Top 10 laptop cho sinh viên khối ngành ngôn ngữ “ngon - bổ - rẻ”
Hiện nay, các mẫu laptop cho sinh viên ngôn ngữ rất đa dạng. Vì vậy, bạn rất khó để lựa sản phẩm phù hợp với nhu cầu. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ 4 tiêu chí chọn mua laptop cho sinh viên ngôn ngữ. Cùng với đó là 10 mẫu laptop và địa chỉ mua máy uy tín, chất lượng.
Laptop là thiết bị hỗ trợ học tập vô cùng quan trọng đối với chúng ta. Tuy nhiên, mỗi nhóm ngành nghề thì nhu cầu sử dụng hoàn toàn khác nhau. Đối với các bạn theo học ngành ngôn ngữ, nhu cầu sử dụng máy tính cấu hình thấp hơn so với sinh viên thiết kế, công nghệ, …
Thông thường, các bạn sinh viên ngôn ngữ sẽ sử dụng máy cho các mục đích như: soạn thảo văn bản, các bài thuyết trình, tham gia các lớp học trực tuyến, giải trí, … Vì vậy, các bạn có thể chọn mua máy đáp ứng các tiện ích cơ bản như sau:
Phân khúc giá bán cũng khá phải chăng, dao động từ 10 đến 18 triệu, tùy thuộc vào thương hiệu và cấu hình. Tiếp theo, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những tiêu chí để chọn mua laptop cho sinh viên ngôn ngữ nhé.
Trên thị trường hiện nay, các mẫu laptop dành cho sinh viên ngôn ngữ vô cùng đa dạng. Vì vậy, bạn cần nắm vững các tiêu chí chọn mua laptop để mua được sản phẩm ưng ý, phục vụ nhu cầu học và làm.
Cấu hình CPU là vấn đề mà bạn cần quan tâm đầu tiên. Do nhu cầu sử dụng không quá cao nên bạn có thể chọn máy trang bị con chip Intel Core i5 hoặc AMD Ryzen 5 trở lên. Với CPU này, máy có thể chạy mượt mà và ổn định trong nhiều giờ liền.
Trong một số trường hợp, bạn vẫn cần sử dụng các ứng dụng thiết kế hình ảnh để phục vụ cho bài học của mình. Vì vậy, card đồ họa chính là yếu tố không nên bỏ qua. Bạn có thể chọn mua card đồ hoạ rời hoặc tích hợp đều được.
Tuy nhiên, hãy cân nhắc những chiếc laptop có tích hợp card đồ họa Intel Iris Xe Graphic trở lên. Card đồ họa giúp cho hình ảnh máy tính sắc nét, chất lượng và sống động hơn.
Đối các bạn sinh viên ngôn ngữ, lựa chọn máy RAM 8GB trở lên sẽ có thể chạy được đa tác vụ cùng lúc. Khi đó, bạn sẽ không lo xuất hiện hiện tượng giật lag.
Chọn mua ổ cứng SSD 256GB hoặc lớn hơn giúp bạn lưu trữ lượng lớn dữ liệu. Bạn không còn lo lắng hết dung lượng lưu trữ bài học nữa nhé.
Trên đây là 4 tiêu chí để bạn chọn mua laptop cho sinh viên ngôn ngữ. Nếu vẫn chưa biết chọn mua sản phẩm nào thì có thể tham khảo ngay 10 gợi ý bên dưới của chúng tôi nhé.
Đâu là chiếc laptop mà các bạn sinh viên ngôn ngữ nên lựa chọn? Top 10 gợi ý bên dưới sẽ là thông tin tham khảo hữu ích dành cho bạn. Đây là 10 mẫu laptop được đánh giá cao về cấu hình, thiết kế và giá cả.
Acer Aspire 7 Gaming A715 42G R4XX R5 5500U là cái tên đầu tiên mà bạn có thể chọn mua. Sản phẩm sở hữu cấu hình mạnh mẽ với CPU AMD Ryzen 5 5500U, RAM 8GB và ổ cứng SSD 256GB siêu tốc. Đặc biệt, máy tích card đồ hoạ rời GTX 1650 đem lại hình ảnh sắc nét trên từng chi tiết.
Với cấu hình này, máy có thể giúp bạn xử lý mọi tác vụ: tin học văn phòng, giải trí, học tiếng Anh, …
Laptop Asus VivoBook 15X OLED A1503ZA i5 12500H cũng là lựa chọn thích hợp cho các bạn sinh viên ngôn ngữ. Laptop được trang bị bộ vi xử lý Intel thế hệ 12, RAM 8GB. Khi đó, bạn có thể dùng máy để xử lý nhanh gọn các tác vụ học tập, văn phòng, giải trí, ...
Đặc biệt, bạn sẽ phải ấn tượng bởi thiết kế thời thượng, màn hình OLED sống động. Ổ cứng với sức chứa lên đến 512GB cho phép không gian lưu trữ rộng rãi. Giá bán tham khảo: 14 triệu.
