15 laptop cho sinh viên lập trình IT 2025 cấu hình cao

15 laptop cho sinh viên lập trình IT 2025 cấu hình cao

tran-my-ly
Trần My Ly
03/06/2025

Laptop cho sinh viên lập trình cần có cấu hình mạnh mẽ, bộ xử lý ổn định, RAM dung lượng cao và khả năng tản nhiệt tốt. Đáp ứng việc viết code, chạy máy ảo hay làm việc với các IDE nặng. Ngoài hiệu năng, màn hình chất lượng và bàn phím thoải mái cũng là yếu tố quan trọng. Cùng điểm qua những mẫu laptop phù hợp nhất cho sinh viên ngành lập trình hiện nay!

15 laptop cho sinh viên lập trình IT 2025 hiệu năng cao

Laptop cho sinh viên lập trình cần mạnh mẽ, bền bỉ và tối ưu cho học tập lẫn thực hành. Những mẫu máy trong danh sách dưới đây không chỉ đáp ứng yêu cầu về hiệu năng mà còn có mức giá hợp lý. Cùng khám phá 15 lựa chọn laptop tốt nhất cho sinh viên lập trình trong năm 2025.

MSI Modern 15 B12MO i5 1235U – 11.690.000₫

  • CPU: Intel Core i5-1235U
  • RAM: 8GB
  • Ổ cứng: SSD 512GB
  • Màn hình: 15.6 inch Full HD
  • Trọng lượng: 1.7kg

laptop cho sinh viên lập trình IT

MSI Modern 15 B12MO là lựa chọn hợp lý cho sinh viên lập trình cần cấu hình ổn trong tầm giá. Con chip Intel Gen 12 đi kèm RAM 8GB xử lý tốt các tác vụ lập trình thông thường, code web, Python hay Java cơ bản. 

Thiết kế mỏng nhẹ giúp dễ dàng mang theo, cùng với ổ SSD 512GB cho tốc độ khởi động và truy xuất nhanh. Tuy không có card đồ họa rời, nhưng với sinh viên thiên về code hơn là thiết kế. Đây vẫn là một lựa chọn hiệu quả và tiết kiệm cho dân IT.

Asus Vivobook Go 15 E1504FA R5 7520U – 12.690.000₫

  • CPU: AMD Ryzen 5 7520U
  • RAM: 8GB
  • Ổ cứng: SSD 512GB
  • Màn hình: 15.6 inch Full HD
  • Trọng lượng: 1.63kg

Asus Vivobook Go 15 E1504FA R5 7520U

Vivobook Go 15 sở hữu thiết kế trẻ trung, gọn nhẹ với hiệu năng vượt mong đợi. Ryzen 5 7520U hoạt động mượt mà với các phần mềm lập trình. Chẳng hạn như VS Code, Android Studio nhẹ, hay SQL Server. 

Dung lượng SSD lớn giúp lưu trữ thoải mái nhiều dự án. Điểm cộng lớn là thời lượng pin ổn và bàn phím gõ êm, phù hợp cho sinh viên thường xuyên làm việc với code. Tuy nhiên, máy chỉ có 1 khe RAM và khó nâng cấp sau này.

Acer Aspire 5 A514 54 5127 i5 1135G7 – 12.990.000₫

  • CPU: Intel Core i5-1135G7
  • RAM: 8GB
  • Ổ cứng: SSD 512GB
  • Màn hình: 14 inch Full HD
  • Trọng lượng: 1.45kg

Acer Aspire 5 A514 54 5127 i5 1135G7

Với thiết kế nhỏ gọn và trọng lượng chỉ 1.45kg, Acer Aspire 5 là người bạn đồng hành lý tưởng cho sinh viên. Chip Intel Gen 11 cùng đồ họa tích hợp Iris Xe hỗ trợ tốt các công cụ lập trình cơ bản. Bàn phím khá thoải mái, độ bền tốt. Tuy nhiên, màn hình chỉ 14 inch có thể hơi nhỏ nếu bạn thường xuyên làm việc với nhiều cửa sổ code hoặc cần không gian hiển thị lớn.

Lenovo Ideapad 1 15ALC7 R7 5700U – 13.190.000₫

  • CPU: AMD Ryzen 7 5700U
  • RAM: 8GB
  • Ổ cứng: SSD 512GB
  • Màn hình: 15.6 inch Full HD
  • Trọng lượng: 1.6kg

Lenovo Ideapad 1 15ALC7 R7 5700U

Lenovo Ideapad 1 với Ryzen 7 5700U mang lại hiệu năng mạnh mẽ trong tầm giá. Đặc biệt phù hợp với sinh viên học lập trình đa nền tảng. Vi xử lý 8 nhân xử lý mượt các phần mềm nặng hơn như Android Studio, Docker hay phần mềm giả lập. 

