Làm tròn số trong Excel đơn giản theo nhiều cách khác nhau
Làm tròn số trong Excel là cách sử dụng hàm làm tròn trong Excel giúp bạn làm gọn dữ liệu thập phân trong bảng tính. Với số thập phân dài ngoằn, rối mắt, bạn có thể làm tròn số để bảng tính dễ nhìn hơn. Tại bài viết này, mình sẽ hướng dẫn bạn cách làm tròn số trên Excel bằng nhiều hàm khác nhau.
Với cách đầu tiên này, bạn có thể làm tròn số trong Excel mà không cần phải nhập hàm. Để biết các bước thực hiện cách này như thế nào, bạn tham khảo hướng dẫn bên dưới nhé.
Bước 1: Mở file Excel, chọn ô/cột/hàng bạn muốn làm tròn số.
Bước 2: Tại tab Home, nhấn vào mũi tên mục General > Chọn More Number Formats…
Bước 3: Nhấn vào mũi tên lên xuống mục Decimal Places để điều chỉnh số lượng làm tròn số thập phân bạn muốn.
Bước 4: Nhấn OK để làm tròn số trong Excel.
Ví dụ: Bạn điều chỉnh số ở mục đó là 1, thì số thập phân hiển thị trong bảng Excel sẽ làm tròn đến 1 chữ số sau dấu chấm.
Ngoài ra, trong Excel, bạn còn có thể làm tròn số nhanh chóng bằng cách nhấn vào biểu tượng tăng giảm phần thập phân trên thanh công cụ. Biểu tượng 3 số 0 kèm mũi tên rẽ trái để tăng phần thập phân. Ngược lại, mũi tên rẽ phải là giảm phần thập phân.
Như vậy, với thao tác trên, bạn đã có thể làm tròn số thập phân trong Excel nhanh chóng mà không cần dùng hàm.
Hàm ROUND có chức năng làm tròn một số đến số gần nhất với số chữ số thập phân đã xác định.
Công thức sử dụng hàm ROUND: =ROUND(number,num_digits).
Trong đó:
Ví dụ minh họa:
Lưu ý:
Để làm tròn số trong Excel bằng hàm ROUND, trước hết, bạn cần mở file Excel lên. Sau đó, nhập hàm với cú pháp =ROUND(number,num_digits). Bạn có thể xem hình ảnh minh họa từng trường hợp phía dưới.
Như vậy, bạn đã có thể làm tròn số lên xuống tùy theo mong muốn bằng hàm ROUND trong Excel.
Xem thêm: Hướng dẫn hàm tách chữ trong Excel cực nhanh.
Hàm ROUNDUP có chức năng cho ra kết quả làm tròn lớn hơn giá trị gốc. Kết quả hiển thị giá trị lớn hơn bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào cách bạn sử dụng hàm.
Công thức nhập hàm ROUNDUP: =ROUNDUP(number,num_digits).
Trong đó:
Lưu ý:
Để làm tròn số lên trong Excel, trước hết, bạn cần mở file Excel lên. Sau đó, nhập hàm ROUNDUP vào ô trống bất kỳ với cú pháp =ROUNDUP(Number,num_digits). Bạn có thể xem hình ảnh minh họa từng trường hợp phía dưới.
Với cách dùng hàm ROUNDUP trên, bạn đã có thể làm tròn số Excel theo ý muốn một cách đơn giản.
Xem thêm: Nếu bạn đang có nhu cầu thay màn hình iPhone 11 chính hãng giá rẻ tại TPHCM và Hà Nội. Đến ngay Điện Thoại Vui, chúng tôi cam kết dịch vụ sửa chữa nhanh chóng với linh kiện chính hãng. Đảm bảo sẽ giúp điện thoại của bạn hoạt động tốt như lúc mới mua. Xem ưu đãi mới nhất tháng 11/2024 ngay tại đây!
[dtv_product_related category='thay-man-hinh-iphone-11']
Hàm ROUNDDOWN có chức năng cho ra kết quả làm tròn nhỏ hơn giá trị gốc. Giá trị nhỏ hơn bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào cách bạn sử dụng hàm.
Công thức nhập hàm ROUNDDOWN: =ROUNDDOWN(number,num_digits).
Trong đó:
Lưu ý:
Để làm tròn số xuống trong Excel, trước hết, bạn cần mở file Excel lên. Sau đó, nhập hàm ROUNDDOWN vào ô trống bất kỳ với cú pháp =ROUNDDOWN(number,num_digits). Bạn có thể xem hình ảnh minh họa từng trường hợp phía dưới.
Với cách dùng hàm ROUNDDOWN trên, bạn đã có thể làm tròn số xuống trên Excel theo ý muốn một cách đơn giản.
Mẹo Excel hay: Hướng dẫn cách đánh số trang trong Excel nhanh và đơn giản nhất tại đây!
Hàm MRound trong Excel có chức năng làm tròn đến bội số của số bất kỳ.
Công thức nhập hàm MROUND: =MROUND(number,multiple).
Trong đó:
Lưu ý: Trường hợp number và multiple khác dấu thì hàm sẽ báo lỗi #NUM! Ngược lại, khi number và multiple cùng dấu thì kết quả chính là số đó.
Trước hết, bạn cần mở file Excel lên. Sau đó, nhập hàm với cú pháp =MROUND(number,multiple).