Lenovo ThinkBook 15 G2 ITL là dòng laptop được đánh giá cao bởi trang bị chip Intel Core i5 1135G7, RAM 8GB. Với cấu hình này, máy cho phép xử lý mọi tác vụ văn phòng. Ví dụ như: Word, Excel, những phần mềm học online, .. với tốc độ nhanh chóng.
Màn hình 15.6 inch, thiết kế viền mỏng, độ phân giải Full HD (1920 x 1080) đem lại hình ảnh sắc nét. Đặc biệt, máy hỗ trợ bảo mật vân tay, thuận tiện cho việc mở khoá và bảo mật dữ liệu. Giá tham khảo: khoảng 12 triệu.
Laptop Dell Inspiron 3511 sở hữu vẻ hữu vẻ ngoài lịch lãm và hiện đại. Cấu hình của máy được trang bị bộ xử lý i5-1035G1 mạnh mẽ, cân mọi tác vụ học tập, làm việc của người dùng.
Sản phẩm còn nổi bật với các tính năng như: công nghệ âm thanh Realtek ALC3204, Realtek Audio, màn hình Anti Glare chống chói, công nghệ LED Backlight, … Sản phẩm hứa hẹn mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Giá tham khảo: khoảng 13 triệu.
Một chiếc laptop cho sinh viên ngôn ngữ mà các bạn có thể tham khảo đó là Intel Core i5-8250U. Chiếc laptop với thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng bỏ túi mang đi học.
Sản phẩm nổi bật với: bộ xử lý Intel Core i5 với tốc độ lên đến 3.4GHz. Cùng với đó là màn hình 14 inches HD chất lượng cao, công nghệ âm thanh Asus SonicMaster độc quyền, bảo mật vân tay, … Giá tham khảo: khoảng 13 triệu.
Năm học mới, phong cách mới! F5 bản thân với những items cực hot chỉ có trong mùa tựu trường này.
MSI Modern 15 A5M R5 là cái tên tiếp theo mà chúng tôi muốn gợi ý đến bạn. Sản phẩm được trang cấu hình Ryzen 5 5500U, RAM 8GB, ổ cứng 512GB, card đồ họa AMD Radeon Graphics. Nhờ đó, máy có thể xử lý được mọi tác vụ: tin học văn phòng, phần mềm học ngoại ngữ, …
Bên cạnh đó, máy còn được thiết kế mỏng nhẹ, bản lề có phần nhô ra tạo nên sự khác biệt. Màn hình được trang bị tấm nền IPS, mang lại cho người dùng hình ảnh sắc nét hơn. Giá bán tham khảo: khoảng 12 triệu.
Laptop HP Pavilion 15 eg2036TX được trang bị bộ vi xử lý Intel Core i5 1235U thế hệ thứ 12, card đồ họa rời NVIDIA GeForce MX550 2GB. Với cấu hình này, bạn có thể sử dụng máy để thực hiện các tác vụ: tin học văn phòng, Photoshop, Ai, Canva, chơi game giải trí, …
Máy nổi bật với gam màu Bạc thời thượng. Trọng lượng nhỏ, dễ dàng bỏ túi mang đi học, đi làm. Đặc biệt, máy trang bị công nghệ Audio by B&O giúp âm thanh chân thật, rõ ràng. Đây chắc chắn là tính năng hỗ trợ tốt cho việc học nghe ngoại ngữ. Giá tham khảo: khoảng 17 triệu.
Laptop Lenovo Ideapad 5 15ITL05 cũng là lựa chọn hoàn hảo cho các bạn sinh viên ngôn ngữ. Sản phẩm được đánh giá cao nhờ cấu hình mạnh mẽ: Intel Core i5 1135G7, RAM 8GB, ổ cứng SSD 256GB, card đồ họa Intel Iris Xe Graphics. Đây chắc chắn là người bạn đồng hành của bạn trong quá trình học tập, giải trí, học ngoại ngữ, …
Laptop Lenovo Ideapad 5 15ITL05 82FG00M5VN còn sở hữu màn hình Full HD 15.6 inch. Phần thân máy được thiết kế siêu mỏng, hỗ trợ không gian làm việc và học tập tốt nhất. Ngoài ra, máy còn tích hợp công nghệ Dolby Audio cho âm thanh to và rõ. Giá tham khảo: khoảng 18 triệu.
Dell Vostro 3400 được trang bị hiệu năng ổn định nhờ: Intel Core i5 Tiger Lake 1135G7, RAM 8GB, card đồ họa Intel Iris Xe Graphics. Vì vậy, bạn có thể dùng máy để thực hiện các tác vụ học tập, chỉnh sửa hình ảnh, học ngoại ngữ, … mà không lo giật lag.
