Tìm hiểu Cpu là gì?

CPU là gì trong máy tính? Các loại và tốc độ CPU phổ biến

CPU là gì trong máy tính? Các loại và tốc độ CPU phổ biến

avata
QTV Điện Thoại Vui
19/07/2023

Khi tìm hiểu về bất kỳ một chiếc laptop nào, thông thường người ta sẽ tập trung tìm hiểu về CPU, màn hình, bộ nhớ, âm thanh,… vậy bạn đã biết CPU là gì trong máy tính? Đối với những người hiểu biết về công nghệ, đây là một bộ phận không thể quen thuộc hơn. Tuy nhiên, với nhóm người còn lại, CPU là một cái gì đó còn khá xa lạ và mơ hồ. Vì vậy, dành cho đối tượng này, bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản về CPU như các loại, tốc độ CPU trong trường hợp bạn cần nâng cấp, nâng cấp build PC nhé.

CPU là gì? CPU là viết tắt của từ gì?

CPU là viết tắt của từ gì? CPU có tên gọi đầy đủ của từ Central Processing Unit hay còn được gọi với tên tiếng Việt là Bộ xử lý trung tâm của máy tính PC. Đúng như tên gọi, CPU máy tính là 'đầu não trung tâm' của laptop.

Tại CPU, mọi thông số kỹ thuật, dữ liệu, hình ảnh, tín hiệu truyền dẫn sẽ được phân tích, tổng hợp, tính toán một cách vô cùng kỹ lưỡng. Sau đó, từ những gì xử lý được, CPU sẽ gửi các lệnh điều khiển, chi phối mọi hoạt động của laptop.

CPU là gì? CPU là viết tắt của từ gì?

Để thực hiện những điều kể trên thì CPU máy tính được cấu thành từ hàng triệu bóng bán dẫn có kích thước siêu nhỏ sắp xếp với nhau theo một trình từ nhất định trên một bảng mạch. Trung tâm điều khiến của CPU được chia thành khối chính, bao gồm khối điều khiển (CU) và khối tính toán (ALU). Mỗi khối có một chức năng khác nhau, phối hợp hoạt động để vận hành toàn bộ hệ thống.

Các thông số kỹ thuật cơ bản của CPU máy tính là gì?

Thông thường, để đánh giá sức mạnh của một CPU, người ta phải dựa vào các thông số kỹ thuật cơ bản của nó. Đi cùng với sự phát triển của công nghệ, các thông số này ngày càng được cải thiện theo hướng hoàn thiện. Có ba thông số chính mà người dùng cần quan tâm khi xem xét một chiếc CPU, đó là: tốc độ của CPU, FSB (Front Side Bus), bộ nhớ Cache.

Các thông số kỹ thuật cơ bản của CPU máy tính là gì?

Tốc độ CPU

Đầu tiên, chúng ta nói về tốc độ của CPU. Tốc độ của CPU là một trong những yếu tố quan trọng nhất chi phối hoạt động của laptop. Tốc độ của CPU có mối quan hệ trực tiếp với tần số đồng hồ làm việc của nó (đơn vị MHz, GHz,…), tần số đồng hồ càng nhanh thì tốc độ xử lý của CPU càng cao.

Ví dụ, CPU Core 2 Duo 1.86 GHz sẽ nhanh hơn CPU Core 2 Duo 1.8 GHz. Tuy nhiên, điều này chưa chắc đúng với các loại CPU khác nhau, chúng ta còn phải dựa vào nhiều yếu tố khác như số nhân, số luồng, tốc độ ép xung CPU hay bộ nhớ Cache,… Chẳng hạn, CPU Core 2 Duo có tần số 2,6GHz có thể xử lý dữ liệu nhanh hơn CPU 3,4GHz một nhân.

Tốc độ truyền tải dữ liệu CPU - FSB (Front Side Bus)

Tiếp theo, FSB (Front Side Bus) là một thông số khác mà chúng ta cần quan tâm. FBS là tốc độ truyền tải dữ liệu vào CPU, hay nói cách khác, là tốc độ chạy qua nhân của CPU. Tùy thuộc vào dòng chip sử dụng khác nhau mà mỗi CPU có FBS không tương đồng.

Cụ thể, dòng chip Pen2 và Pen3 thì FSB có các tốc độ 66MHz, 100MHz và 133MHz; bên cạnh đó, dòng chip Pen4 FSB có các tốc độ là 400MHz, 533MHz, 800MHz, 1066MHz, 1333MHz và 1600MHz. Dòng chip Pen1 đã không còn được sử dụng nhiều, chúng ta sẽ không đề cập đến.

Bộ nhớ Cache CPU máy tính

Cuối cùng, chúng ta sẽ tìm hiểu sơ nét về bộ nhớ Cache. Cache là vùng nhớ đệm, nơi CPU dùng để lưu trữ các dữ liệu, các phần của chương trình, tài liệu chuẩn bị hoặc sắp sửa được sử dụng. Khi bắt đầu xử lý tín hiểu, CPU sẽ ưu tin tìm kiếm thông tin trên Cache trước, sau đó mới là bộ nhớ chính. Bộ nhớ Cache có dung lượng càng lớn, các thông tin “tồn lưu” sẽ càng nhiều, CPU sẽ dễ dàng truy xuất hơn, tốc độ xử lý cũng nhanh hơn.

