Hệ điều hành là gì? Tổng hợp loại hệ điều hành trên máy tính, laptop
Hệ điều hành là thuật ngữ khá quen thuộc khi người dùng sử dụng điện thoại hay là máy tính nhưng bạn đã biết rõ khái niệm hệ điều hành là gì? Cũng như các hệ điều hành phổ biến trên laptop, máy tính hiện nay? Chi tiết hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hệ điều hành là phần mềm gì, các chức năng và thành phần của hệ điều hành cũng như các loại hệ điều hành windows, vertu, linux, Android là gì qua bài viết này nhé!
Là người dùng máy tính, điện thoại chắc chắn đã từng nghe đến khái niệm hệ điều hành, vậy hệ điều hành là phần mềm gì?
Hệ điều hành (Operating System - OS) được hiểu là một phần mềm có vai trò quản lý và điều hành phần cứng và phần mềm, cho phép các ứng dụng có thể hoạt động được trên một thiết bị điện tử bất kỳ. Hệ điều hành có vai trò như là bên trung gian, làm cầu nối giữa người dùng và thiết bị máy tính.
Có thể không quá khi nói răng 1 chiếc máy tính chỉ là cục sắt bỏ đi nếu như không được trang bị hệ điều hành. Và thông qua hệ điều hành, người dùng có thể điều khiển, quản lý các thiết bị phần cứng cũng như các tài nguyên phần mềm trên máy.
Hệ điều hành được xem là một phần mềm khá phức tạp và cần thiết để có thể vận hành các sản phẩm công nghệ. Vì thế, nó được chia ra làm nhiều thành phần khác nhau. Cùng mình tìm hiểu xem liệu bên trong một hệ điều hành thì gồm có những gì ngay sau đây.
Hệ điều hành được cấu tạo từ nhiều thành phần khác nhau. 3 thành phần của hệ điều hành giữ vai trò quan trọng bao gồm:
Xem thêm: Tìm hiểu Shopback là ứng dụng gì?
Bên cạnh đó, hệ điều hành còn được phân thành nhiều loại khác nhau dựa trên chức năng và bản chất của chúng. Chắc hẳn rằng những thông tin bên dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về hệ điều hành đấy.
Hệ thống đơn tác vụ có khả năng chạy được một chương trình trong một lúc. Trong khi đó, hệ điều hành đa tác vụ thì cho phép chúng ta chạy được nhiều chương trình cùng một lúc. Quá trình này vận hành bằng phương pháp chia sẻ thời gian. Trong đó, thời gian xử lý được chia sẻ cùng nhiều quá trình. Mỗi một quá trình này bị gián đoạn bằng cách lặp lại trong thời gian theo cách dùng một hệ thống lập lịch tác vụ trong hệ điều hành.
Đa nhiệm có khả năng đặc trưng trong những loại hợp tác và pre-emptive. Ở phần đa nhiệm, hệ điều hành cắt thời gian của CPU để dành vị trí cho một chương trình nào đó. Các hệ điều hành như là Solarix, Unix và Linux hay AmigaOS đều hỗ trợ đa nhiệm dạng pre-emptive. Quá trình đa nhiệm hợp tác được vận hành theo cách dựa trên từng quá trình để cung cấp thời gian cho quá trình khác bằng cách xác định.
Phiên bản Microsoft Windows 16-bit dùng đa tác vụ hợp tác. Bản Windows NT 32-bit cùng Win9x hoạt động theo chức năng đa tác vụ pre-emptive.
Hệ điều hành một người dùng sẽ không sở hữu các phương tiện để phân biệt người dùng với nhau. Nhưng hệ điều hành này vẫn hỗ trợ nhiều chương trình chạy cùng lúc song song.
Hệ điều hành nhiều người dùng sẽ liên quan đến khái niệm đa tác vụ cùng những cơ sở xác định những quy trình và tài nguyên. Ví dụ như là không gian đĩa thuộc về nhiều người dùng và hệ thống cho phép nhiều người sử dụng tương tác trên hệ thống trong cùng lúc.