Máy có thiết kế đơn giản, ổn định, tuy không cao cấp nhưng đủ tốt để đồng hành lâu dài. Một hạn chế nhỏ là màn hình độ sáng không cao, hơi khó nhìn khi dùng ngoài trời.

Lenovo Ideapad Slim 3 15IAH8 i5 12450H – 14.690.000₫

  • CPU: Intel Core i5-12450H
  • RAM: 8GB
  • Ổ cứng: SSD 512GB
  • Màn hình: 15.6 inch Full HD
  • Trọng lượng: 1.63kg

Lenovo Ideapad Slim 3 15IAH8 i5 12450H

Với chip dòng H hiệu năng cao, Lenovo Ideapad Slim 3 là lựa chọn mạnh mẽ trong phân khúc dưới 15 triệu. Core i5-12450H xử lý tốt các tác vụ lập trình chuyên sâu như build app, chạy máy ảo, test backend. Thiết kế máy hiện đại, gọn gàng và có thể nâng cấp RAM. Tuy nhiên, quạt tản nhiệt đôi lúc khá ồn nếu chạy tác vụ nặng lâu. Mức giá hợp lý so với hiệu năng mang lại.

Acer Gaming Nitro 5 AN515 57 5669 i5 11400H – 14.890.000₫

  • CPU: Intel Core i5-11400H
  • RAM: 8GB
  • Ổ cứng: SSD 512GB
  • GPU: NVIDIA GTX 1650
  • Màn hình: 15.6 inch Full HD 144Hz

Acer Gaming Nitro 5 AN515 57 5669 i5 11400H

Nitro 5 là laptop gaming giá tốt, phù hợp với sinh viên lập trình cần GPU rời để học thêm đồ họa, xử lý AI hay sử dụng CUDA. Hiệu năng CPU dòng H và GPU GTX 1650 đủ sức cân các tác vụ nặng. Tản nhiệt khỏe, bàn phím RGB đẹp, tuy nhiên máy khá dày và nặng (trên 2.2kg). Thời lượng pin khi không cắm sạc không cao, nên phù hợp hơn khi dùng cố định.

HP 240 G9 i5 1235U – 14.990.000₫

  • CPU: Intel Core i5-1235U
  • RAM: 8GB
  • Ổ cứng: SSD 512GB
  • Màn hình: 14 inch Full HD
  • Trọng lượng: 1.47kg

HP 240 G9 i5 1235U

HP 240 G9 là mẫu laptop doanh nhân nhẹ, phù hợp với sinh viên lập trình cần độ ổn định. Vi xử lý Gen 12 đủ mạnh mẽ cho mọi tác vụ học tập và code. Máy có thiết kế đơn giản, chắc chắn, cổng kết nối đầy đủ, pin dùng được tầm 5–6 tiếng. Nhược điểm là loa không quá ấn tượng, và màn hình hơi nhỏ nếu bạn quen làm việc đa cửa sổ. Tuy vậy, đây vẫn là lựa chọn cân bằng giữa hiệu năng và độ bền.

Lenovo ThinkPad X1 Nano Gen 1 – 15.390.000₫

  • CPU: Intel Core i5-1130G7
  • RAM: 16GB
  • Ổ cứng: SSD 512GB
  • Màn hình: 13 inch 2K
  • Trọng lượng: 0.99kg

Lenovo ThinkPad X1 Nano Gen 1

ThinkPad X1 Nano nổi bật với độ mỏng nhẹ ấn tượng nhưng vẫn sở hữu hiệu năng khá và RAM lên đến 16GB. Đây là laptop lý tưởng cho sinh viên thường xuyên mang theo máy, cần bàn phím gõ tốt và độ bền cao. Màn hình 2K sắc nét tuy nhỏ nhưng cho trải nghiệm thị giác cao cấp. Hạn chế duy nhất là CPU dòng tiết kiệm điện, không phù hợp cho các tác vụ nặng kéo dài.