Các loại CPU chip máy tính phổ biến nhất

Hiện nay, trên thị trường, chúng ta có các loại CPU phổ biến nhất hiện nay là CPU Intel, CPU AMD và CPU ARM

CPU máy tính Intel

Chip Intel hay CPU là một loại vi xử lý chip máy tính do thương hiệu Intel có trụ sở tại hạt Santa Clara, California Mỹ sản xuất. Kể từ lần dầu ra mắt năm 1968 đến nay, CPU Intel luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các dòng laptop máy tính chạy trên các hệ điều hành Window và cả macOS.

Các loại CPU chip máy tính

CPU AMD

AMD được viết tắt từ Advanced Micro Devices. Đơn vị này cũng có trụ sở tại hạt Santa Clara, California Mỹ. Bắt đầu với tư cách là nhà cung cấp bộ vi xử lý x86 do Jerry Sanders, Jack Gifford và John Carey thành lập. Đến nay CPU AMD trở thành nhà cung cấp chip máy tính lớn thứ thế giới, chỉ sau Intel.

Các loại CPU chip máy tính

CPU ARM

Bộ xử lý ARM là bộ vi xử lý CPU được sản xuất dựa trên kiến ​​trúc RISC do Advanced RISC Machines (ARM) sản xuất. Khác với cấu trúc chip x86 của các CPU truyền thống trước đó không có quá nhiều cải thiện thì chip ARM lại có những sự cải tiến hơn. ARM có nhiều thanh ghi hơn so với cấu trúc x86 có các lệnh có độ dài thay đổi. Hiện cấu trúc CPU này đang được ứng dụng cho các chip M1 của các dòng máy Macbook, iMac và iPad Pro.

Các loại CPU chip máy tính

CPU máy tính laptop - có thể nâng cấp được không?

Việc nâng cấp CPU, bên cạnh nâng cấp RAM hoặc thay ổ cứng laptop, nhằm mục đích tăng cường hiệu năng và tốc độ xử lý của laptop là điều hoàn toàn có thể. Thực tế, việc nâng cấp CPU laptop sẽ góp phần đáng kể trong việc cải thiện hiệu năng sử dụng cũng như hiệu năng làm việc của laptop, nhất là đối với những dòng máy cũ hiện đã không đáp ứng được yêu cầu sử dụng của người dùng.

Vi xử lý máy tính laptop có nâng cấp được không

Theo giới chuyên môn, việc nâng cấp CPU đối với các dòng laptop hiện nay đa phần đều đảm bảo việc không ảnh hưởng đến máy và độ bền vốn có của máy. Bởi thực tế hiên nay, các nhà sản xuất luôn sản xuất các phiên bản laptop khác nhau, chỉ khác nhau về cấu hình CPU. Bạn hoàn toàn có thể nâng cấp một CPU Intel Core i3 lên Core i5 sau một thời gian sử dụng mà không cần lo lắng.

Vi xử lý máy tính laptop có nâng cấp được không

Tuy vậy, mọi trường hợp đều có giới hạn của nó. Khi sản xuất laptop, các hãng công nghệ thường đảm bảo khả năng hoạt động của sản phẩm bằng việc cung cấp các linh kiện phù hợp và tương thích lẫn nhau.

Do đó, nếu bạn thay thế CPU cũ bằng một chiếc CPU quá cao, các linh kiện cũ vốn có có thể sẽ không chịu tải nỗi. Cụ thể, bạn nên tuyệt đối tránh việc nâng cấp từ Intel Core i3 lên Core i7, hành động này sẽ phá hủy hoàn toàn sự cân bằng của thiết bị.

Ngoài ra, trường hợp máy của bạn có CPU máy tính laptop hàn cứng vào mainboard, việc nâng cấp CPU cũng có thể thực hiện nhưng rủi ro đi kèm cũng khá cao, bạn nên hết sức cân nhắc và lựa chọn cơ sở sửa chữa laptop uy tín để thay thế nhé. Ngoài ra, mời bạn đọc đến với mục thủ thuật laptop để xem nhiều hơn các tips, mẹo sử dụng laptop hiệu quả hơn nhé.

Trên đây là chi tiết thông tin CPU là gì trong máy tính, các loại CPU phổ biến và tốc độ CPU chi tiết nhất. Chúc các bạn hiểu rõ được vi xử lý trung tâm trên máy tính để có quyết định build PC phù hợp.

Bạn đang đọc bài viết CPU là gì trong máy tính? Các loại và tốc độ CPU phổ biến tại chuyên mục Hỏi đáp trên website Điện Thoại Vui.

Hỏi và đáp
hello
HỆ THỐNG CỬA HÀNG
dtv

- Gọi tư vấn sửa chữa: 1800.2064

- Gọi góp ý - khiếu nại: 1800.2063

- Hoạt động: 08:00 – 21:00 các ngày trong tuần

Kết nối với Điện Thoại Vui
    instagraminstagramyoutubetiktokzalo
Website thành viên
  • Hệ thống bán lẻ di động toàn quốc.

    sforum
  • Kênh thông tin giải trí công nghệ cho giới trẻ.

    sforum
  • Trang thông tin công nghệ mới nhất.

    sforum

Bản quyền 2022 – © Công ty TNHH Dịch vụ sửa chữa Điện Thoại Vui – MST: 0108709419 – GPDKKD: 0316179378 do sở KH & ĐT TP.HCM cấp ngày 05/03/2020
Địa chỉ văn phòng: 30B, Hồ Hảo Hớn, phường Cô Giang, quận 1, TP Hồ Chí Minh – Điện thoại: 1800.2064 – Email: [email protected] – Chịu trách nhiệm nội dung: Bùi Văn Định.
Quý khách có nhu cầu sửa chữa vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp các trung tâm Điện Thoại Vui
dtvdtv
Trang chủ
Danh mục
Cửa hàngĐặt lịch sửa
Xem thêm