Phiên bản hệ điều hành này sẽ chia sẻ thời gian lên lịch những tác vụ để vận hành hiệu quả hệ thống. Ngoài ra, có thể gồm có các phần mềm kế toán nhằm phân bổ thời gian xử lý, chi phí, in ấn, lưu trữ hàng loạt và những tài nguyên khác cho nhiều người dùng.
Hệ điều hành phân tán sẽ quản lý nhóm với những máy tính nối mạng riêng biệt nhau. Đồng thời, biến chúng thành một chiếc máy tính duy nhất. Toàn bộ những việc tính toán sẽ được phân phối cho những máy tính có cấu thành cùng hệ thống.
Hệ điều hành nhúng ra đời nhằm dùng cho các hệ thống máy tính nhúng. Chúng được thiết kế để vận hành trên những loại máy tính nhỏ có ít quyền tự chủ hơn. Chẳng hạn là PDA, hệ điều hành nhúng hiệu quả theo thiết kế và cũng hoạt động được với một lượng tài nguyên nhỏ. Một vài hệ điều hành nhúng phổ biến chính là: Windows CE và Minix.
Hệ điều hành Real-time đóng vai trò xử lý những sự kiện hay dữ liệu theo một thời điểm nhất định. Thời gian thực có thể hoạt động theo kiểu đơn hoặc đa tác vụ. Tuy nhiên trong lúc dùng đa nhiệm, phiên bản này dùng những thuật toán lập lịch chuyên biệt nhằm đạt được bản chất xác định hành vi.
Một hệ thống hướng sự kiện như thế có thể chuyển đổi qua lại giữa những tác vụ dựa vào mức độ ưu tiên của chúng hay những sự kiện bên ngoài. Trong khi đó, hệ điều hành sẽ chia sẻ thời gian chuyển đổi những tác vụ dựa theo chế độ ngắt đồng hồ.
Hệ điều hành Library - thư viện gồm các các dịch vụ mà hệ điều hành điển hành mang đến. Ví dụ mạng được cung cấp theo dạng thư viện. Hệ điều hành này được cấu tạo với những ứng dụng cũng như cấu hình nhằm xây dựng kênh đơn lẻ như: một ảnh máy có thể được vận dụng với môi trường đám mây hay môi trường nhúng, một không gian địa chỉ chuyên biệt.
Smartphone, điện thoại di động đang là những thiết bị điện tử được ưa chuộng hiện nay. Đây chính là một công cụ dùng để làm việc hàng ngày và giải trí tuyệt vời. Dưới đây chính là những hệ điều hành phổ biến trên những thiết bị này.
iOS được ra mắt vào năm 2007 và là hệ điều hành chỉ được sử dụng trên các thiết bị di động của Apple. Hệ điều hành iOS ra đời đã là cột mốc đánh dấu bước chuyển biến của cuộc cách mạng về công nghệ phần mềm với những tính năng và độ ổn định được đánh giá khá cao. hệ điều hành là gì
Hệ điều hành IOS nổi tiếng với tính bảo mật cao, khả năng tối ưu tốt, hiệu năng ổn định. Tuy nhiên chúng lại không thể sử dụng trên các dòng điện thoại khác Apple và kho ứng dụng của chúng cũng hạn chế hơn
Hệ điều hành Android là gì? Android là hệ điều hành được phát triển bởi Android Inc và được Google mua lại vào năm 2005. Đây là hệ điều hành có lượng người sử dụng lớn nhất thế giới hiện nay. Nhìn chung Android là hệ điều hành mở với kho ứng dụng vô cùng khổng lồ. Bên cạnh đó Android còn có khả năng tùy biến cao. Tuy nhiên độ bảo mật lại không bằng so với IOS.
Dưới đây, là một số hệ điều hành trên windows. Mọi người cùng tham khảo nhé!