HP Pavilion 15 eg2082TU i5 1240P – 16.990.000₫

  • CPU: Intel Core i5-1240P
  • RAM: 8GB
  • Ổ cứng: SSD 512GB
  • Màn hình: 15.6 inch Full HD
  • Trọng lượng: 1.74kg

HP Pavilion 15 eg2082TU i5 1240P

HP Pavilion 15 sở hữu chip dòng P Gen 12 mạnh mẽ, giúp xử lý tốt các phần mềm nặng. Ví dụ như IntelliJ, Android Studio, Visual Studio. Thiết kế thanh lịch, màn hình đẹp, âm thanh B&O ấn tượng. Bàn phím gõ tốt, hành trình phím sâu, rất phù hợp cho lập trình. 

Tuy nhiên máy chỉ có 8GB RAM hàn chết, nên bạn cần cân nhắc nếu dự định nâng cấp. Một mẫu máy cân đối giữa thiết kế, hiệu năng và trải nghiệm người dùng.

Dell Inspiron 15 3530 i7 1355U – 17.990.000₫

  • CPU: Intel Core i7-1355U
  • RAM: 8GB
  • Ổ cứng: SSD 512GB
  • Màn hình: 15.6 inch Full HD
  • Trọng lượng: 1.65kg

Dell Inspiron 15 3530 i7 1355U

Dell Inspiron 15 3530 trang bị CPU i7 Gen 13, mang lại hiệu suất vượt trội cho sinh viên lập trình. Thiết kế đơn giản, bền bỉ và dễ sử dụng. Màn hình lớn hỗ trợ tốt cho việc mở nhiều cửa sổ code song song. Tuy nhiên, máy vẫn dùng RAM 8GB và không có card rời. Nên bạn cần nâng cấp nếu muốn chạy đa nhiệm hoặc các công cụ yêu cầu bộ nhớ cao.

Asus Vivobook 14X OLED K3405VC i5 13500H – 24.490.000₫

  • CPU: Intel Core i5-13500H
  • RAM: 16GB
  • Ổ cứng: SSD 512GB
  • GPU: NVIDIA RTX 3050
  • Màn hình: 14 inch 2.8K OLED
  • Trọng lượng: 1.6kg

Asus Vivobook 14X OLED K3405VC i5 13500H

Vivobook 14X OLED là lựa chọn đột phá về cả hiệu năng lẫn hiển thị. Chip i5 dòng H thế hệ 13 và GPU RTX 3050 giúp xử lý tốt lập trình game, AI, đồ họa 3D. Màn hình OLED 2.8K cực kỳ rực rỡ, rất thích hợp cho sinh viên làm UI/UX hoặc cần chất lượng hiển thị cao. RAM 16GB đảm bảo khả năng chạy đa nhiệm mượt mà. Thiết kế hiện đại, nhưng máy hơi nóng khi chạy tối đa hiệu năng.

Dell XPS 13 Plus 9320 – 24.490.000₫

  • CPU: Intel Core i5-1240P
  • RAM: 16GB
  • Ổ cứng: SSD 512GB
  • Màn hình: 13.4 inch Full HD+
  • Trọng lượng: 1.24kg

Dell XPS 13 Plus 9320

Dell XPS 13 Plus 9320 nổi bật với thiết kế sang trọng, màn hình mỏng và hiệu năng mạnh mẽ. Vi xử lý i5 dòng P, kết hợp RAM 16GB và SSD nhanh giúp xử lý công việc lập trình chuyên nghiệp mượt mà. Bàn phím cảm ứng và trackpad liền mạch tạo cảm giác hiện đại. Với trọng lượng nhẹ, đây là chiếc laptop cao cấp lý tưởng cho sinh viên lập trình yêu thích sự gọn gàng, tinh tế.

Dell XPS 13 9315 (2022) – 24.900.000₫

  • CPU: Intel Core i5-1230U
  • RAM: 16GB
  • Ổ cứng: SSD 512GB
  • Màn hình: 13.4 inch Full HD+
  • Trọng lượng: 1.17kg

Dell XPS 13 9315 (2022) Laptop cho sinh viên lập trình

XPS 13 9315 tiếp tục duy trì đẳng cấp dòng XPS: mỏng nhẹ, bền đẹp và tối ưu cho người làm việc di động. Cấu hình đáp ứng các tác vụ lập trình phổ thông, RAM 16GB giúp chạy đa tác vụ mượt mà. Tuy nhiên, vi xử lý dòng U không phù hợp với các tác vụ nặng kéo dài. Máy phù hợp với sinh viên chú trọng di động, thiết kế đẹp và hiệu suất ổn định cho lập trình vừa phải.