Ví dụ:
Bạn có thể xem theo hình minh họa mình làm bên dưới. Mình cho các số trong bảng làm tròn về bội số gần nhất của 2.
Với việc sử dụng hàm MROUND, bạn đã hoàn tất làm tròn số Excel một cách nhanh chóng.
Ngoài những phương pháp trên, bạn còn có thể dùng hàm ODD và EVEN để làm tròn số trong Excel.
Hàm ODD có chức năng làm tròn lên tới số nguyên lẻ gần nhất, ra xa số 0 (không).
Công thức hàm: =ODD(number).
Trong đó: number (bắt buộc) là số bạn cần làm tròn trong Excel. Có thể là số âm hoặc số dương.
Ví dụ: Mình dùng hàm =ODD(7.345) nghĩa là làm tròn số 7.345 lên đến số nguyên lẻ gần nhất. Do đó, kết quả hiển thị sẽ là 9. Tương tự, mình áp dụng làm tròn với các số như hình minh họa bên dưới.
Khi dùng hàm ODD, bất kể số âm hay dương, giá trị luôn được làm tròn lên theo nguyên tắc ra xa số 0 (không). Nếu số là số nguyên lẻ từ đầu, kết quả sẽ không có sự khác biệt, vì sẽ không làm tròn nữa.
Hàm EVEN có chức năng làm tròn lên tới số nguyên chẵn gần nhất, ra xa số 0 (không).
Công thức hàm: =EVEN(number).
Trong đó: number (bắt buộc) là số bạn cần làm tròn trong Excel. Giá trị đó có thể là số âm hoặc số dương.
Ví dụ: Mình dùng hàm =EVEN(7.345) nghĩa là làm tròn số 7.345 lên đến số nguyên chẵn gần nhất. Do đó, kết quả hiển thị sẽ là 8. Tương tự, mình áp dụng làm tròn với các số như hình minh họa bên dưới.
Tương tự như hàm ODD, khi dùng hàm EVEN, bất kể số âm hay dương, giá trị luôn được làm tròn lên theo nguyên tắc ra xa số 0 (không). Trường hợp, nếu số là số nguyên chẵn từ đầu, kết quả sẽ không có gì khác biệt vì sẽ không làm tròn nữa.
Xem thêm: Các hàm date trong Excel để kiểm soát thời gian.
Hàm CEILING và hàm FLOOR là 2 hàm có chức năng làm tròn số tới bội số gần nhất của số nào đó.
Hàm CEILING có chức năng trả về số được làm tròn lên, xa số 0 và đến bội số có nghĩa gần nhất.
Công thức hàm: =CEILING(number, significance).
Trong đó:
Lưu ý:
Ví dụ:
Hàm FLOOR có chức năng làm tròn số xuống, tiến tới 0 và tới bội số có nghĩa gần nhất.
Công thức hàm: =FLOOR(number, significance).
Trong đó:
Lưu ý:
Ví dụ:
Xem thêm: Hàm Subtotal trong Excel là gì. Xem ngay hướng dẫn cách sử dụng hàm subtotal!
Cả hai hàm này đều hỗ trợ người dùng làm tròn số xuống trở về số nguyên. Để phân biệt cũng như cách dùng 2 hàm này, bạn xem phần bên dưới nhé.
Hàm INT có chức năng làm tròn xuống số nguyên gần nhất hướng tới số 0. Tức là, nếu số đó là số dương thì số được làm tròn xuống, nếu là số âm thì làm tròn lên.
Công thức hàm: =INT(number).
Trong đó: number (bắt buộc), là số thực mà bạn muốn làm tròn xuống một số nguyên.
Ví dụ:
Đó là cách hoạt động của hàm INT. Để biết sự khác nhau khi làm tròn số trong Excel của hàm này và hàm TRUNC, bạn xem mục tiếp theo nhé.
Hàm TRUNC có chức năng làm tròn 1 số bằng cách loại bỏ phần thập phân của nó.
Công thức hàm: =TRUNC(number, [num_digits])
Trong đó:
Ví dụ: Hàm =TRUNC(8.9), nghĩa là loại bỏ phần thập phân của 8.9 để trả về phần nguyên 8. Do đó, kết quả sẽ là 8.
Đến đây, mình đã hoàn tất chia sẻ đến bạn những cách làm tròn số trong Excel. Hy vọng, qua bài viết này, bạn sẽ có có mình cách làm tròn số hiệu quả và nhanh chóng nhất. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, bạn hãy chia sẻ để mọi người cùng tham khảo nhé.
Bạn đang đọc bài viết Làm tròn số trong Excel đơn giản theo nhiều cách khác nhau tại chuyên mục Excel trên website Điện Thoại Vui.
Tôi là Trần My Ly, một người có niềm đam mê mãnh liệt với công nghệ và 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viết lách. Công nghệ không chỉ là sở thích mà còn là nguồn cảm hứng vô tận, thúc đẩy tôi khám phá và chia sẻ những kiến thức, xu hướng mới nhất. Tôi hi vọng rằng qua những bài viết của mình sẽ truyền cho bạn những góc nhìn sâu sắc về thế giới công nghệ đa dạng và phong phú. Cùng tôi khám phá những điều thú vị qua từng con chữ nhé!