Ổ cứng SSD là gì? Có nên sở hữu ổ cứng SSD không?
Ổ cứng SSD là gì vad được viết tắt của từ gì? SSD có tác dụng gì? Ổ SSD là ổ C hay D? Ngày nay, ổ cứng SSD đang rất được ưa chuộng bởi tính năng ưu việt và tốc độ xử lý. Từ khi ổ SSD ra đời thì đã dần dần thay thế ổ cứng HDD truyền thống trước đó. Vậy nên trong bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu về SSD là ổ gì. Cũng như là giữa SSD và HDD có điểm gì khác biệt nhé!
Ổ cứng SSD là gì? SSD là một thiết bị lưu trữ dữ liệu liên tục trên bộ nhớ flash ở trạng thái rắn. Ổ cứng này được làm từ vật liệu bán dẫn semiconductor hay Solid State. SSD sử dụng chip bộ nhớ Flash để lưu trữ các dữ liệu. SSD là từ viết tắt của Solid State Drive (Ổ đĩa bán dẫn hay ổ đĩa điện tử).
Việc nâng cấp ổ SSD trên laptop đã trở thành một sự lựa chọn phổ biến. Điều này nhằm để cải thiện hiệu suất làm việc, học tập và trải nghiệm chơi game.
Ổ SSD được sử dụng để cài đặt hệ điều hành cũng như lưu trữ các loại dữ liệu. Tuy nhiên, SSD không bị ảnh hưởng bởi vấn đề phân mảnh. Đồng thời tốc độ đọc/ghi, truy xuất dữ liệu của SSD nhanh chóng, với hiệu suất vượt trội.
Với 3 loại phổ biến hiện nay là M.2, NVMe và SATA. Người dùng có thể lựa chọn ổ SSD phù hợp với nhu cầu và thiết bị của mình. Mặc dù M.2 và NVMe mới xuất hiện trong các mẫu máy gần đây. Còn ổ SATA vẫn được sử dụng rộng rãi trên laptop và máy tính bàn.
SSD có nguồn gốc từ thời kỳ máy tính sử dụng ống chân không. Sau đó phát triển đáng kể từ những năm 70-80 bởi IBM, Amdahl và Cray. Tuy nhiên, vì giá thành cao nên chúng không phổ biến rộng rãi.
Năm 1978, mẫu SSD thành công được phát triển bởi Storage Tek. Cho đến năm 1980, chúng được cải tiến với chip DIPRAM và Card điều khiển mô phỏng ổ cứng. SSD cũng được hỗ trợ bằng pin sạc nhiều lần để bảo vệ dữ liệu khi mất nguồn.
Năm 1983, Sharp PC-5000 giới thiệu SSD 128Kb. Năm 1996, SSD sử dụng công nghệ bộ nhớ flash xuất hiện. Từ đó hoàn toàn giải quyết vấn đề của HDD truyền thống.
Từ năm 2009, SSD trở nên phổ biến trong laptop, mặc dù giá vẫn cao hơn HDD. Tháng 3/2009, SSD mang tên RamSan-620 với dung lượng khủng lên đến 5TB của Texas Memory System ra đời. Đồng thời sở hữu tốc độ 250.000 IOPS. SSD tiếp tục phát triển nhiều loại và dung lượng, từ SSD G-Monster-PROMISE PCIe 128GB – 1TB đến SSD NAND 100TB.
Sau khi SSD là gì thì chắc có lẽ bạn đã có được cái nhìn tổng quan về loại ổ cứng này rồi. Tiếp theo để tìm hiểu chi tiết hơn hãy cùng khám phá các đặc điểm của SSD nhé!
SSD được thiết kế nhỏ gọn, thuận tiện để cất giữ và mang theo sử dụng mọi lúc. Với ngoại hình đẹp, SSD không chứa các bộ phận chuyển động bên trong như các loại ổ cứng khác. Sử dụng bộ nhớ flash giúp SSD không bị giới hạn về lưu trữ. Cũng như ngày càng được tối ưu hóa cho kích thước nhỏ hơn.
SSD nổi bật với hiệu suất hoạt động mạnh mẽ, độ bền cao và hoạt động êm ái. Cũng như là khả năng tiết kiệm điện, giúp thiết bị khởi động và chạy nhanh hơn. Không có trục cơ học quay, SSD sử dụng chip nhớ flash để cung cấp tốc độ lưu. Cũng như truy xuất dữ liệu vô cùng nhanh chóng.
Đồng thời, SSD cũng có khả năng chống sốc, không tạo tiếng ồn và giữ máy tính luôn mát mẻ. Từ đó giúp nâng cao hiệu suất tổng thể của máy.
