Chipset là linh kiện không thể thiếu trong những thiết bị điện tử như máy tính hay laptop. Nếu bạn vẫn chưa biết rõ Chipset điện thoại hay Chipset mainboard là gì và đang có ý định tìm hiểu. Bạn có thể theo dõi bài viết dưới đây.
Chipset là gì? Chipset là tập hợp các vi mạch (IC) có trên bo mạch chủ (mainboard) của thiết bị điện tử. Đây là một bộ những con chip có chức năng quản lý và điều khiển các phần cứng trên bo mạch chủ. Các phần cứng có thể kể đến như: bộ vi xử lý (CPU), card đồ họa (GPU), RAM và ổ cứng.
Vào thời gian đầu, máy tính sử dụng khá nhiều mạch tích hợp (IC) với bo mạch chủ. Tuy nhiên, việc chứa quá nhiều IC dẫn đến bo mạch chủ hoạt động không hiệu quả. Vì vậy, các con chip đơn lẻ được tích hợp với nhau tạo thành một hệ thống trên mainboard. Chipset cũng từ đây mà ra đời.
Nhắc đến thuật ngữ Chipset trên máy tính là nhắc đến các con chip đặc biệt trên bo mạch chủ. Nhưng đối với laptop (PC), Chipset được dùng để đề cập 2 bo mạch chính là chip cầu bắc và chip cầu nam. Để hiểu rõ hơn về 2 loại chip này trên PC, bạn có thể theo dõi tiếp trong phần sau.
Bạn nên nắm được vai trò của Chipset sau khi biết được Chipset là gì. Chipset sẽ có 3 nhiệm vụ chính trong hệ thống máy tính. Bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về từng vai trò.
Đây được xem là một trong những vai trò quan trọng đầu tiên của Chipset. Nói cách khác, linh kiện Chipset chính là yếu tố quyết định sự tương thích của các bộ phận hay phần cứng trong máy tính. Người dùng có thể dựa vào Chipset để chọn lựa các phần cứng còn lại của máy.
Ví dụ: Dựa vào chip hiện có, bạn sẽ đưa ra quyết định chọn lựa loại RAM sao cho phù hợp. Cụ thể, nó sẽ là ổ cứng gì, tốc độ xử lý như thế nào, số lượng ổ có thể gắn,... Nếu bạn đang có nhu cầu sở hữu một chiếc laptop gaming có cấu hình cao. Thì các phần cứng khác của máy cần có hiệu suất hoạt động mạnh mẽ để đáp ứng.
Quyết định các tùy chọn mở rộng cũng là vai trò quan trọng không kém của Chipset. Để quyết định được các phần cứng, Chipset sẽ dựa vào đường dẫn bus để kết nối dữ liệu. Từ đó hỗ trợ mạnh mẽ trong việc truyền dữ liệu đến máy tính. Hiện nay, PCle được xem là loại internal bus điển hình và phổ biến. Loại bus này góp phần khai thác các lane để RAM hay card mở rộng có thể giao tiếp với CPU.
Mỗi lane bao gồm 2 cặp dây dẫn khác nhau, một dây gửi dữ liệu và một dây nhận dữ liệu. Nếu dây càng nhiều thì đồng nghĩa với việc dữ liệu trao đổi sẽ càng nhiều. Tuy nhiên, số lượng lane sẽ phụ thuộc vào khả năng của bo mạch chủ và CPU. Cụ thể, CPU dành cho Intel chỉ có 16 lane trong khi với các CPU thế hệ mới, số lane lên đến 40 lane.
OC hay ép xung là khả năng thúc đẩy tốc độ của xung nhịp. Từ đó giúp xung nhịp hoạt động nhanh hơn bình thường, các tác vụ nặng được vận hành tốt hơn. Tuy vậy, việc ép xung hay OC có thể ảnh hưởng đến sự tản nhiệt của máy tính. Và không phải CPU nào cũng có khả năng ép xung.
Chỉ có một số loại Chipset hỗ trợ tính năng này và có firmware thì OC mới được thực hiện. Vì thế, trước khi chọn mua máy tính hoặc laptop bất kỳ, bạn nên xác định có muốn ép xung hay không. Nếu có, bạn nên lựa chọn các dòng máy mà Chipset có khả năng OC.
Chipset Mainboard là gì? Chipset trên Mainboard bao gồm các loại nào và có ý nghĩa ra sao? Nếu bạn đang có những câu hỏi tương tự như đây thì bạn có thể theo dõi các giải đáp bên dưới.
Chip cầu nam hay I/O Controller Hub (ICH) là loại chip quản lý các công việc có tốc độ chậm trên bo mạch. Cụ thể, chip cầu nam là trung gian liên kết giữa các thiết bị có tốc độ chậm trên một máy tính. Đây được xem là một phần của Chipset trên Mainboard nhưng không liên kết trực tiếp với CPU. Cụ thể, chip cầu nam (Southbridge) được kết nối với CPU thông qua chip cầu bắc.
Các thiết bị ngoại vi mà Chipset cầu nam quản lý có thể kể đến như cổng USB, ổ cứng, cổng âm thanh,... Đồng thời, nó cũng sở hữu những tính năng nổi trội như quản lý năng lượng, hay tăng cường bảo mật.
Tương tự như Chipset cầu nam, chip cầu bắc là một phần của Chipset trên Mainboard của máy. Tuy nhiên, loại chip này chính là sợi dây liên kết trực tiếp của CPU, RAM, card đồ họa với chip cầu nam. RAM và bộ xử lý đòi hỏi những tín hiệu không giống nhau nên chip cầu bắc chỉ có thể làm việc với 1 RAM và 1 hay 2 CPU.
