14 cách khắc phục tình trạng laptop không kết nối được Wi-Fi hiệu quả
Laptop không kết nối được Wi-Fi là lỗi khá phổ biến mà nhiều người dùng hiện nay hay gặp phải. Thông thường, nếu không biết được nguyên nhân và xử lý đúng cách sẽ khiến cho laptop bị hư hỏng nặng hơn. Vì vậy, chúng mình sẽ hướng dẫn cho bạn cách sửa laptop không kết nối được mạng Wi-Fi chi tiết. Hãy cùng Điện Thoại Vui tìm hiểu nhé!
Laptop không kết nối được Wi-Fi là một tình trạng thường gặp trong quá trình sử dụng. Một vài nguyên nhân gây ra lỗi laptop không nhận Wi-Fi:
Lỗi laptop đã kết nối Wi-Fi nhưng không vào mạng được gây ra nhiều khó khăn cho người dùng trong quá trình làm việc. Cùng tiếp tục theo dõi bài viết để tham khảo các cách khắc phục khi laptop không kết nối được Wi-Fi bạn nhé!
Xem thêm: Lỗi err_connection_refused trên điện thoại: Nguyên nhân và cách khắc phục
Có nhiều nguyên nhân và tình huống khác nhau khiến máy tính không vào được mạng. Lúc này, bạn có thể thử một vài trong 14 cách khắc phục lỗi laptop không kết nối được Wi-Fi dưới đây:
Đầu tiên, bạn có thể thử kiểm tra tình trạng hoạt động của Router phát Wi-Fi. Bạn hãy sử dụng các thiết bị khác như điện thoại, máy tính, hoặc máy tính bảng để truy cập vào Wi-Fi. Việc này giúp bạn xác định được Wi-Fi có đang hoạt động ổn định hay không.
Nếu lỗi không kết nối được mạng phát sinh từ bộ Modem hay Router phát Wi-Fi. Khi này, bạn có thể thử khởi động lại bộ phát sóng Wi-Fi. Đồng thời, bạn cũng tiến hành kiểm tra đầu cắm Ethernet kết nối với Router xem có bị lỏng hay không.
Đôi khi, bạn không vào mạng được là do tính năng Wi-Fi trên laptop chưa được bật lên. Trong trường hợp này, bạn có thể kiểm tra và bật tính năng Wi-Fi trên laptop để khắc phục tình trạng không thể kết nối mạng.
Nếu bạn đã bật tính năng Wi-Fi nhưng vẫn gặp vấn đề, có thể có các vấn đề kỹ thuật hoặc cấu hình phức tạp hơn.
Việc khởi động lại máy tính có thể làm mới lại hệ điều hành và giúp khắc phục lỗi không thể kết nối Wi-Fi. Để khởi động lại laptop, bạn làm theo các bước dưới đây:
Bước 1: Bạn nhấp vào nút Start ở góc dưới cùng bên trái màn hình, sau đó chọn biểu tượng tắt nguồn Power.
Bước 2: Để hoàn tất, bạn nhấp chuột chọn Restart.
Đây là cách khởi động lại máy tính truyền thống nhưng lại dễ dàng và có thể khắc phục nhiều sự cố thường gặp.
Tiếp theo, bạn có thể lại kiểm tra các thiết lập cài đặt mạng đã có, khi gặp lỗi laptop không kết nối được Wi-Fi. Bạn thực hiện như sau:
Bước 1: Bạn bấm vào thanh tìm kiếm, sau đó tìm và truy cập vào mục Control Panel.
Bước 2: Bạn click chọn Network and Internet, sau đó chọn Network and Sharing Center.
Bước 3: Tại đây bạn nhấp vào Change adapter settings.
Bước 3: Tiếp theo, bạn tìm kiếm thông tin mạng Wi-Fi không thể truy cập hiện tại. Khi này, nếu biểu tượng có màu xám thì bạn click chuột phải vào và chọn vào Enable để bật lên lại.
Bước 4: Còn nếu bạn thấy biểu tượng Wi-Fi có dấu X được đánh màu đỏ thì chọn Disable và đợi một chút rồi chỉnh thành Enable.
Khi thực hiện cách này, bạn cũng có thể biết được nguyên nhân không kết nối được Wi-Fi có phải từ đường truyền và Router hay không.