ASUS ROG Flow X13 2023 – 49.990.000₫

  • CPU: AMD Ryzen 9 7940HS
  • RAM: 16GB
  • Ổ cứng: SSD 1TB
  • GPU: NVIDIA RTX 4050
  • Màn hình: 13.4 inch 2K 165Hz cảm ứng
  • Trọng lượng: 1.3kg

ASUS ROG Flow X13 2023

ROG Flow X13 là mẫu laptop cao cấp cho sinh viên lập trình chuyên sâu. Đặc biệt trong các lĩnh vực như game, AI, render 3D. Ryzen 9 cực mạnh kết hợp RTX 4050 giúp xử lý mọi tác vụ nặng mượt mà. 

Thiết kế xoay gập 2-trong-1 tiện lợi, màn hình cảm ứng đẹp, tần số quét cao. Dù nhỏ gọn, nhưng giá thành cao và hệ thống tản nhiệt đôi lúc hơi ồn. Đây là sự đầu tư xứng đáng nếu bạn theo đuổi lập trình chuyên nghiệp dài hạn.

MacBook Pro 16 inch M2 Pro 2023 – 52.990.000₫

  • CPU: Apple M2 Pro (12-core CPU, 19-core GPU)
  • RAM: 16GB
  • Ổ cứng: SSD 512GB
  • Màn hình: 16.2 inch Liquid Retina XDR
  • Trọng lượng: 2.15kg

MacBook Pro 16 inch M2 Pro 2023 Laptop cho sinh viên lập trình

MacBook Pro 16 inch M2 Pro là lựa chọn hàng đầu cho sinh viên lập trình hệ sinh thái Apple hoặc phát triển ứng dụng iOS/macOS. Chip M2 Pro mang lại hiệu suất cực kỳ mạnh mẽ và ổn định trong mọi tác vụ từ build app đến xử lý dữ liệu lớn. 

Màn hình Liquid Retina XDR siêu đẹp, bàn phím gõ sướng, pin dùng đến 14–16 tiếng. Tuy nhiên, trọng lượng khá nặng và giá cao. Khiến đây là lựa chọn phù hợp với người nghiêm túc đầu tư lâu dài.

Bảng giá laptop cho sinh viên lập trình IT mới 7/2025

Để giúp sinh viên lập trình dễ dàng lựa chọn chiếc laptop cho sinh viên phù hợp với nhu cầu học tập và ngân sách. Bảng tổng hợp dưới đây liệt kê 15 mẫu máy nổi bật nhất tháng 05/2025.

Tên sản phẩm

Giá bán

Thông số kỹ thuật

MSI Modern 15 B12MO i5 1235U

11.690.000₫

- i5-1235U

- RAM 8GB

- SSD 512GB

- 15.6' FHD

Asus Vivobook Go 15 E1504FA R5 7520U

12.690.000₫

- R5 7520U

- RAM 8GB

- SSD 512GB

- 15.6' FHD

Acer Aspire 5 A514 54 5127 i5 1135G7

12.990.000₫

- i5-1135G7

- RAM 8GB

- SSD 512GB

- 14' FHD

Lenovo Ideapad 1 15ALC7 R7 5700U

13.190.000₫

- R7 5700U

- RAM 8GB

- SSD 512GB

- 15.6' FHD

Lenovo Ideapad Slim 3 15IAH8 i5 12450H

14.690.000₫

- i5-12450H

- RAM 8GB

- SSD 512GB

- 15.6' FHD

Acer Nitro 5 AN515 57 i5 11400H

14.890.000₫

- i5-11400H

- GTX 1650

- RAM 8GB

- SSD 512GB

- 15.6' FHD 144Hz

HP 240 G9 i5 1235U

14.990.000₫

- i5-1235U

- RAM 8GB

- SSD 512GB

- 14' FHD

Lenovo ThinkPad X1 Nano Gen 1

15.390.000₫

- i5-1130G7

- RAM 16GB

- SSD 512GB

- 13' 2K

HP Pavilion 15 eg2082TU i5 1240P

16.990.000₫

- i5-1240P

- RAM 8GB

- SSD 512GB

- 15.6' FHD

Dell Inspiron 15 3530 i7 1355U

17.990.000₫

- i7-1355U

- RAM 8GB

- SSD 512GB

- 15.6' FHD

Asus Vivobook 14X OLED K3405VC i5 13500H

24.490.000₫

- i5-13500H

- RTX 3050

- RAM 16GB

- SSD 512GB

- 14' 2.8K OLED

Dell XPS 13 Plus 9320

24.490.000₫

- i5-1240P

- RAM 16GB

- SSD 512GB

- 13.4' FHD+

Dell XPS 13 9315 (2022)

