TOP 10+ cách sửa lỗi điện thoại bị nóng hiệu quả tại nhà
Sau một thời gian sử dụng, chiếc điện thoại bị nóng khi sạc pin thậm chí là khi không sử dụng. Điều này dẫn đến việc giảm đi hiệu năng của điện thoại, khiến bạn lo lắng về mức độ an toàn khi sử dụng. Vậy tại sao có lỗi điện thoại bị nóng khi sạc pin làm thế nào để khắc phục điều đó. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
Sau một thời gian sử dụng, không ít người dùng gặp phải tình trạng điện thoại bị nóng lên và cạn pin nhanh. Điều này có thể là do bạn đang phạm phải những sai lầm sau:
Sạc điện thoại liên tục: Việc này sẽ làm máy luôn trong tình trạng nạp điện. Sau đó dẫn đến hiện tượng tỏa nhiệt, khiến nhiệt độ điện thoại tăng cao hơn bình thường.
Vừa sạc pin điện thoại vừa xem phim, nghe nhạc: Thiết bị phải hoạt động liên tục để vừa nạp điện vừa tiêu thụ pin. Điều này dẫn đến tình trạng điện thoại bị nóng khi sạc.
Dùng thiết bị cắm sạc không chính hãng, phù hợp với điện thoại: Những bộ sạc giá rẻ, không phải hàng chính hãng thường sẽ không đảm bảo về an toàn. Việc này dẫn đến nhiều rủi ro không đáng có, chẳng hạn như nóng máy, gây cháy nổ pin,...
Nếu như bạn đang mắc phải những lỗi trên, thì đấy chính là nguyên nhân dẫn đến việc điện thoại bị nóng lên bất thường đấy.
Thay pin iPhone dienthoaivui chính hãng lấy ngay, giá tốt tháng 11/2024:
[dtv_product_related category='thay-pin/thay-pin-dien-thoai-iphone']
Tình trạng điện thoại bị nóng và tụt pin nhanh đã gây trở ngại đến công việc, học tập của người dùng. Vì vậy, việc tìm kiếm phương pháp để khắc phục lỗi điện thoại là điều cần thiết. Sau đây là những cách hiệu quả bạn có thể áp dụng:
Màn hình sẽ sử dụng nhiều năng lượng để hiển thị văn bản, hình ảnh khi bật tối đa độ sáng. Lúc này, màn hình sẽ tạo ra nhiệt nhiều hơn gây nóng điện thoại.
Việc giảm độ sáng màn hình ở mức độ vừa phải có tác dụng giảm lượng nhiệt tỏa ra. Đồng thời giúp điện thoại mát hơn và tiết kiệm pin hơn.
Pin điện thoại được làm từ lithium-ion, vốn là chất rất nhạy cảm với nhiệt độ cao. Do đó, khi máy tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao từ ánh nắng mặt trời sẽ làm giảm tuổi thọ pin.
Không chỉ vậy, ánh nắng còn khiến pin bị nóng bất thường, có thể gây nguy hiểm như cháy nổ. Do đó, bạn nên hạn chế sử dụng điện thoại lúc nắng gắt. Đồng thời, bạn hãy giữ máy trong bóng râm hoặc túi xách khi đi ra ngoài.
Wi-Fi hay 3G/4G và Bluetooth đều tiêu hao pin điện thoại vì sử dụng CPU và GPU để xử lý dữ liệu. Khi không cần thiết, bạn nên tắt các chức năng này để giảm tải dữ liệu. Việc này giúp tiết kiệm pin và giảm nhiệt độ cho máy.
Khi một ứng dụng gặp lỗi có thể tiêu tốn nhiều CPU, RAM và pin hơn bình thường. Điều này khiến điện thoại phải hoạt động hết công suất. Và dẫn đến nhiều ứng dụng khác bị lag hoặc tự động thoát ra ngoài. Đây cũng chính là nguyên nhân làm máy bị nóng lên, gây hao hụt pin.
Để biết rằng ứng dụng đó có đang gặp lỗi hay không, bạn có thể kiểm tra bằng các cách sau:
Gỡ và cài đặt lại các ứng dụng bị lỗi:
Nếu bạn tìm thấy ứng dụng nào đang gặp lỗi, hãy thử gỡ cài đặt và cài đặt lại ứng dụng đó.
Bước 1: Đầu tiên, bạn cần chạm và giữ nguyên ứng dụng muốn gỡ trên màn hình.