SSD khác biệt với HDD trong việc sử dụng đĩa quay. Điều này làm tăng khả năng phân mảnh dữ liệu và ảnh hưởng đến chất lượng tập tin. Tính năng đặc biệt của SSD là không sử dụng đầu đọc vật lý.
Từ đó giảm tình trạng phân mảnh và tăng độ an toàn cho dữ liệu của bạn. Ngoài ra, SSD cũng có khả năng phát hiện và sửa chữa bộ lỗi bộ nhớ. Đây là một tính năng được đánh giá cao. Cũng như là thích hợp cho những người không có nhiều kiến thức về máy tính.
Do không có bộ phận di chuyển, SSD tiêu tốn ít năng lượng hơn trong quá trình hoạt động. Đồng thời, vì không cần giữ đĩa quay sau mỗi thao tác đọc và ghi. SSD cũng giúp tiết kiệm năng lượng từ pin máy xách tay và nguồn điện trong máy bàn.
Điểm đặc biệt của ổ cứng SSD là độ tin cậy cao. Trong quá trình hoạt động, SSD có thể bị giảm hiệu suất theo thời gian sử dụng. Điều độc đáo là chúng được hỗ trợ bởi phần mềm dự đoán sự hỏng hóc của ổ cứng. Từ đó thông báo cho người dùng để họ có thể đưa ra các biện pháp khắc phục. Cũng như tránh tình trạng mất dữ liệu.
Thêm vào đó, tính năng lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ cache giúp giảm nguy cơ mất dữ liệu. Trong trường hợp gặp tình trạng mất điện đột ngột hoặc hết pin máy trong quá trình sử dụng.
Ổ cứng SSD được cấu tạo bởi nhiều chip nhớ flash NOR cũng như là bộ nhớ NAND flash. Bên cạnh đó, SSD được làm hoàn toàn bởi các linh kiện điện tử. Cũng như là không có bộ phận chuyển động vật lý giống như trong ổ đĩa cứng. Các vi mạch flash thường được cố định trên bo mạch chủ, thường là từ 10 đến 60 NAND.
Chipset trên ổ SSD có vẻ tương tự như chipset bên trong ổ cứng thông thường. Tuy nhiên chúng khác nhau về loại và tốc độ ghi. SSD cũng sẽ bao gồm bộ điều khiển vi mô, hiệu chỉnh, bộ đệm và mô-đun giao diện flash.
SSD được thiết kế để lưu trữ dữ liệu dài hạn. Khác với HDD, SSD sử dụng bộ nhớ Flash. Điều này giúp bảo vệ dữ liệu ngay cả khi máy tính mất điện đột ngột.
Để truyền và nhận dữ liệu một cách nhanh chóng, SSD hoạt động trên một tấm chứa các ô điện. Những ô này được chia thành từng phần gọi là 'trang', nơi dữ liệu của máy tính được lưu trữ. Các trang này sau đó được gộp lại để tạo thành các khối. Vì không có bộ phận chuyển động, SSD được xem như ổ cứng thể rắn.
SSD có thể ghi dữ liệu vào một trang trống trong một khối. Điều này có nghĩa là không thể ghi đè trực tiếp dữ liệu lên từng trang riêng lẻ. SSD xử lý việc xóa dữ liệu bằng cách đánh dấu dữ liệu là không sử dụng. Sau đó chuyển dữ liệu này vào một khối mới. Toàn bộ khối cũ sẽ bị xóa và dữ liệu sẽ được tái tổ chức từ bộ nhớ trở lại.
Tới đây có lẽ câu trả lời cho SSD là gì đã quá rõ ràng rồi đúng không. Để có thể hiểu kỹ hơn về SSD thì sau đây hãy cùng theo dõi tiếp nhé!
Sau nhiều lần cải tiến, tốc độ trung bình của SATA 3 đạt 6GB/s. Tuy nhiên, khả năng hỗ trợ tốc độ tải của SATA 3 cũng phụ thuộc vào loại dữ liệu.
Dữ liệu đã được mã hóa thường có tốc độ tải từ 8-10GB/s. Trong khi dữ liệu chưa được mã hóa sẽ dao động khoảng 4,8 GB/s. SATA 3 cũng nổi tiếng với khả năng tiết kiệm điện năng hơn so với các phiên bản trước đó.
Loại SSD này có kích thước 2.5 inch. Đây là kích thước tiêu chuẩn của đa số các ổ HDD hiện tại. SSD 2.5 SATA sử dụng chuẩn giao tiếp SATA, giống với ổ HDD. Từ đó giúp việc nâng cấp ổ đĩa HDD cũ lên SSD trở nên dễ dàng và tiết kiệm hơn.