24.900.000₫

- i5-1230U

- RAM 16GB

- SSD 512GB

- 13.4' FHD+

ASUS ROG Flow X13 2023

49.990.000₫

- R9 7940HS

- RTX 4050

- RAM 16GB

- SSD 1TB

- 13.4' 2K 165Hz cảm ứng

MacBook Pro 16 inch M2 Pro 2023

52.990.000₫

- Apple M2 Pro

- RAM 16GB

- SSD 512GB

- 16.2' Liquid Retina XDR

Danh sách trên trải dài từ phân khúc phổ thông đến cao cấp, phù hợp với đa dạng nhu cầu lập trình. Từ viết web cơ bản, làm ứng dụng di động, tới học AI, xử lý đồ họa hay phát triển phần mềm phức tạp. Hãy chọn chiếc laptop phù hợp với mục tiêu học tập và ngân sách của mình!

Xem thêm: Tư vấn laptop cho sinh viên điện tử viễn thông cấu hình mạnh mẽ

Tiêu chí chọn laptop cho sinh viên lập trình IT

Việc chọn một chiếc laptop phù hợp là yếu tố quan trọng giúp sinh viên ngành lập trình học tập và phát triển kỹ năng. Ngoài hiệu năng, laptop cho sinh viên CNTT cần đáp ứng tốt về màn hình, bàn phím, pin,.... Dưới đây là những tiêu chí quan trọng bạn cần cân nhắc trước khi quyết định mua máy.

Bộ xử lý Intel Core i7 trở lên

Bộ vi xử lý là “bộ não” của laptop, ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ biên dịch mã nguồn. Hay chạy phần mềm IDE, giả lập thiết bị hay thao tác nhiều tab cùng lúc. Intel Core i7 hoặc tương đương trở lên (như AMD Ryzen 7). Đảm bảo máy hoạt động mượt mà khi sinh viên làm việc với các dự án lớn. Ví dụ như AI, lập trình đa nền tảng hoặc máy ảo.

Tiêu chí chọn laptop cho sinh viên lập trình IT

Ngoài ra, dòng chip i7 hoặc Ryzen 7 thường đi kèm nhiều nhân/luồng hơn. Hỗ trợ tốt hơn các tác vụ đa nhiệm hoặc xử lý song song như lập trình backend, data science. Đây là khoản đầu tư xứng đáng nếu bạn muốn sử dụng lâu dài và không gặp giới hạn hiệu suất.

RAM tối thiểu 8GB

Dung lượng RAM đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hệ thống không bị “đuối sức”. Với các phần mềm như Visual Studio Code, IntelliJ IDEA, Docker hay Android Studio. 8GB RAM là mức khởi điểm cần thiết để hoạt động mượt mà.

Tuy nhiên, nếu bạn học lập trình đa nền tảng, AI, hoặc sử dụng máy ảo nhiều. Nên ưu tiên máy có sẵn 16GB RAM hoặc có khả năng nâng cấp về sau. Việc đầu tư vào RAM không chỉ tăng hiệu năng, mà còn giúp kéo dài tuổi thọ thiết bị.

Ổ cứng với dung lượng tối thiểu 256GB

Ổ cứng SSD là yếu tố bắt buộc với laptop lập trình hiện nay. Không chỉ giúp máy khởi động nhanh, SSD còn cải thiện tốc độ cài đặt phần mềm, xuất dữ liệu. Dung lượng tối thiểu nên là 256GB để đảm bảo bạn có đủ không gian lưu trữ. Chẳng hạn như các mã nguồn, thư viện, công cụ lập trình và hệ điều hành.

Ổ cứng với dung lượng tối thiểu 256GB

Nếu bạn làm việc với nhiều dự án nặng như game, AI hoặc xử lý dữ liệu lớn. Ổ SSD 512GB là lựa chọn tối ưu hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên ưu tiên laptop có khả năng nâng cấp. Hoặc hỗ trợ thêm ổ cứng phụ (HDD hoặc SSD M.2) để linh hoạt hơn trong tương lai.

Màn hình từ 14 inch với tấm nền IPS hoặc Retina

Lập trình yêu cầu nhìn màn hình liên tục trong nhiều giờ. Nên kích thước và chất lượng hiển thị là yếu tố không thể xem nhẹ. Màn hình từ 14 inch trở lên sẽ đảm bảo không gian hiển thị đủ rộng để thao tác.

