Độ phân giải là gì? Tiêu chuẩn độ phân giải màn hình phổ biến
Độ phân giải là gì và có ý nghĩa như thế nào đối với các thiết bị điện tử? Mỗi khi chọn mua một sản phẩm công nghệ, độ phân giải màn hình là tiêu chí thường được cân nhắc. Nếu bạn cũng có thắc mắc tương tự và muốn tìm hiểu về các độ phân giải màn hình. Bạn có thể theo dõi bài viết dưới đây.
Độ phân giải màn hình là gì là câu hỏi được nhiều người dùng đặt ra khi tìm mua sản phẩm. Đặc biệt là sản phẩm có chất lượng cao về mặt hình ảnh. Màn hình thiết bị điện tử được tạo ra bởi sự tập hợp của nhiều bóng đèn LED nhỏ. Bóng đèn này còn được gọi là pixel hay điểm ảnh.
Độ phân giải là chỉ số nhân được dùng để đo lường số lượng điểm ảnh mà màn hình hiển thị ở chiều ngang và dọc. Ví dụ như màn hình điện thoại có chiều dọc là 820 điểm ảnh và chiều ngang 1380 điểm ảnh. Khi đó, độ phân giải của màn hình là 1380 x 820 pixels.
Số lượng điểm ảnh có trên diện tích bề mặt sẽ phản ánh chất lượng hình ảnh trên màn hình. Cụ thể hơn, lượng điểm ảnh càng lớn thì ảnh sẽ hiển thị rõ và sắc nét hơn. Nhờ vào độ phân giải, bạn sẽ xác định độ nét của màn hình một cách chính xác và dễ dàng hơn. Hiện nay trên thị trường phổ biến một số độ phân giải như Full HD, HD, 4K, 2K,...
Độ phân giải tiếng anh là gì là câu hỏi thường gặp ở người dùng có ngôn ngữ máy khác tiếng Việt. Như đã đề cập ở trên, độ phân giải (resolution) càng cao thì chất lượng màn hình càng tốt. Cụ thể, màn hình có chỉ số pixel cao thì hình ảnh sẽ hiển thị chân thực và rõ nét hơn.
Bên cạnh đó, các điểm ảnh của màn hình có độ phân giải cao sẽ có kích thước nhỏ. Ngược lại, độ phân giải hay chỉ số pixel thấp sẽ có kích thước điểm ảnh to hơn.
Hiện nay trên thị trường xuất hiện khá nhiều các độ phân giải màn hình máy tính. Nếu bạn đang có nhu cầu chọn mua một thiết bị có độ phân giải chuẩn. Bạn có thể theo dõi các loại phân giải sau đây.
Độ phân giải màn hình HD (High Definition) có chỉ số pixel 1280 x 720 pixels, tương đương 1 triệu điểm ảnh. Độ phân giải này tận dụng 60 khung hình trên mỗi giây với tỷ lệ khung hình 4:3 cân đối. Nói cách khác, độ HD của màn hình sẽ có chất lượng chân thật và nét hơn so với VGA.
Độ phân giải HD phù hợp với các thiết bị điện tử có kích thước nhỏ. Bởi lẽ khi màn hình quá lớn, số lượng điểm ảnh không đủ dàn trải sẽ khiến ảnh bị vỡ nét. Từ đó gây khó chịu và nhức mắt ở người dùng. Tính đến thời điểm hiện tại, các smartphone có màn hình HD được kể đến như Samsung Galaxy A5, Vivo V5s,...
Bên cạnh đó, độ phân giải màn hình HD+ chính là biến thể của HD với kích thước chiều ngang cao hơn. Các độ phân giải HD+ có thể kể đến như là 1480x720px, 1.440x720px,…Độ phân giải này cung cấp tỉ lệ khung hình 18:9 hay 19:9 - cực phổ biến ở các dòng điện thoại. Cụ thể là các dòng smartphone từ năm 2018: Galaxy J4+, Huawei Nova 2i, Vivo Y71,…
Full HD (Full High Definition) là độ phân giải có chỉ số pixel tối ưu 1920 x 1080px. Độ phân giải này chứa khoảng 2 triệu điểm ảnh và chất lượng ảnh gần như gấp đôi so với HD. Do đó, hình ảnh được hiển thị một cách sắc nét và chi tiết hơn rất nhiều.