Khi bạn thấy biểu tượng Wi-Fi xuất hiện chấm than vàng, thì có thể xuất hiện lỗi laptop đã kết nối Wi-Fi nhưng không vào mạng được. Lúc này, bạn nên xóa mạng Wi-Fi và kết nối lại, cách làm như sau:
Bước 1: Đầu tiên, bạn mở chức năng Settings trên laptop lên, tại đây bạn chọn Network and Internet.
Bước 2: Tiếp theo bạn chọn Manage Wi-Fi settings.
Bước 3: Trong phần Manage known networks, bạn nhấp vào tên mạng cần xóa rồi ấn Forget.
Cuối cùng, bạn bấm chọn lại mạng Wi-Fi đó, nhập mật khẩu và kết nối lại. Nếu laptop vẫn không thể kết nối với Wi-Fi được, thì khả năng cao lỗi xuất phát từ modem hoặc cáp mạng kết nối vào modem.
Một vài trường hợp laptop không vào được mạng là do đang gặp sự cố xung đột với địa chỉ IP. Khi này, bạn nên thử làm mới lại và chuyển sang IP khác để loại bỏ sự cố. Bạn có thể tham khảo và thực hiện theo những bước sau:
Bước 1: Bạn bấm vào nút tìm kiếm ở góc dưới cùng bên trái màn hình. Sau đó bạn tìm và chọn Command Prompt bằng cách nhập cmd vào khung search.
Bước 2: Sau khi cửa sổ Command Prompt hiển thị, bạn nhập lệnh ipconfig /release và nhấn Enter để xóa IP hiện tại.
Bước 3: Tiếp theo, bạn gõ lệnh ipconfig /renew để nhận IP mới.
Lúc này, bạn thử khởi động lại máy tính và kiểm tra xem đã kết nối được với Wi-Fi thành công hay chưa.
Một giải pháp khác để khắc phục lỗi không kết nối được Wi-Fi là quét virus cho laptop. Bạn có thể kiểm tra máy tính có bị nhiễm virus hay chưa bằng cách này:
Bước 1: Bạn bấm vào biểu tượng tìm kiếm ở góc dưới cùng bên trái màn hình. Sau đó bạn tìm Window Defender và bấm chọn để mở chức năng này.
Bước 2: Để hoàn tất, bạn nhấn chọn Scan Now để quét virus.
Khi máy tính đã được phát hiện nhiễm virus, thì điều này có thể khiến laptop của bạn không vào được Wi-Fi. Khi này, bạn nên diệt virus càng sớm càng tốt để giảm thiểu rủi ro có thể gặp phải cho máy tính.
Một vài phần mềm diệt virus cho laptop tốt hiện nay bạn có thể tham khảo như: Kaspersky Anti-Virus, ESET NOD32 Antivirus, Bitdefender Antivirus Plus,...
Cài đặt lại driver cho laptop cũng có thể khắc phục được lỗi không kết nối được Wi-Fi. Để cài lại driver, bạn thực hiện như dưới đây:
Bước 1: Bạn nhấp chuột phải vào This PC. Sau đó bạn chọn Manager.
Bước 2: Tiếp theo, bạn chọn Device Manager và tiến hành kiểm tra trong mục Network adapter.
Nếu máy tính chưa có driver Wi-Fi hoặc phiên bản đã cũ không còn tương thích với laptop, bạn nên tiến hành cài lại. Bạn thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Bạn nhập tìm device manager vào thanh tìm kiếm rồi truy cập.
Bước 2: Trong cửa sổ Device Manager, bạn click chuột vào mục Network Adapters. Tại đây, bạn tìm kiếm mục có tên Wireless. Lúc này, bạn lưu ý ghi nhớ tên và mã số của driver Wi-Fi này.
Bước 3: Tiếp đó, bạn click chuột phải vào tên Driver, chọn Properties rồi chọn mục Driver. Tại đây bạn sẽ thấy được số phiên bản của Driver.
Bước 4: Bạn tìm kiếm và truy cập vào trang chủ của nhà sản xuất máy tính (Dell, ASUS, HP,...). Hoặc trang chủ của nhà cung cấp Driver (như trên hình là Intel). Tiếp theo, bạn dựa theo tên, mã số và số phiên bản của driver để tải về đúng driver mới phù hợp với máy tính của bạn.
