Root Android là gì? Cách Root Android trong 30s mới nhất
Root Android là quá trình can thiệp sâu vào hệ thống giúp người dùng mở khóa toàn quyền thiết bị. Đây là thao tác cần thiết nếu bạn muốn gỡ ứng dụng hệ thống, cài ROM tùy chỉnh hoặc tăng hiệu suất máy. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp hướng dẫn cách Root Android trên máy tính, điện thoại chi tiết nhất!
Root Android là quá trình giúp người dùng có quyền kiểm soát sâu hệ thống thiết bị Android. Khi root máy, bạn sẽ có quyền truy cập 'root access' – quyền truy cập cao nhất trong hệ thống. Điều này cho phép bạn can thiệp, chỉnh sửa hoặc thậm chí xóa các tệp hệ thống.
Việc Root Android giống như bạn trở thành 'admin' của thiết bị. Bạn không còn bị giới hạn bởi nhà sản xuất, có thể thay đổi toàn bộ hệ điều hành nếu muốn. Đây là lý do vì sao nhiều người yêu thích công nghệ chọn cách root thiết bị.
Sau khi root thành công, bạn có thể cài đặt ROM tùy chỉnh, xóa bloatware (ứng dụng rác). Đồng thời thay đổi giao diện và nhiều thao tác nâng cao khác. Tuy nhiên, thao tác này đòi hỏi hiểu biết nhất định và cần cẩn trọng khi thực hiện.
Bạn đã biết cách tăng âm lượng điện thoại chuẩn chưa? Nhấn để khám phá
Biết cách Root Android sẽ mở ra nhiều tính năng mà hệ thống mặc định không hỗ trợ. Đây là công cụ mạnh mẽ dành cho người yêu thích tùy biến và tối ưu thiết bị Android. Chẳng hạn:
Không dừng lại ở đó, root còn giúp bạn cài ứng dụng cần quyền truy cập cao. Ví dụ như các công cụ tinh chỉnh CPU, ghi âm cuộc gọi hệ thống, hoặc quản lý file hệ thống. Root còn là cách để cài phiên bản Android mới nhất trên thiết bị cũ không còn hỗ trợ update. Điều này giúp kéo dài tuổi thọ và trải nghiệm mượt mà hơn.
Khám phá: >>>Hướng dẫn sử dụng Find my device định vị điện thoại dễ dàng
Trước khi quyết định root điện thoại, bạn cần hiểu rõ cả lợi ích và rủi ro. Dưới đây là ưu và nhược điểm khi root điện thoại Android. Việc can thiệp sâu vào hệ thống để giành quyền truy cập cao nhất (root) trên thiết bị:
Root máy mở ra quyền kiểm soát toàn diện trên thiết bị Android như:
Những lợi ích này biến chiếc điện thoại Android bình thường thành một công cụ mạnh mẽ và linh hoạt hơn nhiều.
Bên cạnh lợi ích, Root máy cũng ẩn chứa nhiều rủi ro nghiêm trọng như:
Do đó, trước khi quyết định root, bạn cần cân nhắc kỹ giữa tính năng mong muốn và nguy cơ có thể xảy ra.
Xem thêm: Hướng dẫn khôi phục cài đặt gốc trên điện thoại adroid chuẩn và nhanh nhất hiện nay
Root Android có nhiều cách thực hiện tùy vào từng thiết bị và hệ điều hành. Dưới đây là những phương pháp phổ biến nhất hiện nay bạn có thể tham khảo.
Mở khóa Bootloader là bước đầu tiên để người dùng có thể Root Android một cách chính thức. Đây là cách mà Google và một số nhà sản xuất thiết bị hỗ trợ để cấp quyền truy cập sâu hơn vào hệ thống. Sau khi mở khóa bootloader, người dùng có thể flash file zip chứa tập tin SU để cấp quyền root cho máy.
Trên các thiết bị Google như Nexus hay Pixel, việc mở khóa bootloader cực kỳ đơn giản. Bạn chỉ cần kết nối điện thoại với máy tính và chạy một dòng lệnh qua ADB. Sau khi thành công, bạn đã có thể cài đặt TWRP hoặc custom recovery khác để flash file root.
