Cổng WAN là gì? Cổng WAN và cổng LAN khác nhau không?
Cổng WAN là gì và cổng WAN có chức năng gì? Trong hệ thống mạng ngày nay, cổng WAN có vai trò quan trọng trong việc kết nối. Nếu bạn là người thường xuyên sử dụng máy tính, chắc hẳn đã nghe về thuật ngữ này. Hãy cùng Điện Thoại Vui tìm hiểu các thông tin về cổng WAN tại bài viết này nhé!
Trước tiên hãy tìm hiểu cổng WAN là gì và chức năng của cổng kết nối này nhé. Cổng WAN là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Wide Area Network. Đây là một cổng trên router dùng để kết nối với modem và truy cập Internet từ nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP).
Cổng WAN có nhiệm vụ kết nối mạng cục bộ (LAN) với mạng diện rộng (WAN). Cho phép truyền tải dữ liệu qua các mạng rộng lớn như thành phố, quốc gia hoặc lục địa.
Các thiết bị định tuyến thường có cổng WAN được thiết kế riêng biệt. Thông thường các cổng này có màu sắc khác với các cổng LAN để dễ nhận biết. Điều này giúp người dùng dễ dàng phân biệt cổng WAN với các cổng khác trên router.
Một số router dành cho các doanh nghiệp có thể có hai cổng WAN. Thiết kế này để kết nối với hai modem từ hai nhà cung cấp dịch vụ Internet khác nhau cùng lúc. Từ đó đảm bảo sự linh hoạt và tính sẵn sàng cao hơn.
Cổng WAN đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải dữ liệu qua các mạng rộng từ xa. Nó cho phép giao tiếp giữa các mạng cục bộ (LAN) và các mạng từ xa (WAN). Ví dụ như Internet hoặc mạng riêng ảo (VPN). Chức năng chính của cổng WAN là định tuyến dữ liệu từ mạng LAN đến mạng WAN và ngược lại.
Mạng WAN được biết là đã xuất hiện từ những ngày đầu của mạng điện toán. Trước đây, WAN hoạt động dựa trên đường dây điện thoại chuyển mạch và modem với tốc độ truyền tải chỉ 2400 bps.
Hiện nay, WAN sử dụng các công nghệ tiên tiến như: đường dây thuê bao, MPLS, kết nối không dây, vệ tinh. Ngoài ra còn có Internet băng thông rộng với tốc độ cực nhanh, có thể đạt tới 40Gbps và 100Gbps. Điều này cho phép doanh nghiệp và truyền tải các ứng dụng hiện đại một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Cổng WAN mang lại nhiều lợi ích quan trọng trong việc kết nối mạng diện rộng (WAN). Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của cổng kết nối này:
Tóm lại, cổng WAN mang lại khả năng kết nối rộng lớn, linh hoạt và bảo mật. Từ đó giúp tăng cường sự liên kết và truyền thông hiệu quả giữa các địa điểm trong mạng WAN.
Sau khi biết cổng WAN (WAN port) là gì, hãy cùng tìm hiểu cổng WAN có bao nhiêu kiểu kết nối ngay sau đây!
Các nhà cung cấp dịch vụ thường cài đặt sẵn nhiều kiểu thiết kế mạng WAN. Trong đó, có ba kiểu thiết kế phổ biến theo kiểu truyền thống:
Mỗi kiểu thiết kế có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với từng nhu cầu cụ thể. Việc lựa chọn cấu trúc mạng phù hợp giúp truyền tải dữ liệu linh hoạt trong quản lý mạng.
Mạng WAN thường có đặc điểm là liên kết không ổn định và tốc độ thấp. Do đó, việc thiết lập thiết kế dự phòng là cần thiết để đảm bảo tính sẵn có cho hệ thống mạng.
Khi gặp sự cố kết nối với liên kết chính, WAN vẫn đảm bảo giảm thiểu thời gian gián đoạn. Nhờ kiến trúc dự phòng được thiết lập qua mô hình quay số hoặc thuê kênh riêng. Điều này giúp duy trì hoạt động liên tục và ổn định cho hệ thống mạng.