Hệ điều hành windows là gì? Windows là hệ điều hành được phát triển bởi Microsoft từ năm 1980. Trải qua nhiều phiên bản với những cải tiến ấn tượng đây là hệ điều hành phổ biến nhất trên thế giới ở thời điểm hiện tại. hệ điều hành là gì
Tuy là hệ điều hành cần phải mua bản quyền để sử dụng nhưng Windows dễ sử dụng, khả năng ổn định cao và hỗ trợ hầu hết các tính năng cho công việc cũng như giải trí của người dùng. Ngoài ra, bạn tham khảo thêm mục thủ thuật máy tính tại Điện Thoại Vui để biết thêm nhiều hơn. hệ điều hành là gì
MacOS trước được gọi với cái tên là OS X là phần mềm độc quyền và được cài sẵn trên tất cả các thiết bị máy tính của thương hiệu Apple.
Ưu điểm của HDH Mac OS
Nổi bật với giao diện đẹp
Có sẵn trên thiết bị và không tốn phí.
Nhược điểm của HDH Mac OS Vì số lượng người sử dụng ít nên nhiều phần mềm chưa được hỗ trợ cho hệ điều hành này.
Linux là hệ điều hành mở và hoàn toàn miễn phí. Với Linux bạn có thể sửa đổi hoặc là làm bất cứ điều gì trên hệ điều hành này.
Tuy nhiên Linux lại có rất ít người sử dụng, bên cạnh đó là độ bảo mật không cao, giao diện cổ điển và hơi khó sử dụng.
Windows được coi là hệ điều hành lâu đời nhất hiện nay với rất nhiều phiên bản khác nhau. Và phiên bản mới nhất của hệ điều hành Windows phải kể tới đó chính là Windows 11. Hệ điều hành chính thức được ra mắt vào ngày 5/10 cho phép người dùng nâng cấp miễn phí. Với các điểm mới từ thiết kế giao diện, tốc độ cải thiện và hiệu năng ổn định cho máy tính hay tính năng Snap Layouts, Snap Group giúp cho việc sắp xếp các cửa sổ, tối ưu hóa các không gian làm việc,...
Đối với hệ điều hành OS thì phiên bản mới nhất đó chính là MacOS 12 Monterey. Với một số tính năng mới vô cùng vượt trội trong đó phải kể tới như cải tiến trình duyệt Safari, cũng nhận được Shortcuts, các cải tiến với Facetime,... tất cả mang tới cho người dùng những trải nghiệm vô cùng ấn tượng.
Bên ᴄạnh ᴄáᴄ hệ điều hành phổ biến là Windoᴡѕ, Maᴄ OS thì Linuх vẫn liên tục được phát triển và cho ra đời những version mới nhất. Puppy Linux được xem là phiên bản mới nhất của Linux cho tới phiên bản hiện tại. Chúng được phát triển dựa trên nền tảng Slackware. Với ưu điểm là gọn, nhẹ nhưng vẫn có khả năng hoạt động mượt mà đặc biệt là các máy tính đời cũ.
Hi vọng những chia sẻ trên giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ điều hành là gì? Các hệ điều hành phổ biến trên laptop, máy tính hiện nay. Từ đó bạn có thể tham khảo và lựa chọn cho mình hệ điều hành phù hợp với nhu cầu sử dụng. Chúc các bạn thành công.
Bạn đang đọc bài viết Hệ điều hành là gì? Tổng hợp loại hệ điều hành trên máy tính, laptop tại chuyên mục Hỏi đáp trên website Điện Thoại Vui.
Tôi là Trần My Ly, một người có niềm đam mê mãnh liệt với công nghệ và 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viết lách. Công nghệ không chỉ là sở thích mà còn là nguồn cảm hứng vô tận, thúc đẩy tôi khám phá và chia sẻ những kiến thức, xu hướng mới nhất. Tôi hi vọng rằng qua những bài viết của mình sẽ truyền cho bạn những góc nhìn sâu sắc về thế giới công nghệ đa dạng và phong phú. Cùng tôi khám phá những điều thú vị qua từng con chữ nhé!