Công nghệ NFC là gì? Ứng dụng của NFC trong đời sống
Công nghệ NFC là gì vẫn còn là thắc mắc của khá nhiều người. Dù hiện nay công nghệ này đang ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm trên toàn cầu. Tuy nhiên tại Việt Nam thì công nghệ NFC vẫn chưa được nhiều người biết đến. Do đó hãy cùng tìm hiểu chi tiết về tính năng kết nối NFC là gì qua thông tin bên dưới nhé.
Công nghệ NFC là công nghệ truyền dữ liệu không dây trong khoảng cách ngắn. Nguyên lý hoạt động là dựa trên sự tương tác từ trường giữa các thiết bị khi chạm nhau hoặc đặt sát nhau. Được biết NFC là từ viết tắt của Near-Field Communications.
NFC nhận dạng bằng sóng vô tuyến có tốc độ truyền dữ liệu cao nhất là 424 Kbps. Thẻ NFC là một mạch điện tử rất mỏng, có thể lưu trữ thông tin đơn giản. Đặc biệt là NFC không cần nguồn điện để hoạt động.
NFC được phát minh trong khoảng những năm từ 2002 - 2004. NFC ra đời là do sự hợp tác của các công ty công nghệ lớn như Sony, Philips và Nokia. Họ tạo ra tiêu chuẩn NFC để áp dụng trong các ứng dụng khác nhau. Chẳng hạn như thanh toán di động, chia sẻ dữ liệu, điều khiển truy cập và nhiều ứng dụng khác.
Hiện nay, NFC đã trở thành một phần không thể thiếu của các thiết bị di động như smartphone. NFC được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như thanh toán điện tử, giao thông công cộng và quản lý truy cập.
NFC là công nghệ kết nối không dây trong phạm vi gần của điện thoại. Công nghệ hoạt động bằng cách cảm ứng từ trường giữa thiết bị có tính năng NFC để gần nhau. Để kết nối được tốt và hiệu quả, người dùng thường để hai thiết bị tiếp xúc trực tiếp nhau.
Chẳng hạn, để kết nối smartphone với điện thoại khác, máy tính bảng, loa hoặc tai nghe … Bạn chỉ việc bật NFC và để hai thiết bị chạm vào nhau là xong.
Để NFC có thể hoạt động, chúng ta cần có 2 thiết bị. Một là thiết bị phát thường là điện thoại. Hai là thiết bị mục tiêu thường là điện thoại khác, thẻ NFC máy tính, loa…
Thiết bị phát sẽ chủ động tạo ra những trường sóng radio (bản chất là bức xạ điện từ). Các sóng này sẽ cấp điện cho thiết bị mục tiêu ở chế độ chờ. Do đó chỉ cần 2 thiết bị tiếp xúc với nhau là chúng sẽ có thể ngay lập tức kết nối. Điểm đặc biệt là kết nối bằng NFC không cần thêm nhiều bước khai báo như kết nối qua Bluetooth.
Ngoài ra như đã nói, thẻ NFC không cần năng lượng để vận hành. Khi cần sử dụng, thẻ sẽ lấy năng lượng từ thiết bị phát. Vì vậy NFC không nhất thiết phải nằm trong những thiết bị điện tử cố định. Công nghệ NFC có thể được chế tạo thành miếng dán, tấm thẻ hay những dạng chìa khóa nhỏ gọn.
Qua đó bạn có thể biết được nguyên lý hoạt động của công nghệ NFC là gì rồi đúng không nào.
Tuy công nghệ NFC rất được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới. Nhưng tại Việt Nam, NFC hiện vẫn còn chưa được phổ biến. Do đó rất nhiều người chưa biết cách sử dụng NFC. Vì vậy phần nội dung dưới đây sẽ hướng dẫn mọi người cách sử dụng NFC chi tiết nhất.
Đối với những dòng từ iPhone X trở xuống. Để bật NFC trên điện thoại, bạn cần thực hiện theo 3 bước sau:
Bước 1: Bạn mở ứng dụng Cài đặt rồi chọn vào Trung tâm điều khiển. Bạn tìm và chọn vào biểu tượng dấu + tại mục Đầu đọc thẻ NFC.
Bước 2: Sau đó bạn nhấn vào nút Home ảo trên màn hình rồi chọn vào biểu tượng NFC Tag Reader. Cuối cùng bạn chỉ cần đặt điện thoại gần vị trí thiết bị đã bật NFC để kết nối 2 thiết bị với nhau.