Bước 2: Tiếp theo, nhấn vào Xóa ứng dụng. Cuối cùng, xác nhận lại lần nữa bằng cách chọn vào tab Xóa ứng dụng.
Cập nhật các ứng dụng:
Đảm bảo rằng tất cả các ứng dụng trên điện thoại của bạn đều được cập nhật lên phiên bản mới nhất. Các bản cập nhật thường sửa lỗi và cải thiện hiệu suất của ứng dụng.
Lưu ý: Đối với những ứng dụng bị mất dữ liệu khi gỡ cài đặt. Bạn hãy sao lưu toàn bộ thông tin quan trọng trước khi gỡ nhé.
Đầu tiên, bạn hãy vào cửa hàng điện tử, App Store đối với điện thoại iPhone và CH Play cho Android. Tìm chọn ứng dụng bạn muốn nâng cấp lên bản mới nhất. Sau đó, nhấn chọn Cập nhật.
Đảm bảo rằng tất cả các ứng dụng trên điện thoại của bạn đều được cập nhật lên phiên bản mới nhất. Các bản cập nhật thường sửa lỗi và cải thiện hiệu suất của ứng dụng.
Khi chơi game quá lâu, điện thoại phải hoạt động liên tục dẫn đến máy dễ bị nóng. Việc cứ tiếp tục như thế, CPU sẽ tự động giảm xung nhịp để hạ nhiệt độ. Việc này khiến thiết bị hoạt động chậm chạp, đơ, lag. Nhiệt độ càng cao có thể làm pin bị chai nhanh hơn và hư hỏng các linh kiện bên trong máy như RAM, chip nhớ,...
Vì vậy, nếu điện thoại bị nóng quá mức, bạn hãy tắt game ngay lập tức. Đồng thời để điện thoại nghỉ ngơi cho đến khi cảm thấy nhiệt độ giảm xuống nhé.
Bằng cách khởi động lại thiết bị có thể giúp sửa lỗi máy bị nóng hiệu quả. Dưới đây là các bước reset nhanh cho từng model iPhone và Android:
Nếu iPhone của bạn bị đơ hoặc không phản hồi, bạn buộc phải khởi động lại máy. Bằng cách nhấn và giữ đồng thời nút tăng âm lượng, nút giảm âm lượng và nút nguồn trong vài giây. Sau đó, bạn chỉ cần khởi động lại thiết bị bằng nút nguồn bên hông máy.
Bạn chỉ cần nhấn và giữ đồng thời cùng lúc nút Nguồn hoặc nút Home cho đến khi logo Apple xuất hiện. Kéo thanh trượt để tắt thiết bị và bật lại máy khi thiết bị đã tắt hoàn toàn.
Riêng đối với những dòng điện thoại này, bạn chỉ cần nhấn giữ nút nguồn cho đến khi máy hiển thị như hình. Kế tiếp, chọn vào nút Tắt nguồn rồi chờ trong vài giây. Sau đó, nhấn giữ nút nguồn lần nữa để khởi động lại máy nhé.
Lưu ý: Nếu bạn đang sử dụng ốp lưng điện thoại, bạn hãy tháo ốp ra trước khi khởi động lại để máy tản nhiệt tốt hơn nhé.
Quay video và chụp ảnh là những tác vụ nặng, đòi hỏi điện thoại phải xử lý nhiều dữ liệu. Việc này khiến máy bị nóng lên vì cần tiêu thụ một lượng lớn năng lượng từ viên pin.
Trường hợp bạn cảm thấy điện thoại quá nóng, bạn hãy để máy nghỉ ngơi khoảng 15 - 20 phút. Khoảng thời gian này các tiến trình xử lý thông tin sẽ được tạm dừng, giúp máy hạ nhiệt xuống.
Các phiên bản hệ điều hành cũ có thể chứa lỗi khiến điện thoại hoạt động không hiệu quả, dẫn đến lỗi nóng máy. Vì vậy, bạn cần cập nhật hệ điều hành mới nhất được tối ưu hóa để sử dụng. Việc này sẽ giúp giảm nhiệt độ cho điện thoại.
Lưu ý: Để bản cập nhật được tải xuống không bị gián đoạn, bạn hãy đảm bảo rằng điện thoại còn đủ pin và kết nối mạng ổn định.
Dưới đây là các bước cập nhật hệ điều hành đơn giản, nhanh chóng:
Bước 1: Đầu tiên, bạn cần vào ứng dụng Cài đặt trên điện thoại. Tiếp theo, truy cập vào phần Cài đặt chung.
