Dán màn hình bị bọt khí có sao không? Cách khắc phục
Dán màn hình bị bọt khí có sao không là thắc mắc của nhiều người khi tự dán tại nhà. Chúng không chỉ mất thẩm mỹ mà còn có thể ảnh hưởng đến cảm giác vuốt chạm trên màn hình. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng bọt khí và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết sau từ Điện Thoại Vui để tìm câu trả lời nhé!
Dán màn hình bị bọt khí có sao không thì câu trả lời là không quá nghiêm trọng. Những bọng khí nhỏ thường chỉ ảnh hưởng thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu để lâu, chúng có thể làm giảm độ bám dính, nhất là các bọt khí gần viền. Điều này khiến miếng dán màn hình của bạn sẽ dễ bị bong tróc hơn.
Ngoài ra, bọt khí lớn hoặc nhiều có thể gây cản trở người dùng khi sử dụng cảm ứng. Nó làm màn hình phản hồi chậm hoặc không chính xác. Dù vậy, vấn đề này hoàn toàn có thể khắc phục dễ dàng. Hãy theo dõi những phần tiếp theo để có thể khắc phục bạn nhé!
Bọt khí xuất hiện khi dán màn hình có thể do nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng bọt khí này.
Để tránh bọt khí, hãy dán màn hình trong môi trường sạch sẽ. Nên sử dụng miếng dán chất lượng và thao tác đúng kỹ thuật.
Để khắc phục tình trạng dán màn hình bị bọt khí, hãy áp dụng một số phương pháp sau:
Nếu bọt khí xuất hiện do dán sai kỹ thuật? Bạn nên gỡ miếng dán ra và thực hiện lại theo đúng quy trình như sau:
Bước 1: Gỡ miếng dán màn hình khỏi thiết bị bằng dụng cụ có cạnh mỏng. Lưu ý làm cẩn thận, tránh làm xước màn hình.
Bước 2: Tắt màn hình thiết bị hoặc tốt nhất là tắt nguồn. Vệ sinh màn hình bằng khăn mềm hoặc khăn chuyên dụng để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó, dùng thêm băng keo giấy để loại bỏ bụi, sợi vải bám trên màn hình.
Bước 3: Gỡ lớp bảo vệ của miếng dán, căn chỉnh góc và đặt từ từ xuống màn hình. Tiếp đó vuốt nhẹ để miếng dán bám vào màn hình.
Bước 4: Dùng các miếng thẻ cứng như thẻ ATM để miết nhẹ để đẩy hết các bọt khí ra ngoài.
Việc dán lại màn hình đúng cách sẽ giúp hạn chế tối đa bọt khí. Đồng thời đảm bảo bề mặt màn hình phẳng mịn và trải nghiệm cảm ứng tốt hơn.
Nếu bọt khí xuất hiện ở mép màn hình? Bạn có thể dùng dầu ăn hoặc dầu ô liu để xử lý nhanh chóng theo các bước sau:
Bước 1: Nhúng đầu tăm bông vào dầu ăn hoặc dầu ô liu, không để quá nhiều. Sau đó chấm nhẹ dầu vào mép miếng dán có bọt khí để dầu thấm vào bên trong.
Bước 2: Dùng thẻ cứng vuốt nhẹ từ trong ra ngoài để đẩy khí ra khỏi màn hình. Sau cùng, lấy khăn mềm lau sạch phần dầu dư thừa, tránh làm bẩn thiết bị.
Phương pháp này đơn giản nhưng rất hiệu quả đối với các bọt khí nhỏ nằm ở mép màn hình.
Ngoài 2 cách trên, bạn có thể thử loại bỏ bọt khí khi dán màn hình bằng máy sấy tóc. Nhiệt độ từ máy sấy tóc có thể giúp làm mềm miếng dán, tạo điều kiện đẩy bọt khí ra ngoài dễ dàng hơn.
Bước 1: Bật máy sấy ở chế độ nhiệt thấp, giữ cách màn hình khoảng 15cm. Hướng luồng khí nóng vào màn hình trong 10-15 giây để làm mềm miếng dán.
Bước 2: Dùng thẻ cứng miết nhẹ từ trung tâm ra mép để đẩy bọt khí ra ngoài. Sau đó tắt máy sấy, để màn hình nguội tự nhiên rồi kiểm tra kết quả.
Lưu ý: Không để máy sấy quá gần màn hình để tránh làm hỏng linh kiện bên trong.
Dán màn hình đúng cách ngay từ đầu sẽ giúp bạn hạn chế tối đa tình trạng bọt khí. Dưới đây là một số mẹo hữu ích giúp bạn có được một lớp dán hoàn hảo:
Thực hiện các mẹo trên sẽ giúp bạn có một lớp dán mượt mà, không bọt khí. Từ đó mang lại trải nghiệm sử dụng tốt nhất cho màn hình điện thoại.
Nếu bạn lo lắng rằng dán màn hình bị bọt khí có sao không hay có ảnh hưởng gì không? Đừng lo lắng nữa, hãy để Điện Thoại Vui hỗ trợ bạn với dịch vụ dán màn hình uy tín. Sử dụng dịch vụ của chúng tôi, bạn sẽ nhận được những đặc quyền:
Đừng để bọt khí ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng điện thoại của bạn. Hãy đến ngay Điện Thoại Vui để dán màn hình chuẩn xác, đảm bảo chất lượng với mức giá tốt!
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi dán màn hình bị bọt khí có sao không chi tiết. Với những mẹo đơn giản, bạn hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này ngay tại nhà. Nếu muốn đảm bảo chất lượng và độ bền cho miếng dán, hãy đến ngay Điện Thoại Vui bạn nhé!
Bạn đang đọc bài viết Dán màn hình bị bọt khí có sao không? Cách khắc phục tại chuyên mục Hỏi đáp trên website Điện Thoại Vui.
Mình là Như Thuần, hiện đang là Content Creator tại Điện Thoại Vui. Với niềm đam mê viết lách hy vọng rằng mình có thể mang đến cho các bạn những thông tin và kiến thức hữu ích về lĩnh vực công nghệ, điện tử.