Bạn cũng có thể bắt gặp các phiên bản khác như 3.5 inch và 1.8 inch. Tuy nhiên thì các phiên bản này sẽ ít phổ biến hơn.
Ổ cứng SSD mSATA là phiên bản mini của giao diện SATA. Với kích thước nhỏ, chúng thường được tích hợp trong các laptop nhỏ gọn hoặc tablet.
Dung lượng của các loại mSATA có thể lên đến 1TB. Bên cạnh đó là tốc độ đọc/ghi có thể đạt đến 6GB mỗi giây. Vì kích thước nhỏ gọn nên ổ SSD mSATA thường có mức giá khá hợp lý.
Đây là loại SSD được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Đặc biệt phổ biến trong các laptop có thiết kế mỏng, nhẹ. Trong dòng này, loại SSD M.2 2280 là phổ biến nhất. SSD M.2 SATA có chân cắm SATA 3 nên có thể gắn vào vị trí ổ cứng thông thường. Tuy nhiên tốc độ của SSD M.2 SATA chỉ dừng ở mức 550Mb/s. Bên cạnh đó, ổ cứng SSD M.2 SATA cũng sở hữu kích thước nhỏ gọn là 2.5 inch.
Loại SSD M.2 PCIe được coi là cao cấp và mạnh mẽ nhất hiện nay. Sử dụng chuẩn kết nối M.2 và kết hợp với chuẩn tốc độ PCIe. Đây là một tiêu chuẩn tốc độ mới.
Ổ cứng SSD M.2 PCIe có tốc độ đọc/ghi lên đến 3500MB/s. Tốc độ này cao gấp 6 lần so với loại SATA III.
Ổ cứng SSD NVMe là viết tắt của Non-Volatile Memory Express (NVMe). SSD này có tốc độ đọc/ghi nhanh hơn gấp 5 lần so với SSD SATA. Điều này nhờ vào giao thức trên ổ cứng cho phép tốc độ trao đổi dữ liệu lên đến 2600mbps.
SSD M.2 NVME thường được sử dụng trong các công ty có quy mô lớn. Cũng như hoạt động ở các công việc chuyên sâu và phức tạp.
Vậy liệu đặc điểm của ổ cứng SSD là gì? Có ưu hay nhược điểm gì khi sử dụng hay không? Hãy cùng tìm hiểu ngay bên dưới đây nhé!
Ổ SSD là một sự lựa chọn xứng đáng khi sở hữu các ưu điểm như:
Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì ổ SSD cũng có những nhược điểm như:
Có thể đầu tư vào một ổ SSD dung lượng thấp để sử dụng chung với ổ cứng HDD hiện tại. Hoặc chọn các mô hình ổ lưu trữ kép, cung cấp tốc độ nhanh và có giá thành hợp lý hơn.
Nếu như sau khi biết SSD là gì rồi nhưng bạn vẫn chưa phân biệt được giữa SSD và HDD. Vậy thì bảng so sánh dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn:
SSD | HDD | |
Kích thước | Nhỏ gọn và nhẹ hơn HDD. | Dày và nặng hơn SSD. |
Độ bền | Có độ bền cao hơn ổ cứng HDD. | Độ bền thấp hơn và dễ bị tác động ngoại lực ảnh hưởng. |
Điện năng tiêu thụ | Tiêu tốn ít điện năng hơn HDD. | Tiêu tốn nhiều điện năng. |
Tốc độ đọc/ghi | Nhanh hơn (cao nhất lên đến 3500MB/s) | Chậm hơn (dưới 100MB/s) |
Khả năng phân mảnh | Không gây ảnh hưởng đến tốc độ đọc/ghi của ổ cứng. | Có ảnh hưởng đến tốc độ đọc/ghi của ổ cứng. |
Giá | Cao hơn | Thấp hơn |
Vậy bạn đã biết cách kiểm tra máy tính đang sử dụng HDD hay SSD là gì hay chưa? Nếu chưa thì dưới đây là hướng dẫn chi tiết dành cho bạn.
Bạn có thể đọc thông tin về loại ổ cứng của máy tính thông qua Defragment and Optimize Drives. Để xác định liệu ổ cứng của bạn là HDD hay SSD, bạn có thể thực hiện các bước sau:
Bước 1: Tại thanh Task Menu, bạn nhấn vào biểu tượng kính lúp. Sau đó, nhập vào ô tìm kiếm cụm từ “optimize drives”.
Bước 2: Khi cửa sổ Optimize Drives được mở, bạn hãy kiểm tra cột Media type để xem loại ổ đĩa. Nếu hiển thị là Solid state drive, đó là ổ SSD. Còn nếu là Hard disk drive thì đây là ổ HDD.
