Ép kính điện thoại là gì và có nên ép kính điện thoại không?
Ép kính điện thoại là gì và giá ép kính điện thoại Samsung, OPPO là bao nhiêu? Đây là thắc mắc chung của rất nhiều người dùng smartphone hiện nay. Tại bài viết này, mình hãy cùng tìm hiểu về ép kính điện thoại để biết thêm cách bảo vệ màn hình iPhone, Android của máy nhé.
Ép kính điện thoại là một phương pháp thay lớp mặt kính trên màn hình khi điện thoại bị vỡ. Phương pháp này sẽ loại bỏ đi lớp kính bên ngoài màn hình bị vỡ. Sau đó, ép vào một lớp kính mới để tiếp tục sử dụng điện thoại như thông thường.
Cách này giúp người dùng smartphone tránh phải thay toàn bộ màn hình điện thoại, từ đó giúp bạn tiết kiệm khoản tiền lớn khi có sự cố xảy ra với màn hình.
Màn hình của smartphone hiện nay thường được nhà sản xuất trang bị 3 lớp bao gồm: Lớp kính bảo vệ ngoài cùng, lớp cảm ứng và cuối là tấm nền màn hình. Vì vậy, nếu cảm ứng của máy vẫn hoạt động bình thường mà tấm kính bị vỡ nứt. Bạn có thể sử dụng phương pháp này mà không cần thay toàn bộ màn hình, gây ra tốn kém tiền bạc.
Hiện nay, kỹ thuật ép kính rất phổ biến và được ưa chuộng. Nó giúp người dùng có một giải pháp đỡ tốn kém khi màn hình điện thoại gặp vấn đề.
Ép kính là biện pháp giúp người dùng tiết kiệm chi phí hơn là thay toàn bộ màn hình điện thoại. Tuy nhiên, ép kính chỉ được áp dụng khi điện thoại có màn hình bị vỡ nhưng cảm ứng vẫn hoạt động. Trên thị trường hiện nay có 2 dòng điện thoại là kính liền với màn hình và kính tách rời với màn hình.
Với điện thoại có kính và màn hình rời nhau thì khi kính vỡ thì người dùng phải thay thế cái mới. Theo người sửa chữa điện thoại thì đây được gọi là “thay kính”.
Thiết bị có kính liền với màn hình được ép với keo nhiệt dính liền với nhau. Khi thay lớp kính này thì nhân viên kỹ thuật sẽ gọi là “ép kính”.
Hiện nay, nhiều người lựa chọn phương án là ép kính để tiết kiệm chi phí. Đây được xem là dịch vụ phổ biến như hiện nay.
Khi màn hình bị nứt vỡ không quá nghiêm trọng và bạn không có đủ tài chính để thay toàn bộ màn hình. Tốt hơn hết là bạn nên ép kính điện thoại để một tấm dán màn hình để bảo vệ. Việc này sẽ giúp màn hình được bảo vệ, ngăn nước hoặc dị vật lọt vào màn hình.
Khi lựa chọn thay màn hình điện thoại, bạn nên lựa chọn các trung tâm bảo hành chính hãng, uy tín. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo các chi nhánh, cửa hàng của Điện Thoại Vui.
Tại đây, bạn sẽ được hỗ trợ bởi đội ngũ nhân viên kỹ thuật lâu năm trong nghề. Ngoài ra, ở đây còn có linh kiện chất lượng và quy trình thay màn hình sẽ được đảm bảo. Cho nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi giao điện thoại để thay màn hình.
Khi điện thoại của bạn bị nứt nhẹ và vẫn còn hoạt động tốt. Phương án tốt nhất là bạn nên thay màn hình để tiết kiệm chi phí nhiều hơn. Bạn nên lựa chọn những trung tâm sửa chữa điện thoại uy tín.
Trong trường hợp điện thoại hư cả cụm màn hình và giá thay thì rất chát. Thậm chí chi phí sửa chữa bằng giá mua điện thoại mới. Cách tốt nhất là bạn nên mua chiếc điện thoại mới. Vì khi thay màn hình mới, sau một thời gian chất lượng màn hình cũng sẽ giảm xuống đáng kể.
Để có thể đưa ra hướng sửa chữa đúng đắn khi điện thoại của mình bị hỏng hóc màn hình. Trong phần này, mình sẽ phân biệt sự khác nhau giữa thay ép kính và thay cảm ứng như sau:
Đối với điện thoại có kính liền với màn hình: Với thiết bị có kính liền với màn hình thì ép kính sẽ được áp dụng nhiều hơn. Khi lớp kính bên ngoài bị nứt vỡ nhưng cảm ứng và màn hình vẫn hoạt động. Nếu thiết bị có dấu hiệu như chảy mực, sọc màn hình,... thì bạn nên thay toàn bộ màn hình.