Bước 2: Tiếp theo bạn nhấn chọn Cập nhật phần mềm. Nếu có bản cập nhật mới, hãy Tải về và cài đặt bản mới.
Tương tự như cách cập nhật của iPhone, bạn có thể thực hiện theo các bước cho điện thoại Android.
Những thiết bị sạc điện thoại chính hãng luôn được kiểm định, tính toán kỹ càng về chất lượng, mức độ tỏa nhiệt cũng truyền tải năng lượng đến thiết bị di động. Vì vậy, khuyến khích người dùng nên ưu tiên sử dụng các thiết bị cắm sạc chất lượng, chính hãng.
Trong quá trình sạc pin smartphone, thiết bị di động đang tiếp nhận một nguồn năng lượng nên sẽ nóng hơn bình thường. Nếu bạn vừa sạc vừa chơi game, nghe nhạc, lướt web thì Smartphone của bạn đang làm một lúc hai việc.
Nên hạn chế việc vừa sạc vừa chơi sẽ giảm thiểu được tình trạng điện thoại bị nóng khi đang sạc pin rất nhiều.
Có những kết nối, ứng dụng tiềm ẩn không cần thiết đang hoạt động, hãy tắt hoặc dừng chúng để giảm thiểu việc điện thoại bị nóng nhanh hết pin hoặc máy nóng máy khi không sử dụng.
Sử dụng ốp lưng ngày nay là xu hướng, ốp lưng như một chiếc áo bảo vệ, mang tính thẩm mỹ cao cho chiếc Smartphone. Nhưng khi sạc pin thì nó không còn là chiếc áo bảo vệ nữa mà là thủ phạm gây điện thoại nóng máy khi sạc pin. Chỉ cần một hành động đơn giản là cởi bỏ luôn lớp áo này trong quá trình sạc pin sẽ giúp Smartphone không bị nóng khi sạc.
Trên đây là bài viết giúp các bạn hiểu rõ được nguyên nhân điện thoại bị nóng khi sạc pin và cách khắc phục. Mong rằng thông qua bài viết này có thể giúp chiếc điện thoại của bạn giảm bớt tình trạng nóng khi sạc pin và tiết kiệm được pin hơn. Chúc các bạn sửa lỗi thành công.
Xem thêm cách khắc phục lỗi không sạc pin HTC hoặc các thủ thuật khác tại website của Điện Thoại Vui.
Sau khi biết được nguyên nhân và giải pháp khắc phục điện thoại bị nóng, nhiều người còn có những thắc mắc khác như:
Tuyệt đối KHÔNG NÊN bỏ điện thoại đang bị nóng vào tủ lạnh. Việc làm này có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho máy của bạn, gây hư hỏng các linh kiện bên trong. Chẳng hạn như tụ nước, co giãn nhiệt làm nứt vỡ máy và hỏng pin,...
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng điện thoại tỏa ra nhiều nhiệt bất thường, nhưng chủ yếu là do:
Để giảm tình trạng bị nóng khi sạc điện thoại, bạn có thể áp dụng các cách sau:
Tuy nhiên, nếu bạn đã thử các cách sửa lỗi trên nhưng điện thoại vẫn bị nóng khi sạc. Bạn hãy mang máy đến trung tâm bảo hành uy tín. Tại đây, máy sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng và đưa ra biện pháp khắc phục an toàn, hiệu quả.
Trên đây là những cách khắc phục điện thoại bị nóng hiệu quả mà bạn có thể áp dụng. Mong rằng những cách sửa lỗi này có thể giúp bạn giảm bớt tình trạng nóng máy khi sạc và tiết kiệm được pin hơn. Nếu bạn cảm thấy bài viết của Điện Thoại Vui bổ ích, đừng quên chia sẻ để bạn bè cùng biết đến nhé!
Bạn đang đọc bài viết TOP 10+ cách sửa lỗi điện thoại bị nóng hiệu quả tại nhà tại chuyên mục Lỗi thường gặp trên website Điện Thoại Vui.
Mình là Hoài Thư, một người yêu công nghệ và thích mày mò các thiết bị điện tử từ nhỏ. Tính đến hiện tại, mình đã có hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị công nghệ. Blog này là nơi mình chia sẻ những kinh nghiệm sử dụng các sản phẩm công nghệ mới nhất một cách đơn giản, dễ hiểu nhất. Hi vọng sẽ giúp ích được bạn với những thông tin mình cung cấp. Nếu thấy hữu ích, đừng quên lưu lại và chia sẻ những bài viết của mình trên những nền tảng khác bạn nhé!