Với số lượng điểm ảnh lớn, các thiết bị có độ phân giải Full HD thường có kích thước màn hình lớn. Được viết tắt là FHD, độ phân giải này hiện đang có tỉ lệ khung hình 16:9. Và phổ biến với các dòng smartphone như Zumbo S2 Dual, Xiaomi A1,...
Full HD+ được xem như phiên bản biến thể của Full HD với chiều dọc vẫn là 1080 pixel. Tuy nhiên chiều ngang trở nên đa dạng với các chỉ số như 2160 pixel, 2280 pixel,... Màn hình tràn viền chính là một ví dụ đặc trưng cho độ phân giải Full HD+. Một số dòng smartphone có màn hình Full HD+ có thể kể đến như Galaxy A51, OPPO Reno6 5G,…
2K được đánh giá là độ phân giải có tiêu chuẩn cao dành cho màn hình. Với chỉ số phân giải 2560 x 1440 pixels, hình ảnh mà 2K mang lại sẽ có mật độ điểm ảnh lớn hơn. Từ đó cung cấp chất lượng hình ảnh đẹp và sắc nét hơn so với Full HD.
Độ phân giải 2K còn có tên gọi khác là QHD hay Quad HD. Đây chính là độ phân giải tốt nhất nhì trong thị trường công nghệ hiện nay. Một số thiết bị điện tử đang dần sở hữu công nghệ 2K cho màn hình như: LG G3, Galaxy Note 4,…
Nói cách khác, 2K+ chính là biến thể nâng cấp của màn hình 2K. Biến thể này giúp tối ưu hóa khả năng hiển thị màn hình nhưng không cần tăng kích thước màn hình. Cụ thể hơn, thay vì gia tăng độ phân giải, 2K+ sẽ tăng tỷ lệ màn hình lên như 2.7K (2700 x 1440 pixels),...
Độ phân giải 4K là gì? 4K hay Ultra HD (UHD) chính là độ phân giải màn hình cực cao cho các thiết bị điện tử. Chỉ số độ phân giải này là 3840x2160 pixels với chiều ngang 3840 pixel và chiều dọc 2160 pixel. Vì vậy, hình ảnh mà 4K hay Ultra HD mang lại sẽ chất lượng và sắc nét gấp 4 lần so với Full HD.
Độ phân giải này thường được sử dụng trong máy chiếu và ngành công nghiệp điện ảnh. Với tỷ lệ khung hình 1.9:1, màn hình 4K được đánh giá là dòng màn hình cao cấp và xa xỉ nhất hiện nay.
WVGA hay Wide VGA là độ phân giải màn hình thường được sử dụng trong các dòng smartphone đời cũ. Chỉ số độ phân giải không quá cao, chỉ 768x480 pixels và tỷ lệ khung hình 3:2. Chất lượng hình ảnh mang lại không quá chân thực và rõ nét như những độ phân giải mới.
Độ phân giải XGA được xem như một sự cải tiến của SVGA. Tuy vẫn giữ tỷ lệ khung hình 4:3 nhưng XGA mang đến độ phân giải cao hơn là 1024 x 768 pixels. Điều này chứng tỏ chất lượng hình ảnh từ XGA sẽ tốt và sắc nét hơn so với SVGA. Hiện nay, độ phân giải này thường được sử dụng trên các máy chiếu như ViewSonic PA503X.