Đối với những bạn dùng dòng iPhone 11 trở lên. Để bật kết nối NFC bạn thực hiện theo 2 bước đơn giản sau:
Bước 1: Đầu tiên bạn mở ứng dụng Phím tắt sau đó chọn Tự động hoá. Tiếp đến bạn click chọn vào Tạo mục tự động hoá cá nhân.
Bước 2: Sau đó bạn chọn vào mục NFC rồi chọn Quét. Lúc này bạn chỉ cần để iPhone gần vị trí có thẻ NFC là có thể kết nối được.
Vậy là bạn đã kết nối NFC thành công với iPhone chỉ bằng vài bước đơn giản rồi đấy.
Để bật tính năng NFC trên các dòng điện thoại Android thì trước tiên bạn cần vào Cài đặt. Sau đó bạn chọn vào mục Kết nối. Tiếp đến tại mục NFC và thanh toán không tiếp xúc, bạn hãy kéo công tắc sang phải.
Như vậy chỉ với vài thao tác là bạn đã bật thành công tính năng NFC trên điện thoại Android.
Nếu bạn tạm thời chưa muốn dùng tính năng NFC, bạn có thể tắt tính năng này đi. Để tắt NFC trên điện thoại Android bạn hãy vào ứng dụng Cài đặt. Tiếp đến bạn chọn vào Kết nối. Tại mục NFC và thanh toán không tiếp xúc, bạn kéo công tắc sang trái để tắt tính năng này.
Bạn có thể thấy so với cách bật thì việc tắt NFC trên điện thoại Android cũng rất dễ dàng.
Lưu ý: Trước khi thực hiện kết nối, 2 thiết bị phải được bật tính năng NFC.
Để sử dụng kết nối NFC trên điện thoại, bạn có thể tham khảo và làm theo 3 bước dưới đây:
Bước 1: Đầu tiên bạn chọn file bạn muốn chia sẻ với thiết bị khác. Sau đó bạn nhấn vào Chia sẻ. Bạn chọn tiếp vào Chia sẻ nhanh.
Bước 2: Bạn để 2 thiết bị gần nhau để NFC hoạt động.
Bước 3: Sau khi bạn nghe thông báo lần 2 thì việc truyền dữ liệu đã hoàn thành. Lúc này nội dung được chia sẻ sẽ được hiển thị lên màn hình.
Chỉ với 3 bước trên là bạn đã chia sẻ dữ liệu qua thiết bị khác thành công bằng NFC.
Công nghệ NFC là gì và công nghệ này có ứng dụng gì đặc biệt? Phần nội dung dưới đây sẽ giúp bạn trả lời thắc mắc trên.
NFC cho phép bạn sử dụng điện thoại làm chìa khoá để mở khóa các cửa có tích hợp chip NFC. Bạn chỉ cần chạm điện thoại vào thiết bị quét, hệ thống sẽ tự động nhận diện và mở khóa cửa cho bạn.
Với tính năng này bạn có thể sử dụng NFC làm chìa khóa cho cửa nhà, văn phòng, xe hơi…
NFC cho phép bạn sử dụng điện thoại làm phương tiện thanh toán không tiền mặt. Bạn chỉ cần đăng ký và kích hoạt tài khoản thanh toán trên điện thoại. Sau đó liên kết với thẻ ngân hàng hoặc ví điện tử của bạn.
Khi bạn muốn thanh toán, bạn chỉ cần chạm điện thoại vào thiết bị thanh toán có NFC. Sau đó giao dịch thanh toán sẽ được thực hiện tự động. Bạn có thể sử dụng NFC để thanh toán khi mua hàng, đi xe buýt, mua vé xem phim…
NFC là công nghệ cho phép liên kết điện thoại với nhiều thiết bị thông minh khác nhau. Bạn có thể kết nối điện thoại với loa, laptop, tivi, dàn âm thanh… chỉ bằng cách chạm nhẹ.
Với NFC, bạn có thể truyền dữ liệu từ điện thoại sang thiết bị khác một cách dễ dàng. Bạn có thể chia sẻ các file ảnh, video… chỉ với một vài thao tác đơn giản trên 2 thiết bị NFC.
Ví dụ, bạn chạm điện thoại vào một chiếc loa có hỗ trợ NFC. Nhạc đang phát trên điện thoại sẽ được chuyển qua loa mà không cần thực hiện thêm bước nào khác.