Tấm nền IPS hoặc Retina sẽ mang đến màu sắc trung thực, góc nhìn rộng. Đặc biệt là giảm mỏi mắt khi làm việc lâu dài. Đặc biệt, độ phân giải Full HD trở lên là cần thiết để văn bản hiển thị sắc nét. Giúp hạn chế nhầm lẫn trong khi code hoặc đọc lỗi.

Bàn phím với hành trình gõ tốt

Đối với sinh viên lập trình, bàn phím gần như là công cụ “cơm áo gạo tiền”. Một chiếc laptop với bàn phím tốt sẽ giúp bạn gõ code nhanh và chính xác. Từ đó nâng cao hiệu suất học tập tối ưu. Hành trình phím từ 1.3mm trở lên, độ nảy tốt và layout hợp lý là những tiêu chí ưu tiên.

Bàn phím với hành trình gõ tốt

Ngoài ra, bàn phím có đèn nền rất hữu ích khi làm việc ban đêm hoặc trong môi trường thiếu sáng. Với một số dòng cao cấp như ThinkPad, MacBook hay Dell XPS. Bàn phím còn được thiết kế tối ưu cho cảm giác gõ mượt mà và dễ chịu.

Thiết kế sang trọng, trọng lượng tối đa 2kg

Sinh viên thường xuyên di chuyển giữa nhà, trường, quán cà phê hay phòng lab. Do đó, một chiếc laptop mỏng nhẹ, tối đa 2kg. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng mang theo mỗi ngày mà không gây mỏi vai hay bất tiện. Những dòng ultrabook hoặc laptop mỏng nhẹ là lựa chọn phù hợp cho tiêu chí này.

Thiết kế sang trọng không chỉ tạo cảm hứng học tập, mà còn tăng sự chuyên nghiệp. Khi bạn mang máy đi thực tập, thuyết trình hoặc phỏng vấn. Vỏ kim loại, viền mỏng và hoàn thiện tốt là những điểm cộng lớn cho sinh viên IT.

Dung lượng pin 3 cell hoặc hơn

Lập trình thường tiêu tốn nhiều tài nguyên, nên bạn sẽ cần một chiếc laptop có pin ổn định. Dung lượng pin từ 3 cell trở lên sẽ giúp bạn sử dụng liên tục từ 4–6 tiếng với tác vụ lập trình thông thường.

Dung lượng pin 3 cell hoặc hơn

Nếu bạn hay học nhóm ở thư viện, di chuyển nhiều hoặc thích làm việc ở nơi không có ổ cắm. Thì một mẫu máy có thời lượng pin tốt từ 6–10 tiếng (như MacBook M1/M2 hoặc các ultrabook cao cấp) là cực kỳ lý tưởng. Pin khỏe sẽ giúp bạn làm việc linh hoạt, ít phụ thuộc vào nguồn điện.

Card đồ họa rời để đảm bảo hiệu suất

Dù không phải sinh viên lập trình nào cũng cần card đồ họa rời. Nhưng nếu bạn học lập trình game, đồ họa, AI hoặc dựng hình 3D. GPU rời như NVIDIA GTX/RTX hay AMD Radeon sẽ giúp máy xử lý mượt mà hơn. Card rời cũng giúp tăng tốc render, xử lý dữ liệu và chạy mô phỏng hiệu quả.

Ngay cả khi bạn không dùng cho đồ họa nặng, GPU rời vẫn giúp máy hoạt động trơn tru khi chạy nhiều màn hình hoặc giả lập Android. Đây là yếu tố nên cân nhắc nếu bạn có ngân sách thoải mái. Và mong muốn có một laptop hoạt động tối đa hiệu suất trong mọi tình huống học tập.

Phần mềm cần có trên laptop cho sinh viên lập trình IT

Sau khi chọn được một chiếc laptop phù hợp, việc cài đặt những phần mềm cần thiết sẽ giúp sinh viên CNTT học tập hiệu quả. Dưới đây là danh sách các công cụ và ứng dụng cơ bản mà sinh viên lập trình nên có:

  • Visual Studio Code – Trình soạn thảo mã nhẹ, đa nền tảng, hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình.
  • Git & GitHub Desktop – Công cụ quản lý mã nguồn, làm việc nhóm, lưu trữ và theo dõi dự án.
  • Postman – Phần mềm test API không thể thiếu cho lập trình web backend hoặc mobile.
  • Docker – Tạo môi trường phát triển ảo hóa nhanh gọn, phù hợp với DevOps, Backend.
  • Node.js & npm – Công cụ cho lập trình JavaScript, hỗ trợ phát triển web fullstack.
  • Java JDK / Python / .NET SDK – Cài đặt theo ngôn ngữ học chính tại trường hoặc định hướng nghề nghiệp.
  • IntelliJ IDEA / PyCharm / Eclipse / Android Studio – IDE chuyên dụng cho các ngôn ngữ phổ biến như Java, Python, Android.
  • XAMPP / WAMP – Mô phỏng server local để học và thực hành PHP/MySQL.
  • Figma / Adobe XD (nếu học frontend) – Thiết kế giao diện UI/UX, hỗ trợ tư duy sản phẩm.
  • Zoom / Microsoft Teams / Slack / Discord – Công cụ học trực tuyến, trao đổi nhóm, làm đồ án.