Màn hình rộng 14 inch, tấm nền VA, độ phân giải Full HD rõ nét. Cùng với đó, máy còn trang bị công nghệ chống chói Anti Glare, không lo mỏi mắt khi học. Đặc biệt, bàn phím theo dạng Tenkeyless (lược bỏ phần phím số bên tay phải vô cùng thuận tiện. Giá tham khảo: khoảng 16 triệu.
Laptop Acer Swift 3 cũng là lựa chọn thích hợp cho các bạn học ngoại ngữ. Sản phẩm nổi bật với chip CPU Intel Core i5-8250U chạy tốt các tác vụ cơ bản: tin học văn phỏng, Photoshop, …
Acer Swift 3 có màn hình 14 inch, viền mỏng chỉ khoảng 5mm. Ngoài ra, máy còn tích hợp công nghệ công nghệ Acer ComfyView, mang đến trải nghiệm hiển thị đã mắt. Một điểm cộng nữa của máy đó là thiết kế mỏng nhẹ, tính cơ động cao. Các bạn có thể bỏ vào balo mang đi học cả ngày. Giá tham khảo: khoảng 16 triệu.
Như vậy, chúng tôi đã gợi ý đến bạn 10 sản phẩm laptop cho sinh viên ngôn ngữ. Trước khi mua laptop, các bạn hãy tìm hiểu và so sánh kỹ để đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu nhé.
Một trong những mối quan tâm lớn nhất khi mua laptop đó là giá cả. Bởi hầu hết những chiếc laptop mới đều có giá bán dao động từ 15 - 20 triệu đồng. Nếu các bạn có ngân sách hạn hẹp thì có thể cân nhắc đến laptop cũ.
Khi mua laptop cũ, bạn sẽ tiết kiệm được chi phí một cách đáng kể. Trong cùng một phân khúc giá, bạn có thể tìm được chiếc dòng laptop có cấu hình và thiết kế tốt hơn. Vì vậy, việc nên hay không nên mua laptop cũ còn tuỳ thuộc vào ngân sách và nhu cầu của bạn.
Tuy nhiên, khi quyết định chọn mua laptop cũ, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Nếu chưa biết chọn mua laptop cũ cho sinh viên ngôn ngữ ở đâu thì hãy theo dõi phần tiếp theo của chúng tôi nhé.
Khi mua laptop cho sinh viên ngôn ngữ, bạn cần xem xét kỹ lưỡng để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Đặc biệt, bạn hãy lựa chọn địa chỉ kinh doanh uy tín tránh tiền mất tật mang.
Nếu đang có nhu cầu mua sắm laptop cũ, các bạn có thể tham khảo sản phẩm được cung cấp bởi Điện Thoại Vui.
Điện Thoại Vui được biết đến là hệ thống sửa chữa điện thoại, laptop và kinh doanh phụ kiện công nghệ uy tín. Tại đây, các bạn có thể lựa chọn cho mình một chiếc laptop chất lượng cao, giá cả hợp lý.
Bên dưới là 6 lý do tại sao các bạn nên chọn mua laptop cho sinh viên ngôn ngữ tại Điện Thoại Vui:
Ngoài kinh doanh máy cũ, Điện Thoại Vui còn là đơn vị cung cáp các thiết bị phụ kiện công nghệ uy tín tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Các sản phẩm nối bật phải kể đến như: Bàn phím cơ, Chuột không dây, USB, Củ cáp sạc....
[dtv_product_related category='phu-kien/chuot-ban-phim']
Giá bán laptop cũ còn phụ thuộc vào dòng sản phẩm. Tại Điện Thoại Vui, mức giá laptop cũ cho sinh viên ngành ngôn ngữ dao động từ … đến … Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách hàng có thể liên hệ đến hotline 1800.2064 hoặc website https://dienthoaivui.com.vn/.
Bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về các loại laptop cho sinh viên ngôn ngữ nên mua. Bạn có thể tham khảo thông tin để đưa ra cho mình lựa chọn phù hợp với nhu cầu và tài chính. Nếu đang muốn tham khảo các sản phẩm laptop cũ chất lượng, giá cạnh tranh, hãy đến ngay cửa hàng của Điện Thoại Vui nhé.
Bạn đang đọc bài viết Top 10 laptop cho sinh viên khối ngành ngôn ngữ “ngon - bổ - rẻ” tại chuyên mục Review Công nghệ trên website Điện Thoại Vui.
Tôi là Trần My Ly, một người có niềm đam mê mãnh liệt với công nghệ và 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viết lách. Công nghệ không chỉ là sở thích mà còn là nguồn cảm hứng vô tận, thúc đẩy tôi khám phá và chia sẻ những kiến thức, xu hướng mới nhất. Tôi hi vọng rằng qua những bài viết của mình sẽ truyền cho bạn những góc nhìn sâu sắc về thế giới công nghệ đa dạng và phong phú. Cùng tôi khám phá những điều thú vị qua từng con chữ nhé!