Một số công ty hàng đầu thế giới đã sử dụng điện thoại NFC để chấm công cho nhân viên. Bạn chỉ cần đặt điện thoại lên máy chấm công và thông tin của bạn sẽ được ghi nhận.
Theo nhiều nghiên cứu hiện nay, NFC cũng có thể lưu trữ thông tin cá nhân, nhận diện công dân.
Bạn có thể kết nối 2 hoặc nhiều thiết bị bằng NFC để chơi game cùng nhau. Đặc biệt là các game đua xe hoặc đối kháng.
Android và iOS hiện có cách tự động hoá các tác vụ thông thường. Tuy nhiên vẫn còn nhược điểm là thao tác chưa thật sự linh hoạt. Với NFC, bạn có thể tạo các shortcut hành động một cách mượt mà. Chẳng hạn như mở camera hay tự động phát nhạc.
Tại Việt Nam ứng dụng chính của NFC là kết nối điện thoại với loa và tai nghe. Còn những tiện ích khác hiện vẫn chưa được phổ biến.
Tại nhiều nước trên thế giới, NFC còn có nhiều tiện ích khác được đánh giá cao. Chẳng hạn như check in, so sánh giá sản phẩm hay nhận diện hàng giả…
Ngày nay, công nghệ NFC đã được tích hợp vào nhiều dòng smartphone và máy tính bảng trên thị trường.
Ngoài ra nhiều loại tai nghe true wireless hay tai nghe headphone bluetooth cũng có trang bị NFC. Nhờ vậy người dùng có thể kết nối các thiết bị được dễ dàng và tiện lợi hơn.
Khi tìm hiểu về công nghệ NFC, có rất nhiều thắc mắc được đặt ra xung quanh tính năng này. Cùng tìm hiểu và giải đáp một số thắc mắc nổi bật về NFC dưới đây.
NFC và Bluetooth là 2 công nghệ không dây khá tương đồng. Chẳng hạn như cả hai đều là công nghệ kết nối không dây có phạm vi ngắn. NFC và Bluetooth cũng sử dụng sóng radio để nhận diện.
Tuy nhiên, NFC lại có những tính năng đặc thù khác biệt so với Bluetooth. Cùng tìm hiểu một số điểm khác biệt cụ thể dưới đây nhé:
Điểm khác biệt nổi bật nhất của NFC với các công nghệ không dây khác là ở phạm vi kết nối. Trong khi NFC hoạt động trong phạm vi rất nhỏ chỉ từ 4 - 6cm. Các công nghệ khác hoạt động ở phạm vi rộng hơn. Chẳng hạn:
Khi kết nối NFC, có một số rủi ro và vấn đề bảo mật mà người dùng cần phải cân nhắc. Dưới đây là một số rủi ro chính khi sử dụng NFC:
Theo nhiều đánh giá của người dùng, công nghệ NFC sẽ tốn một lượng pin đáng kể. Cụ thể một vài dòng điện thoại Android tích hợp NFC có thể làm hao pin. Thế nên, tốt nhất bạn chỉ nên bật NFC khi cần thiết.
Đối với các dòng điện thoại Android. Để xem smartphone của bạn có hỗ trợ NFC hay không, trước tiên vào mục Cài đặt. Tiếp đến bạn chọn vào Kết nối. Tại đây, nếu có mục NFC tức là điện thoại của bạn có chức năng này.
Nếu điện thoại có chức năng NFC, bạn hãy tìm hiểu và sử dụng chức năng tiện ích này nhé.
Công nghệ NFC là gì và nguyên lý hoạt động của tính năng NFC đã được thể hiện rõ trong bài. Hy vọng bạn sẽ biết thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến NFC sau bài viết này. Nếu bạn còn có thắc mắc nào liên quan đến NFC thì hãy bình luận để Điện Thoại Vui giải đáp nhé.
Bạn đang đọc bài viết Công nghệ NFC là gì? Ứng dụng của NFC trong đời sống tại chuyên mục Hỏi đáp trên website Điện Thoại Vui.
Tôi là Trần My Ly, một người có niềm đam mê mãnh liệt với công nghệ và 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viết lách. Công nghệ không chỉ là sở thích mà còn là nguồn cảm hứng vô tận, thúc đẩy tôi khám phá và chia sẻ những kiến thức, xu hướng mới nhất. Tôi hi vọng rằng qua những bài viết của mình sẽ truyền cho bạn những góc nhìn sâu sắc về thế giới công nghệ đa dạng và phong phú. Cùng tôi khám phá những điều thú vị qua từng con chữ nhé!