Đối với điện thoại có kính tách rời với màn hình: Đối với điện thoại có kính tách rời với màn hình thì thay kính sẽ được cân nhắc hơn. Khi đó lớp kính bên ngoài bị vỡ, loạn cảm ứng nhưng màn hình vẫn hoạt động. Nếu thiết bị có dấu hiệu như chảy mực hay loang màu,... thì bạn nên thay toàn bộ màn hình.
Sau khi tìm hiểu phân biệt giữa ép kính và thay màn hình cảm ứng. Bạn có thể lựa chọn được hướng giải quyết hiệu quả.
Ép kính điện thoại là gì? Khi nào nên ép kính cho điện thoại? Không phải điện thoại nào cũng có thể áp dụng được phương pháp ép kính. Kỹ thuật ép kính điện thoại này chỉ phù hợp với một số dòng điện thoại nhất định như: iPhone, Samsung, OPPO, Xiaomi,...
Khi điện thoại của bạn bị hỏng, vỡ kính bên ngoài. Khi đó, bạn nên đưa điện thoại đến các cửa hàng sữa chửa điện thoại để ép kính.
Nếu màn điện thoại bị vỡ nứt và ảnh hưởng bộ phận bên trong không hoạt động được. Lúc này ép kính không là không đủ. Bạn sẽ phải thay cả bộ màn hình để đảm bảo thiết bị có thể hoạt động tốt nhất.
Ngoài ép kính điện thoại là gì, chắc hẳn khá nhiều người cũng thắc mắc ưu và nhược điểm khi ép kính điện thoại. Do đó, ở phần này, chúng ta cùng nhau điểm qua những ưu và nhược điểm mà ép kính điện thoại mang lại.
Ưu điểm ép kính điện thoại:
Nhược điểm của ép kính điện thoại:
Hiện nay, dịch vụ ép kính đang trở nên phổ biến. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho thiết bị và tránh những rắc rối, rủi ro trong quá trình sửa chữa, bạn lưu ý một số điều sau:
Xem thêm: Nên ép kính điện thoại ở đâu uy tín, tốt nhất
Quy trình ép kính điện thoại sẽ gồm 3 bước:
Đây là một khâu khá quan trọng mà các cửa hàng sửa chữa điện thoại uy tín đều phải thực hiện. Làm vậy để tránh khách thắc mắc hay khiếu nại sau khi đã ép kính điện thoại. Sau khi báo tình trạng và giá, khách đồng ý thì kỹ thuật viên mới tiến hành sửa chữa.
Bước này rất quan trọng và dễ xảy ra rủi ro nhất. Với chiếc máy iPhone đời cũ thì việc tháo kính khá đơn giản. Tuy nhiên, từ iPhone 8 trở đi, việc tháo màn hình cần tỉ mỉ nhiều hơn. Nếu không, điện thoại có thể bị chết màn hình LCD, lỗi camera trước, mất cảm ứng,…
Sau khi tháo rời máy để lấy lớp kính màn hình. Kỹ thuật viên sẽ để màn hình smartphone nằm trên bàn nhiệt, đợi làm nóng và chảy đi lớp keo cũ, sau đó lau sạch keo.
Trước khi ép kính, thợ sẽ cho khách hàng xem và kiểm tra kính trước. Với những dòng máy từ iPhone X trở về sau thì cần dùng khuôn ép kính. Như vậy, khi đặt kính vào màn hình sẽ đạt độ chuẩn xác 100%.
Sau khi đã ép kính, nhân viên sẽ đưa điện thoại bạn vào nồi hơi để làm khô keo, xóa lớp bọt khí bên trong kính. Đến đây thì quá trình ép kính cũng đã hoàn tất, bạn chỉ cần đợi và nhận lại máy.
Bên cạnh thắc mắc “Ép kính điện thoại là gì”, vẫn còn khá nhiều câu hỏi xoay quanh loại dịch vụ này. Vì vậy, phần này mình sẽ giải đáp một số thắc mắc thường gặp khi ép kính điện thoại.
Ép kính điện thoại khá phổ biến, tuy nhiên nhiều người còn chần chừ vì không biết ép kính có ảnh hưởng gì tới điện thoại không. Bạn có thể yên tâm vì điện thoại được ép kính sẽ không gây ảnh hưởng đến máy.
Cấu tạo màn hình điện thoại sẽ bao gồm 3 lớp riêng biệt, trong đó có lớp mặt kính. Khi lớp mặt kính bị vỡ, chức năng cảm ứng của điện thoại vẫn hoạt động bình thường. Việc ép kính sẽ chỉ tác động đến lớp kính bên ngoài nên sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến thiết bị bên trong.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên để người có chuyên môn và kinh nghiệm thực hiện ép kính. Có như vậy thì điện thoại của bạn mới tránh bị hư hỏng khi ép kính không đúng cách.