Độ phân giải QQVGA (Quarter-QVGA) có độ phân giải 160x230 pixels. Đây được xem là độ phân giải thấp nhất trên thị trường. Hiện nay, QQVGA không còn được sử dụng trong các thiết bị điện tử hiện đại như laptop hay smartphone. Nói cách khác, độ phân giải này được dùng trong một số mẫu điện thoại bàn phím giá rẻ.
Tuy màn hình QQVGA giúp tiết kiệm năng lượng và chi phí khi sử dụng. Nhưng hình ảnh được hiển thị trên QQVGA sẽ không thể rõ nét và chân thực. Bạn có thể tìm thấy độ phân giải này tại các dòng máy như Coolpad F110, Nokia 105,…
Tương tự như QQVGA, QVGA (Quad-VGA) là một trong những độ phân giải thấp tính đến thời điểm hiện tại. Độ phân giải QVGA là 320x240 pixels với số lượng điểm ảnh chỉ bằng một nửa so với VGA. Trong quá khứ, QVGA được xem là độ phân giải phổ biến trên các máy chơi game cầm tay, điện thoại có bàn phím,...
Tuy nhiên, dưới sự phát triển của công nghệ, QVGA không còn quá thông dụng bởi chất lượng ảnh không đủ rõ nét. Nokia 150 hay Itel it2171 là những dòng máy còn sử dụng độ phân giải này.
Độ phân giải WQVGA (Wide-QVGA) là 1024 x 600 pixels có chiều ngang 1024 pixel và chiều dọc 600 pixel. Nói cách khác, WQVGA mang đến hình ảnh có chất lượng sắc nét và chi tiết hơn so với QVGA. Độ phân giải này thường được sử dụng trong các màn hình cảm ứng đời cũ.
So với độ phân giải VGA, FWVGA (Full Wide Video Graphics Array) có chất lượng hiển thị tốt hơn. Với chỉ số 854 x 480 pixels và tỷ lệ khung hình 16:9, FWVGA đạt chuẩn mức hiển thị màn hình cho thiết bị điện tử. Tuy nhiên, độ phân giải này chỉ được trang bị ở một số dòng smartphone giá rẻ như Mobell S41,...
Độ phân giải màn hình VGA (Video Graphics Array) mang chỉ số 640x480 pixels với tỷ lệ khung hình 4:3. Đây là độ phân giải đạt chuẩn của một số thiết bị công nghệ.
Tuy nhiên, VGA vẫn được xem là độ phân giải thấp vì chất lượng hình ảnh không quá rõ nét. Thông thường, VGA thường được sử dụng trong các smartphone đời cũ hay điện thoại bấm phím.
SVGA (Super Video Graphics Array) hay còn gọi là Super VGA là độ phân giải màn hình tầm thấp. Bởi lẽ, độ phân giải chỉ đạt 800 x 600 pixels với tỷ lệ khung hình là 4:3. Bên cạnh đó còn có biến thể với độ phân giải 832x624 pixels. SVGA sẽ mang đến hiển thị hình ảnh không quá chi tiết và thường được sử dụng trong màn hình vi tính thời xưa.
DVGA (Double Size VGA) có độ phân giải màn hình không quá cao tầm 960 x 640 pixels. Điều này mang đến hình ảnh có độ hiển thị không quá rõ nét và chân thực như các thiết bị hiện nay.
Cùng với đó là tỷ lệ khung hình 3:2 khá nhỏ. Với tỷ lệ này, các dòng smartphone hiện nay không thể trang bị được. Tuy nhiên, DVGA đã từng áp dụng trên các mẫu iPhone 4 và 4S nổi đình đám trong quá khứ.