Phần mềm cần có trên laptop cho sinh viên lập trình IT

Các phần mềm trên giúp sinh viên thực hành tốt hơn trong từng môn học. Tạo nền tảng cho kỹ năng làm việc chuyên nghiệp sau này.

Lưu ý khi mua laptop cho sinh viên lập trình IT 2025

Chọn mua laptop cho sinh viên ngành lập trình không chỉ dừng lại ở cấu hình mạnh. Bạn còn cần chú ý đến nhiều yếu tố để đảm bảo sử dụng lâu dài, ổn định. Dưới đây là những lưu ý quan trọng:

  • Ưu tiên CPU đời mới: Nên chọn chip Intel Gen 12 trở lên hoặc AMD Ryzen 5000/7000 series.
  • RAM tối thiểu 8GB, nên có khe nâng cấp: Tránh các mẫu máy hàn chết RAM hoặc chỉ có 4GB.
  • Chọn SSD thay vì HDD: Tốc độ SSD nhanh hơn nhiều lần HDD.
  • Màn hình chống chói, độ phân giải Full HD: Giúp bảo vệ mắt khi học tập nhiều giờ liên tục.
  • Thử bàn phím thực tế nếu có thể: Tránh những mẫu có hành trình phím nông, phím quá nhỏ.
  • Kiểm tra cổng kết nối: Laptop nên có đủ cổng USB, HDMI, jack tai nghe. Hoặc cổng sạc phổ biến như USB-C để kết nối linh hoạt.
  • Thời lượng pin phù hợp: Nếu thường xuyên học ngoài thư viện, quán cà phê thì nên chọn máy pin từ 6 tiếng trở lên.
  • Mua từ nơi uy tín, có bảo hành rõ ràng: Ưu tiên các đại lý chính hãng, hỗ trợ đổi trả, bảo hành tốt.

Lưu ý khi mua laptop cho sinh viên lập trình IT

Mua laptop cho sinh viên lập trình là khoản đầu tư quan trọng và dài hạn. Hãy cân nhắc kỹ nhu cầu cá nhân và ngân sách để chọn được chiếc máy lý tưởng.

Laptop cho sinh viên lập trình IT mua máy cũ được không?

Đây là câu hỏi phổ biến của nhiều bạn sinh viên CNTT khi ngân sách còn hạn chế. Việc chọn laptop cũ hoàn toàn là một lựa chọn hợp lý. Với cùng tầm giá, laptop cũ thường có cấu hình cao hơn máy mới, đáp ứng tốt hơn cho các tác vụ lập trình nặng.

Tuy nhiên, bạn cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng vì rủi ro đi kèm. Chẳng hạn máy đã hết bảo hành, linh kiện thay thế,... Nếu không có kinh nghiệm, bạn nên nhờ người am hiểu công nghệ đi cùng để kiểm tra máy kỹ trước khi mua:

  • Ưu tiên các dòng máy doanh nhân cao cấp cũ như: Dell Latitude, ThinkPad T/X series, HP EliteBook.
  • Chọn cấu hình từ Core i5 Gen 8 trở lên, RAM 8GB, SSD 256GB.
  • Kiểm tra kỹ màn hình, bàn phím, pin và ổ cứng SSD. Tránh mua máy có lỗi hiển thị, phím hỏng, ổ đĩa kêu, hoặc pin quá yếu.
  • Ưu tiên máy còn bảo hành hãng hoặc có cam kết bảo hành tại nơi bán từ 6–12 tháng.
  • Chỉ mua ở các cửa hàng uy tín, có kiểm định máy.

Laptop cho sinh viên lập trình IT mua máy cũ được không?

Mua laptop cũ là một giải pháp tiết kiệm chi phí đáng cân nhắc với sinh viên lập trình IT. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng bạn hiểu rõ tình trạng máy và được hỗ trợ bảo hành rõ ràng. Nếu chọn đúng, bạn có thể sở hữu một chiếc máy mạnh mẽ với giá mềm đấy.