Với các dòng điện thoại được trang bị khả năng chống nước sẽ giúp hạn chế các lỗi do nước gây ra. Những kỹ thuật viên không có tay nghề cao và kinh nghiệm, khi ép kính sẽ rất có thể làm giảm khả năng chống nước của máy. Do đó, bạn nên tìm hiểu và đến cửa hàng uy tín để gửi gắm điện thoại mình cho họ sửa chữa.
Ngoài ra, việc ép kính chỉ tác động lớp ngoài cùng. Không động chạm gì đến phần cứng hay phần mềm trong máy. Vì vậy, việc ép kính hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì đến chức năng máy.
Như đã nói phía trên, việc ép kính điện thoại sẽ tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều khi bạn thay toàn bộ màn hình của máy.
Tùy vào độ khó và chất lượng kính thì chi phí ép kính sẽ khác nhau. Dưới đây là thông tin giá ép kính một số dòng điện thoại phổ biến tại Điện Thoại Vui bạn có thể tham khảo:
Nếu bạn đang sử dụng một chiếc iPhone vỡ kính màn hình, hãy tham khảo bảng giá chi tiết ngay sau đây nhé:
Dịch vụ | Giá | Thời gian bảo hành |
Thay ép kính iPhone X | Chỉ từ 650.000 | 12 tháng |
Thay ép kính iPhone 14 Plus | Chỉ từ 3.200.000 | 12 tháng |
Thay ép kính iPhone 14 | Chỉ từ 3.000.000 | 12 tháng |
Thay ép kính iPhone 12 Pro | Chỉ từ 950.000 | 12 tháng |
Thay ép kính iPhone 12 | Chỉ từ 950.000 | 12 tháng |
Thay ép kính iPhone XS | Chỉ từ 650.000 | 12 tháng |
Thay ép kính iPhone XR | Chỉ từ 750.000 | 12 tháng |
Thay ép kính iPhone 7 | Chỉ từ 350.000 | 12 tháng |
Thay ép kính iPhone 7 Plus | Chỉ từ 380.000 | 12 tháng |
Thay ép kính iPhone 14 Pro | Chỉ từ 3.200.000 | 12 tháng |
Đối với những máy mặt kính phẳng như iPhone thì thời gian ép kính tầm 20 – 60 phút. Còn với ép kính điện thoại Samsung có màn hình cong thì sẽ lâu hơn, tầm 2 – 3 tiếng. Tùy vào trình trạng của máy.
Để đảm bảo an toàn điện thoại, bạn cần biết cách chọn cửa hàng ép kính điện thoại uy tín. Một cửa hàng đáng tin cậy sẽ cần có những điểm nhận biết sau:
Bạn có thể tham khảo và đến ép kính tại các chi nhánh, cửa hàng của Điện Thoại Vui. Chúng tôi có đội ngũ kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Điện Thoại Vui đảm bảo mang đến trải nghiệm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Đến với Điện Thoại Vui, sẽ có dịch vụ ép kính cho tất cả các dòng điện thoại khác nhau. Mức giá ép kính tại Điện Thoại Vui cũng là mức giá cạnh tranh, dao động từ 270.000đ - 3.500.000đ.
Đặc biệt, khi bạn thanh toán qua VNPAY - QR sẽ được giảm 5% tối đa 200.000, cùng những chương trình ưu đãi khuyến mãi khác.
Đến đây, mình đã hoàn tất chia sẻ đến bạn những thông tin liên quan đến ép kính điện thoại OPPO, Samsung. Cũng như giải đáp thắc mắc “Ép kính điện thoại là gì?” cùng những câu hỏi liên quan khác. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ để mọi người cùng tham khảo nhé.
Xem thêm nhiều mẹo hữu ích tại chuyên mục Lỗi thiết bị Điện Thoại Vui nhé!
Bạn đang đọc bài viết Ép kính điện thoại là gì và có nên ép kính điện thoại không? tại chuyên mục Hỏi đáp trên website Điện Thoại Vui.
Sản phẩm liên quan
Tôi là Trần My Ly, một người có niềm đam mê mãnh liệt với công nghệ và 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viết lách. Công nghệ không chỉ là sở thích mà còn là nguồn cảm hứng vô tận, thúc đẩy tôi khám phá và chia sẻ những kiến thức, xu hướng mới nhất. Tôi hi vọng rằng qua những bài viết của mình sẽ truyền cho bạn những góc nhìn sâu sắc về thế giới công nghệ đa dạng và phong phú. Cùng tôi khám phá những điều thú vị qua từng con chữ nhé!