Bước 5: Sau khi đã tải về xong driver mới, bạn quay lại cửa sổ Device Manager. Tại đây, bạn click chuột phải vào mục Wireless Adapter rồi chọn Uninstall device.
Bước 6: Khi hộp thoại xác nhận hiển thị, bạn click OK để xác nhận gỡ driver Wi-Fi cũ.
Bước 7: Sau đó, bạn thực hiện khởi động lại máy tính.
Bước 8: Khi máy tính đã khởi động xong, bạn click vào file driver mới mà bạn đã tải trước đó trong mục Download. Để bắt đầu cài đặt driver Wi-Fi mới, bạn chọn Install rồi làm tiếp theo các hướng dẫn hiện ra sau đó.
Sau khi hoàn tất, bạn có thể phải khởi động lại máy tính một lần nữa để hoàn thành quá trình cài đặt.
Đôi khi việc bạn vô tình bật chế độ tiết kiệm pin có thể khiến máy tính không kết nối được Wi-Fi. Các bước để khắc phục như sau:
Bước 1: Đầu tiên, bạn nhấn tổ hợp Windows + R để mở hộp thoại Run.
Bước 2: Sau đó, bạn nhập câu lệnh ncpa.cpl và bấm chuột chọn OK.
Bước 3: Tiếp theo, bạn click chuột phải vào mạng Wi-Fi và chọn Properties.
Bước 4: Ở bước này, bạn nhấn vào dòng Client for Microsoft Networks và chọn Configure.
Bước 5: Trong mục Power Management, bạn bấm chuột để bỏ chọn Allow the computer to turn off this device to save power. Sau đó bạn nhấn OK.
Khi này, bạn thử sử dụng Wi-Fi để truy cập mạng xem đã được kết nối hay chưa nhé.
Khi đèn của router Wi-Fi nhấp nháy màu xanh thì thiết bị vẫn đang hoạt động bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp đèn báo hiệu chuyển sang màu đỏ thì có nghĩa là router đã bị lỗi. Để khắc phục lỗi kết nối Wi-Fi do lỗi router, bạn nên thử tắt nguồn router trong khoảng 30 giây. Sau đó, bạn hãy khởi động lại cà kiểm tra Wi-Fi.
Điều chỉnh vị trí đặt Wi-Fi là một phương án đơn giản để hỗ trợ cho việc ổn định đường truyền mạng. Router nên được đặt tại các vị trí trên cao, nơi thông thoáng và không bị các đồ vật trong nhà cản trở.
Đồng thời, bạn không nên đặt router Wi-Fi ở gần gương, các thiết bị băng tần 2.4GHz hoặc các loại điện thoại không dây. Điều này có thể giúp tránh gây nhiễu tín hiệu Wi-Fi.
Tham khảo thêm quạt laptop không chạy nguyên nhân do đâu và cách khắc phục nhanh.
Nếu lỗi không đến từ bộ phát sóng Wi-Fi, thì bạn thử tiếp tục kiểm tra xem máy tính đã có đang ở chế độ máy bay hay không. Bạn có thể kiểm tra nhanh theo cách này:
Bước 1: Bạn bấm vào biểu tượng kết nối Wi-Fi ở thanh Taskbar.
Bước 2: Tại đây, bạn có thể kiểm tra xem máy có đang ở chế độ máy bay hay không. Nếu có, bạn chỉ cần bấm gạt để tắt chế độ máy bay trên laptop.
Khi máy tính đang ở chế độ máy bay, thì bạn nên tắt nó trước khi muốn truy cập vào Wi-Fi.
Một trong những cách khắc phục lỗi laptop không kết nối được Wi-Fi khác là cài lại Window. Quá trình này sẽ thiết lập lại tất cả các cài đặt của hệ thống và giúp bạn xử lý những lỗi liên quan đến phần mềm.
Lưu ý: Để đảm bảo không làm mất dữ liệu trên máy tính, bạn nên sao chép lại các thư mục dữ liệu. Sau đó bạn di chuyển chúng sang ổ cứng rời trước khi cài lại Window. Tuy nhiên, tốt hơn hết bạn nên mang máy đến các cửa hàng để đảm bảo an toàn.
Nếu đã thử hết những cách khắc phục ở trên nhưng laptop vẫn không kết nối được Wi-Fi. Điều này rất có thể phần card Wi-Fi trong máy đã bị lỗi hoặc bị hỏng.