Khi thiết bị không cho phép mở khóa bootloader, người dùng sẽ buộc phải khai thác lỗ hổng bảo mật. Đây là phương pháp mạo hiểm nhưng đôi khi lại là cách duy nhất để có được quyền truy cập root trên các dòng máy bị giới hạn.
Bằng cách tìm ra một điểm yếu trong hệ thống hoặc nhân (kernel). Bạn có thể cài nhị phân SU vào phân vùng hệ thống và kích hoạt quyền root. Tuy nhiên, cách làm này yêu cầu hiểu biết sâu về bảo mật và lập trình. Đồng thời, nó cũng dễ bị vá bởi các bản cập nhật OTA từ nhà sản xuất.
Phương pháp này thường không ổn định và tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu thao tác sai. Dù vậy, đây vẫn là lựa chọn cần thiết với những thiết bị bị giới hạn nghiêm ngặt.
Flash ROM tùy chỉnh như LineageOS (tiền thân là CyanogenMod) là cách phổ biến giúp bạn Root Android. Đồng thời làm mới toàn bộ hệ điều hành. ROM tùy chỉnh thường đã được tích hợp sẵn quyền root và cho phép người dùng bật/tắt root theo ý muốn.
Ưu điểm của cách này là bạn không chỉ root máy, mà còn thay thế toàn bộ hệ điều hành mặc định bằng một bản ROM mới nhẹ hơn, bảo mật hơn hoặc tùy chỉnh sâu hơn. Đặc biệt phù hợp với máy đã cũ, không còn được cập nhật phần mềm chính thức.
Root Android mang đến quyền truy cập sâu hơn vào hệ thống. Tuy nhiên, việc này không hoàn toàn an toàn. Trước khi thực hiện, người dùng cần cân nhắc một số yếu tố quan trọng để tránh rủi ro không đáng có sau:
Mong rằng với những lưu ý trên, bạn sẽ có cái nhìn đầy đủ trước khi quyết định Root Android.
Nếu bạn đã sẵn sàng root thiết bị Android của mình, dưới đây là hai cách phổ biến và dễ thao tác nhất hiện nay.
SuperSU là công cụ hỗ trợ root phổ biến, đơn giản và dễ dùng. Dưới đây là các bước thực hiện root bằng SuperSU trên Android:
Bước 1: Tải ứng dụng SuperSU từ trang chính thức hoặc nguồn uy tín. Sau khi tải, bạn hãy mở ứng dụng và chọn mục Setting để bắt đầu thiết lập quyền truy cập.
Bước 2: Trong giao diện chính, kéo xuống và chọn mục Root Check. Tính năng này giúp bạn kiểm tra thiết bị đã từng root hay chưa, tránh thao tác lặp lại không cần thiết.
Bước 3: Khi ứng dụng yêu cầu quyền Superuser, hãy nhấn chọn Grant để cấp quyền truy cập hệ thống. Đây là bước bắt buộc để SuperSU có thể root máy thành công.
Bước 4: Nếu root thành công, thiết bị sẽ hiển thị thông báo:
“Root check has been granted superuser permissions for an interactive shell.”
Lúc này, bạn đã sở hữu toàn quyền kiểm soát hệ thống Android trên máy. SuperSU hoạt động hiệu quả trên hầu hết các phiên bản Android từ 6.0 trở xuống. Với các máy mới, bạn nên kiểm tra kỹ khả năng tương thích trước khi cài đặt.
Một số mẹo root máy android mà bạn cần phải biết? Bạn nên xem thêm tại đây nhé!
KingRoot là giải pháp root một chạm được đông đảo người dùng Android lựa chọn vì tính tiện lợi. Tuy nhiên, hãy đảm bảo thiết bị có trên 20% pin trước khi bắt đầu để tránh bị ngắt giữa chừng. Dưới đây là các bước root bằng KingRoot nhanh chóng nhất:
Bước 1: Đầu tiên bạn hãy mở Settings và chọn vào Security. Sau đó bạn hãy tiếp tục chọn Device Administration và đánh tích chọn vào Unknown Source để kích hoạt.