Chỉ với 2 bước đơn giản trên bạn đã thành công kiểm tra laptop sử dụng SSD hay HDD rồi.
Một cách kiểm tra khác bạn cũng có thể thực hiện để kiểm tra đó là thông qua Windows PowerShell. Các bước làm như sau:
Bước 1: Tại thanh Task Menu, bạn nhấn vào biểu tượng kính lúp rồi gõ Windows PowerShell.
Bước 2: Bạn gõ lệnh get-physicaldisk nhấn dấu cách rồi Enter.
Bước 3: Tại cột Media Type, màn hình sẽ hiển thị ổ cứng của bạn là SSD hay HDD.
Hy vọng với các bước hướng dẫn trên bạn sẽ kiểm tra được ổ cứng của mình thuộc loại nào.
Để kiểm tra loại ổ cứng trên máy Macbook hoặc máy Mac, bạn có thể thực hiện các bước sau:
Bước 1: Trên máy chạy hệ điều hành macOS, mở menu Apple (biểu tượng trái táo) và chọn About this Mac.
Bước 2: Trong tab Overview, bạn nhấn chọn System Report.
Bước 3: Trong System Report, bạn chọn Storage ở cột bên trái màn hình. Thông tin chi tiết về các ổ cứng trên máy sẽ hiển thị bên phải. Để xác định loại ổ cứng, hãy để ý đến mục Medium Type.
Thông tin này sẽ cho bạn biết máy của bạn đang sử dụng ổ cứng loại nào. Có phải là SSD hay không.
Bạn đã biết những điều cần lưu ý khi mua ổ cứng SSD là gì chưa? Dưới đây chúng mình đã tổng hợp một số điều bạn cần biết. Cùng tham khảo nhé!
Dù SSD là thuật ngữ khá quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về loại ổ cứng này. Vậy nên chúng mình đã tổng hợp một số câu hỏi liên quan đến SSD là gì. Cùng theo dõi và giải đáp ngay dưới đây nhé!
Những hãng ổ cứng SSD hàng đầu hiện nay gồm:
SSD có giá bán khá cao so với các loại ổ cứng thông thường. Tuy nhiên tính năng mà SSD mang lại là rất đáng giá. Giá của SSD thường dao động từ 500.000 đến 2.000.000đ. Điều này tùy thuộc vào hãng sản xuất và dung lượng lưu trữ.
Nếu bạn cần lưu trữ các dữ liệu lớn như phim, ảnh, game, thì ổ HDD là lựa chọn phù hợp. Ngược lại, nếu bạn cần thiết bị lưu trữ với tốc độ xử lý dữ liệu cao, thì nên chọn ổ SSD.
Một giải pháp khác có thể là sử dụng cả hai loại ổ đĩa. SSD để chạy hệ điều hành Windows mượt mà và HDD để lưu trữ các dữ liệu dung lượng lớn. Điều này nhằm tối ưu hóa trải nghiệm sử dụng máy tính.
Nếu bạn đang sự phân vân về việc thay ổ cứng SSD cho máy tính của mình. Điện Thoại Vui là sự lựa chọn lý tưởng. Khi bạn quyết định thay ổ cứng tại Điện Thoại Vui, bạn sẽ được hưởng:
Đến ngay cửa hàng Điện Thoại Vui gần nhất để nâng cấp cho chiếc máy tính của mình. Hoặc truy cập website https://dienthoaivui.com.vn/ để nhận tư vấn ngay lập tức nhé!
Trên đây là thông tin về SSD là gì và những vấn đề liên quan về ổ cứng SSD lẫn HDD. Hy vọng với bài viết trên bạn sẽ có thêm được những kiến thức bổ ích. Nếu thấy hay đừng quên chia sẻ bài viết của Điện Thoại Vui với mọi người cùng biết nhé!
Bạn đang đọc bài viết Ổ cứng SSD là gì? Có nên sở hữu ổ cứng SSD không? tại chuyên mục Hỏi đáp trên website Điện Thoại Vui.
Sản phẩm liên quan
Tôi là Trần My Ly, một người có niềm đam mê mãnh liệt với công nghệ và 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viết lách. Công nghệ không chỉ là sở thích mà còn là nguồn cảm hứng vô tận, thúc đẩy tôi khám phá và chia sẻ những kiến thức, xu hướng mới nhất. Tôi hi vọng rằng qua những bài viết của mình sẽ truyền cho bạn những góc nhìn sâu sắc về thế giới công nghệ đa dạng và phong phú. Cùng tôi khám phá những điều thú vị qua từng con chữ nhé!