Màn hình qHD (Quarter HD) có độ phân giải bằng 1/4 so với độ phân giải HD. Bởi lẽ độ phân giải của qHD là 960x540 pixels với chiều ngang 960 pixel và chiều rộng 540 pixel. Tuy vậy, qHD vẫn không được đánh giá quá cao về chất lượng hiển thị hình ảnh. Vì vậy, độ phân giải này thường được sử dụng trong các dòng smartphone đời cũ như Galaxy J2 Pro, J2 Prime,…
Đơn vị tính độ phân giải màn hình là gì và có ý nghĩa như thế nào đến chất lượng ảnh? Cụ thể hơn, đơn vị đo độ phân giải chính là pixel, hay còn viết tắt là px. Độ phân giải này đóng vai trò lớn trong việc hiển thị hình ảnh của thiết bị điện tử. Khi màn hình có độ phân giải Full HD 1080 x 1920 pixel. Điều đó có nghĩa rằng chiều ngang màn hình có 1080 điểm ảnh và chiều dọc có 1920 số lượng điểm ảnh.
Thông số điểm ảnh này thường được sử dụng ở các dòng smartphone đời cũ của hãng Samsung, Xiaomi,... Nếu độ phân giải được đặt là 1080 x 1920 pixel thì tỉ lệ ảnh sẽ hiển thị 9:16. Còn nếu chỉ số phân giải là 1920 x 1080 pixel thì hình ảnh có tỉ lệ 16:9.
Bạn không nên chọn độ phân giải thấp nhất cho thiết bị của mình. Vì như vậy bạn sẽ gặp một số bất lợi nhất định về chất lượng mờ và không rõ nét của màn hình. Vậy câu hỏi được đặt ra rằng, độ phân giải nào được đánh giá tốt nhất hiện nay? Tính đến thời điểm hiện tại, QHD được xem là độ phân giải màn hình tốt nhất nhì.
Với kích thước điểm ảnh cực nhỏ, độ phân giải QHD 2560x1440 pixel sẽ mang đến hình ảnh sắc nét, mượt mà. Cùng với đó, QHD+ cũng là độ phân giải được đánh giá tốt với chỉ số pixel 2880 x 1440. Nếu bạn đang cần tìm một chiếc smartphone có chất lượng ảnh cực rõ nét. Thì bạn nên cân nhắc đến độ phân giải QHD.
Các độ phân giải màn hình sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng hình ảnh.Cụ thể hơn khi so sánh trên cùng một diện tích màn hình. Nếu độ phân giải của thiết bị càng cao thì hình ảnh được hiển thị chân thật và sắc nét. Ngược lại, nếu độ phân giải thấp thì chỉ số pixel sẽ bị dàn trải trên khung hình. Từ đó các điểm ảnh sẽ không rõ ràng và chất lượng ảnh kém đi.
Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại smartphone có độ phân giải màn hình khá cao. Nếu bạn đang có nhu cầu sở hữu một chiếc điện thoại chất lượng với chỉ số pixel tốt. Bạn có thể tham khảo một số dòng dưới đây:
Bạn có thể tham khảo 4 dòng điện thoại trên đây để chọn mua một chiếc smartphone phù hợp với mình.
Trên đây là tổng hợp các thông tin liên quan đến Độ phân giải là gì cũng như các độ phân giải hiện nay. Hy vọng bạn có thể hiểu hơn về các độ phân giải phổ biến trên thiết bị điện tử và tìm ra sản phẩm phù hợp. Cùng chia sẻ bài viết này cho nhiều người cùng được biết nhé!
Bạn đang đọc bài viết Độ phân giải là gì? Tiêu chuẩn độ phân giải màn hình phổ biến tại chuyên mục Hỏi đáp trên website Điện Thoại Vui.
Tôi là Trần My Ly, một người có niềm đam mê mãnh liệt với công nghệ và 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viết lách. Công nghệ không chỉ là sở thích mà còn là nguồn cảm hứng vô tận, thúc đẩy tôi khám phá và chia sẻ những kiến thức, xu hướng mới nhất. Tôi hi vọng rằng qua những bài viết của mình sẽ truyền cho bạn những góc nhìn sâu sắc về thế giới công nghệ đa dạng và phong phú. Cùng tôi khám phá những điều thú vị qua từng con chữ nhé!