Bước 2: Kế đến bạn hãy tải và cài đặt KingRoot APK trên thiết bị Android của mình.
Bước 3: Sau khi cài đặt xong, biểu tượng KingRoot sẽ xuất hiện trên màn hình chính. Nhấn vào biểu tượng để mở ứng dụng.
Bước 4: Tại giao diện chính, nhấn chọn nút Root status error để bắt đầu quá trình root thiết bị.
Bước 5: KingRoot sẽ tự động thực hiện toàn bộ thao tác root. Bạn không cần can thiệp bất kỳ bước nào khác.
Bước 6: Khi thấy biểu tượng dấu tích màu xanh hiện trên màn hình. Điều đó nghĩa là thiết bị của bạn đã được root thành công.
Bước 7: Cuối cùng, bạn chỉ cần khởi động lại thiết bị để hoàn tất quá trình.
KingRoot hỗ trợ rất nhiều dòng máy phổ biến như Samsung, OPPO, Xiaomi,…. Đây cũng là lựa chọn phù hợp cho người mới bắt đầu tìm hiểu Root Android.
Root máy trực tiếp trên điện thoại là cách đơn giản, không cần máy tính. Tuy nhiên, vẫn cần thao tác cẩn thận để tránh rủi ro. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể giúp bạn Root Android trực tiếp bằng ứng dụng Root Master:
Bước 1: Kiểm tra điện thoại đã root chưa bằng ứng dụng Root Checker. Nếu chưa root, ứng dụng sẽ hiển thị dòng thông báo như hình ở dưới.
Bước 2: Tải và cài đặt trình duyệt và tải file Root Master APK về điện thoại. Chỉ tải đúng tệp APK để đảm bảo an toàn.
Link tải: https://root-master.com/apk/
Bước 3: Sau khi cài đặt, khởi chạy Root Master. Giao diện ứng dụng sẽ hiển thị 3 thông tin: nút Start, There is not root permission là thông báo rằng điện thoại Android của bạn chưa và thông tin thiết bị đang dùng.
Bước 4: Nhấn chọn Start để bắt đầu quá trình root máy. Màn hình sẽ hiển thị như hình bên dưới khi thực thực hiện Root Android.
Bước 5: Chờ đến khi ứng dụng thông báo root thành công và khởi động lại thiết bị để hoàn tất.
Lưu ý: Để quá trình root thành công, bạn cần bật kết nối mạng ổn định (Wi-Fi hoặc 4G) trong suốt quá trình root. Tắt tất cả các ứng dụng chạy ngầm để tăng tốc độ xử lý. Đồng thời không tự ý thoát ứng dụng hoặc tắt nguồn trong khi Root đang diễn ra.
Nếu bạn muốn Root Android một cách chuyên sâu hơn, sử dụng máy tính với phần mềm KingoRoot là lựa chọn tối ưu. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện Root Android trên máy tính với phần mềm KingoRoot:
Bước 1: Truy cập trang chính thức và tải về phần mềm Kingo Root PC.
Link tải: https://www.kingoapp.com/android-root/download.htm#google_vignette
Bước 2: Giải nén file vừa tải, sau đó mở file .exe để bắt đầu cài đặt phần mềm. Tiếp tục nhấn Next ở từng bước.
Bước 3: Nhấn Accept để đồng ý điều khoản và cho phép cài đặt Kingo Root lên máy tính.
Bước 4: Kế đến bạn hãy đợi phần mềm hoàn tất cài đặt. Thời gian cài đặt tùy thuộc cấu hình máy và tốc độ internet.
Bước 5: Kết nối điện thoại Android với máy tính bằng cáp USB. Trên giao diện phần mềm, chọn Root.
Bước 6: Phần mềm sẽ tự động thực hiện quá trình root. Khi hoàn tất, màn hình hiển thị mức 100%, chứng tỏ thiết bị đã root thành công.