Nhìn chung, loại chip này đóng vai trò chủ yếu trong việc điều khiển, quản lý CPU và vận hành các tác vụ nặng. Vì thế, chip cầu bắc hay Memory Controller Hub (MCH) sẽ quyết định trực tiếp đến các thành phần của máy. Chẳng hạn như loại CPU, tốc độ xử lý, dung lượng RAM,...
Hiện nay trên thị trường, ngay sau tên mỗi dòng mainboard đều sẽ có tên của Chipset. Ví dụ, Samsung H61S1 thì mainboard ở đây sẽ do Samsung sản xuất, chipset H61S1. Để hiểu rõ hơn về các dòng Chipset mainboard, bạn có thể tham khảo danh sách dưới đây:
Dòng Chipset | Đặc điểm |
H | Dòng chipset bình dân, giá rẻ. Được thiết kế dành cho máy tính xách tay của người dùng thông thường. |
B | Dòng chipset tầm trung, trang bị nhiều tính năng hơn Chipset H. Được thiết kế dành cho máy tính để bàn và xách tay của người dùng thông thường. |
Z | Dòng chipset cao cấp, sở hữu hiệu năng vượt trội. Có khả năng ép xung khi kết hợp Intel dòng K. Được thiết kế dành cho máy tính để bàn của game thủ hay người dùng chuyên nghiệp. |
X | Dòng chipset cao cấp, có khả năng ép xung khi kết hợp Intel dòng K. Được thiết kế dành cho máy tính để bàn của game thủ hay người dùng chuyên nghiệp. |
Nếu bạn đang có những thắc mắc xoay quanh Chipset Intel. Bạn có thể theo dõi thông tin sau đây để hiểu hơn về các loại Chipset Intel phổ biến.
Một số bộ vi xử lý Intel Xeon dành cho máy chủ có thể kể đến như:
Chipset Intel cho máy chủ | Bộ xử lý | Bus hệ thống |
Intel® C606 | Dòng bộ xử lý Intel® Xeon® E5 | Không áp dụng |
Intel® C608 | Dòng bộ xử lý Intel® Xeon® E5 | Không áp dụng |
Intel® C602 | Dòng bộ xử lý Intel® Xeon® E5 | Không áp dụng |
Intel® C604 | Dòng bộ xử lý Intel® Xeon® E5 | Không áp dụng |
Intel® C226 | Dòng bộ xử lý Intel® Xeon® E3 | 2,5 GHz |
Intel® 5000P | Bộ xử lý Intel® Xeon® 5000 series | 1066/1333 MHz |
Intel® 3000 | Bộ xử lý Intel® Xeon® 3000 series | 1066/800/533 MHz |
Intel® 5400 | Bộ xử lý Intel® Xeon® 5400 series Bộ xử lý Intel® Xeon® 5200 series | 1066/1333 MHz |
Bên cạnh Intel Xeon cho máy chủ, Chipset cũng có những dòng dành cho máy trạm. Cụ thể như sau:
Chipset cho máy trạm | Bộ xử lý | Bus hệ thống |
Intel® E7205 | Bộ xử lý Intel® Pentium® 4 | 533 MHz |
Intel® E7525 | Bộ xử lý Intel® Xeon® 64 bit | 800 MHz |
Intel® 3450 | Bộ xử lý Intel® Xeon® 3400 series | Không áp dụng |
Intel® X58 Express |
Bộ xử lý Intel® Xeon® 5500 series Bộ xử lý Intel® Core™ i7 |
6,4; 5,86 và 4,8 GT/giây |
Bên cạnh các thông tin liên quan đến Chipset, người dùng vẫn còn một số thắc mắc. Cụ thể như sau:
Chipset điện thoại là gì? Chipset điện thoại hay còn được gọi là Chipset, chính là bộ xử lý trung tâm của thiết bị điện tử. Chipset được xem là bộ phận quan trọng, đóng vai trò trong việc xử lý dữ liệu của máy. Từ đó gia tăng tốc độ xử lý và hiệu năng của thiết bị.
Chipset driver là phần mềm được cài đặt trên máy tính để điều khiển và quản lý Chipset. Nói cách khác, Chipset driver sẽ cung cấp thông tin và hỗ trợ các phần khác trên bo mạch chủ. Từ đó tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của hệ thống và đảm bảo độ ổn định.
Phần cứng sẽ không thể hoạt động được nếu thiếu Chipset driver. Tuy nhiên, máy tính chỉ có thể hoạt động hiệu quả nếu được trang bị đúng loại Chipset Driver của nó. Vì vậy, bạn cần thận trọng trong việc tìm kiếm và lựa chọn Chipset driver phù hợp.
Trên đây là tổng hợp các thông tin liên quan đến Chipset là gì cũng như Chipset điện thoại và Chipset mainboard mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng thông qua bài viết bạn sẽ hiểu rõ hơn về chức năng cũng như các loại Chipset phổ biến. Cùng chia sẻ bài viết nếu thấy bổ ích nhé!
Bạn đang đọc bài viết Chipset là gì? Vai trò của Chipset trên máy tính là gì? tại chuyên mục Hỏi đáp trên website Điện Thoại Vui.
Tôi là Trần My Ly, một người có niềm đam mê mãnh liệt với công nghệ và 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viết lách. Công nghệ không chỉ là sở thích mà còn là nguồn cảm hứng vô tận, thúc đẩy tôi khám phá và chia sẻ những kiến thức, xu hướng mới nhất. Tôi hi vọng rằng qua những bài viết của mình sẽ truyền cho bạn những góc nhìn sâu sắc về thế giới công nghệ đa dạng và phong phú. Cùng tôi khám phá những điều thú vị qua từng con chữ nhé!