Sau khi đã biết cổng WAN là gì, bạn sẽ dễ dàng phân biệt được sự khác nhau giữa mạng WAN và LAN.
Cổng WAN có những khác biệt quan trọng so với cổng LAN. Mục tiêu chính của cổng WAN là tạo ra một mạng riêng cho người dùng. Khi được cấu hình để nhận tín hiệu từ modem và kết nối vào cổng WAN của router. Cổng WAN sẽ cung cấp một dải địa chỉ IP cụ thể theo Default Gateway của router.
Router thường chỉ có một cổng WAN. Tuy nhiên, một số router dành cho có thể có hai cổng WAN để kết nối với hai modem khác nhau. Thường từ hai nhà cung cấp Internet khác nhau.
Điều này giúp tăng độ tin cậy và an toàn của hệ thống mạng Internet. Từ đó đảm bảo hoạt động kinh doanh được liên tục và ổn định.
Cổng LAN chính là cổng kết nối mạng nội bộ. Cho phép bạn truyền dữ liệu giữa các thiết bị trong phạm vi nhỏ và kết nối với Internet qua modem. Cổng LAN được sử dụng khi muốn tạo một mạng nhỏ gồm nhiều thiết bị để chia sẻ truy cập Internet. Để mở rộng mạng ra một diện tích lớn hơn, bạn cần sử dụng cáp có băng thông cao.
Để dễ hình dung, khi bạn kết nối một máy tính hay điện thoại với một router không dây. Thì lúc này bạn đã tạo ra một mạng LAN. Còn tất cả những gì nằm ngoài mạng LAN, được gọi là WAN (thường là toàn bộ Internet).
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về cổng WAN, Điện Thoại Vui sẽ gửi đến bạn một số câu hỏi thường gặp.
Sử dụng cổng WAN khi cần tạo mạng riêng biệt, an toàn, tránh xung đột IP. Sử dụng cổng LAN khi muốn tạo mạng chung, dễ chia sẻ dữ liệu, dùng chung dải IP. Cổng WAN giúp quản lý mạng tốt hơn và an toàn, còn cổng LAN giúp chia sẻ dữ liệu dễ dàng và tương tác giữa các thiết bị.
Khi bạn sử dụng cổng WAN, router sẽ cấp phát địa chỉ IP riêng (khác với modem). Điều này giúp bạn tránh được tình trạng trùng IP. Điều này thích hợp cho những nơi cần cung cấp truy cập Internet cho nhiều người dùng khác nhau.
Tuy nhiên, việc sử dụng cổng WAN yêu cầu cấu hình đặc biệt và có thể phức tạp hơn. Điều này đòi hỏi kiến thức và kỹ năng cấu hình mạng cao hơn khi sử dụng cổng LAN.
Cổng LAN không thể sử dụng thay cho cổng WAN vì chúng có chức năng và mục đích khác nhau. Cổng WAN kết nối router với mạng bên ngoài như Internet. Trong khi cổng LAN kết nối các thiết bị nội bộ trong cùng một mạng.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, bạn có thể tạm thời sử dụng cổng LAN để kết nối mạng. Trong trường hợp cấu hình mạng cho phép và không gây ra xung đột IP. Nhưng điều này thường không được khuyến khích vì có thể gây ra vấn đề về quản lý mạng và hiệu suất.
Bài viết này đã giúp bạn giải đáp cổng WAN là gì và một số câu hỏi liên quan đến cổng WAN. Hy vọng bạn có thể hiểu hơn về các kiểu kết nối của cổng mạng này. Đừng quên theo dõi Điện Thoại Vui để cập nhật nhiều thông tin công nghệ bổ ích khác nhé!
Bạn đang đọc bài viết Cổng WAN là gì? Cổng WAN và cổng LAN khác nhau không? tại chuyên mục Hỏi đáp trên website Điện Thoại Vui.
Mình là Như Thuần, hiện đang là Content Creator tại Điện Thoại Vui. Với niềm đam mê viết lách hy vọng rằng mình có thể mang đến cho các bạn những thông tin và kiến thức hữu ích về lĩnh vực công nghệ, điện tử.