Địa chỉ mua laptop cho sinh viên lập trình IT uy tín

Việc chọn mua laptop từ những địa chỉ uy tín giúp sinh viên lập trình IT yên tâm về chất lượng. Đảm bảo các chế độ bảo hành, hỗ trợ kỹ thuật và hậu mãi sau mua. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều nơi bán laptop nhưng không phải nơi nào cũng đáng tin cậy.

Một trong những địa chỉ đáng tin cậy cho sinh viên IT là Điện Thoại Vui. Nơi cung cấp laptop, điện thoại cũ với chính sách bảo hành rõ ràng, hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp.

Vì sao nên mua laptop tại Điện Thoại Vui? Bởi những ưu điểm sau:

  • Sản phẩm chính hãng 100%, bảo hành minh bạch.
  • Tư vấn miễn phí theo nhu cầu học lập trình – phù hợp từng ngành.
  • Hỗ trợ trả góp lãi suất thấp hoặc 0% qua thẻ.
  • Hệ thống cửa hàng rộng khắp, giao hàng toàn quốc.
  • Kỹ thuật viên chuyên sâu – hỗ trợ cài đặt phần mềm lập trình miễn phí.

Địa chỉ mua laptop cho sinh viên lập trình IT uy tín

Dù là mua laptop cũ, chọn địa chỉ uy tín như Điện Thoại Vui sẽ giúp bạn an tâm hơn trong quá trình học lập trình. Với đội ngũ tư vấn tận tâm và nhiều lựa chọn phù hợp ngân sách sinh viên. Đây là nơi đáng tin cậy để bạn chọn chiếc laptop đồng hành trong suốt hành trình học IT.

Năm học mới, phong cách mới! F5 bản thân với những items cực hot chỉ có trong mùa tựu trường này.

Kết luận

Laptop cho sinh viên lập trình là một công cụ không thể thiếu của mỗi bạn trong ngành công nghệ thông tin. Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng và an tâm về dịch vụ, bạn nên chọn mua tại các địa chỉ uy tín như Điện Thoại Vui – nơi cung cấp laptop chính hãng, máy cũ được kiểm định kỹ, tư vấn đúng nhu cầu lập trình, cùng chính sách bảo hành rõ ràng.

Bạn đang đọc bài viết 15 laptop cho sinh viên lập trình IT 2025 cấu hình cao tại chuyên mục Review Công nghệ trên website Điện Thoại Vui.

avatar-Trần My Ly
QTV

Tôi là Trần My Ly, một người có niềm đam mê mãnh liệt với công nghệ và 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viết lách. Công nghệ không chỉ là sở thích mà còn là nguồn cảm hứng vô tận, thúc đẩy tôi khám phá và chia sẻ những kiến thức, xu hướng mới nhất. Tôi hi vọng rằng qua những bài viết của mình sẽ truyền cho bạn những góc nhìn sâu sắc về thế giới công nghệ đa dạng và phong phú. Cùng tôi khám phá những điều thú vị qua từng con chữ nhé!

Hỏi và đáp
hello
HỆ THỐNG CỬA HÀNG
dtv

- Gọi tư vấn sửa chữa: 1800.2064

- Gọi góp ý - khiếu nại: 1800.2063

- Hoạt động: 08:00 – 21:00 các ngày trong tuần

Kết nối với Điện Thoại Vui
    facebookinstagramyoutubetiktokzalo
Website thành viên
  • Hệ thống bán lẻ di động toàn quốc.

    cellphones
  • Kênh thông tin giải trí công nghệ cho giới trẻ.

    schannel
  • Trang thông tin công nghệ mới nhất.

    sforum

Bản quyền 2022 – © Công ty TNHH Dịch vụ sửa chữa Điện Thoại Vui – MST: 0316179378 – GPDKKD: 0316179378 do sở KH & ĐT TP.HCM cấp ngày 05/03/2020
Địa chỉ văn phòng: 30B, Hồ Hảo Hớn, phường Cô Giang, quận 1, TP Hồ Chí Minh – Điện thoại: 1800.2064 – Email: cskh@dienthoaivui.com.vn – Chịu trách nhiệm nội dung: Bùi Văn Định.
Quý khách có nhu cầu sửa chữa vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp các trung tâm Điện Thoại Vui
dtvDMCA.com Protection Status
Danh mục
Cửa hàngĐặt lịch sửa
Đăng nhập
Xem thêm