Lúc này, bạn nên nhanh chóng đem máy đi kiểm tra tại các trung tâm sửa chữa. Việc này, giúp bạn tìm được một cách khắc phục an toàn cho máy của bạn. Đến ngay với dịch vụ sửa laptop uy tín dtv để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!
Laptop không kết nối được Wi-Fi có thể làm gián đoạn quá trình làm việc, học tập và gây ra những phiền toái không đáng có. Dưới đây là một số gợi ý sẽ giúp bạn cải thiện kết nối mạng Wi-Fi trên laptop của bạn:
Thực hiện các gợi ý trên có thể giúp bạn có được kết nối mạng Wi-Fi ổn định và nhanh hơn trên laptop của mình.
Tình trạng laptop không kết nối được Wi-Fi gây ra nhiều sự bất tiện trong quá trình sử dụng. Dưới đây là một vài thắc mắc thường thấy của người dùng:
Máy tính không bắt được Wi-Fi từ điện thoại là một vấn đề mà người dùng thường gặp. Cách để khắc phục tình trạng này, bạn thực hiện như sau:
Bước 1: Đầu tiên, bạn thử khởi động lại laptop và kết nối lại với Wi-Fi từ điện thoại.
Bước 2: Tiếp theo, bạn thực hiện xóa tên mạng Wi-Fi từ điện thoại trên máy tính đi bằng cách chọn Forget. Sau đó bạn thực hiện kết nối lại với mạng Wi-Fi đó.
Bước 3: Bạn nhấn tổ hợp phím Window + R để mở hộp thoại Command Prompt
Bước 4: Kế tiếp, bạn nhập lệnh netsh int ip reset. Sau đó nhấn vào ô trống rồi nhấn Enter để thực hiện và tiến hành khởi động lại laptop.
Bước 5: Ở bước này, bạn cũng mở cmd như hướng dẫn tại bước 3. Sau đó, để reset lại TCP/IP Autotuning, bạn sử dụng các lệnh theo thứ tự dưới đây:
Lúc này, sau mỗi lần nhập các lệnh ở trên, bạn nhấn nút OK để thực hiện. Cuối cùng, bạn thực hiện khởi động lại máy để hoàn tất.
Thông thường, nếu laptop của bạn không hỗ trợ băng tần 5GHz. Bạn sẽ không thể tìm thấy các kết nối này trong danh sách Wi-Fi khả dụng.
Để kiểm tra laptop của bạn có hỗ trợ hay không. Thì bạn thử xác định dựa trên thông số Wi-Fi sau: 802.11g 802.11n và 802.11n 802.11g 802.11b. Những thông số này chỉ hỗ trợ tối đa 2,4GHz và không hỗ trợ 5GHz.
Còn chỉ số 802.11a 802.11g 802.11n sẽ hỗ trợ sử dụng trên cả 2.4GHz và 5GHz.
Tuy nhiên, khi laptop không hỗ trợ Wi-Fi băng tần 5Ghz thì vẫn có thể thay thế được. Khi này, bạn có thể sử dụng bộ thu tín hiệu như USB hay adapter Wi-Fi để bắt sóng 5GHz.
Ở bài viết trên, Điện Thoại Vui đã giải thích cho bạn đọc những nguyên nhân khiến laptop không kết nối được Wi-Fi. Đồng thời, mách bạn một số cách khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả và nhanh chóng. Hi vọng các bạn có thể tìm được nguyên nhân gây ra lỗi và khắc phục thành công nhé! Đừng quên theo dõi Điện Thoại Vui để cập nhật tin công nghệ mới nhất.
Bạn đang đọc bài viết 14 cách khắc phục tình trạng laptop không kết nối được Wi-Fi hiệu quả tại chuyên mục Lỗi thường gặp trên website Điện Thoại Vui.
Tôi là Trần My Ly, một người có niềm đam mê mãnh liệt với công nghệ và 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viết lách. Công nghệ không chỉ là sở thích mà còn là nguồn cảm hứng vô tận, thúc đẩy tôi khám phá và chia sẻ những kiến thức, xu hướng mới nhất. Tôi hi vọng rằng qua những bài viết của mình sẽ truyền cho bạn những góc nhìn sâu sắc về thế giới công nghệ đa dạng và phong phú. Cùng tôi khám phá những điều thú vị qua từng con chữ nhé!