Bước 7: Cuối cùng bạn hãy mở ứng dụng Root Checker trên điện thoại để kiểm tra lại. Nếu thành công, ứng dụng sẽ báo 'Root access is properly installed'.
Sử dụng Kingo Root trên máy tính giúp thao tác root an toàn và hỗ trợ nhiều dòng máy hơn. Tuy nhiên trước khi thực hiện, bạn cần sao lưu toàn bộ dữ liệu cá nhân. Đồng thời đảm bảo cáp kết nối và cổng USB hoạt động ổn định trong suốt quá trình root.
Khi nhắc đến Root Android, người dùng thường băn khoăn về tính an toàn, cách kiểm tra, lựa chọn phần mềm phù hợp. Dưới đây là các câu hỏi phổ biến nhất bạn cần nắm rõ.
Để kiểm tra thiết bị đã root hay chưa, bạn nên sử dụng ứng dụng Root Checker. Đây là công cụ phổ biến, hỗ trợ xác minh root chỉ với vài thao tác.
Bước 1: Tải và cài đặt ứng dụng Root Checker từ Google Play Store hoặc từ trang chính thức.
Link tải: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.phongphan.rootchecker&hl=vi&gl=US
Bước 2: Mở ứng dụng, chọn AGREE và sau đó nhấn vào GET STARTED.
Bước 3: Chọn nút KIỂM TRA ROOT để bắt đầu kiểm tra trạng thái root.
Bước 4: Kết quả sẽ hiển thị ngay trên màn hình:
Việc kiểm tra này giúp bạn biết được điện thoại đã có quyền truy cập hệ thống gốc hay chưa, từ đó đưa ra thao tác phù hợp tiếp theo.
Root Android không được Google khuyến khích và có thể gây ra một số rủi ro bảo mật nếu thao tác không đúng cách. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện đúng quy trình thì root vẫn có thể đảm bảo an toàn. Một số rủi ro phổ biến khi root gồm:
Tuy nhiên, nếu bạn dùng các công cụ root uy tín, làm đúng hướng dẫn và hiểu rõ mục đích, thì rủi ro có thể được hạn chế tối đa.
Việc có nên Root Android hay không phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn. Root có thể mang lại nhiều lợi ích, nhưng đi kèm đó là rủi ro tiềm ẩn. Nếu bạn là người dùng am hiểu công nghệ, root sẽ mở ra nhiều khả năng mới. Nhưng nếu chỉ dùng cơ bản, việc root là không cần thiết.
Nếu bạn đang tìm kiếm phần mềm Root Android uy tín, dưới đây là một số cái tên nổi bật được cộng đồng đánh giá cao:
Tùy thuộc vào hệ điều hành, dòng máy và nhu cầu của bạn, mỗi ứng dụng đều có ưu – nhược điểm riêng. Đảm bảo tải ứng dụng từ nguồn chính thống để tránh rủi ro nhé.
Root Android là bước quan trọng giúp bạn mở rộng khả năng tùy chỉnh thiết bị theo nhu cầu cá nhân. Nếu bạn thấy hướng dẫn cách Root Android trên máy tính, điện thoại trong bài viết này hữu ích. Đừng quên theo dõi Điện Thoại Vui để cập nhật thêm nhiều mẹo công nghệ, thủ thuật Android và tin tức mới nhất mỗi ngày nhé!
Bạn đang đọc bài viết Root Android là gì? Cách Root Android trong 30s mới nhất tại chuyên mục Thủ thuật thiết bị trên website Điện Thoại Vui.
Tôi là Trần My Ly, một người có niềm đam mê mãnh liệt với công nghệ và 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viết lách. Công nghệ không chỉ là sở thích mà còn là nguồn cảm hứng vô tận, thúc đẩy tôi khám phá và chia sẻ những kiến thức, xu hướng mới nhất. Tôi hi vọng rằng qua những bài viết của mình sẽ truyền cho bạn những góc nhìn sâu sắc về thế giới công nghệ đa dạng và phong phú. Cùng tôi khám phá những điều thú vị qua từng con chữ nhé!