Ethernet là gì? Cổng ethernet là gì và điểm nổi bật?

Ethernet là gì? Cổng ethernet là gì và điểm nổi bật?

tran-thanh-nhat
Trần Thanh Nhật
11/04/2025

Ethernet là gì mà khiến công nghệ mạng hiện đại không thể thiếu nó trong hầu hết các kết nối internet có dây? Với ưu điểm về tốc độ cao, độ tin cậy và bảo mật tốt. Ethernet được sử dụng rộng rãi trong gia đình, văn phòng và các hệ thống doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu chi tiết về Ethernet, nguyên lý hoạt động và các loại cáp phổ biến hiện nay!

Ethernet là gì?

Ethernet là gì? Ethernet là một công nghệ mạng máy tính dùng để kết nối các thiết bị trong một mạng cục bộ (LAN – Local Area Network). Nó cho phép các thiết bị như máy tính, máy in, router, switch… Truyền dữ liệu cho nhau thông qua cáp vật lý, thường là cáp xoắn đôi (twisted pair) hoặc cáp quang.

Cáp Ethernet là gì?

Cáp Ethernet là loại dây cáp vật lý dùng để truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị trong mạng Ethernet. Loại cáp phổ biến nhất hiện nay là cáp xoắn đôi. Điển hình như Cat5e, Cat6 và Cat6a. Có thể hỗ trợ tốc độ truyền từ 100Mbps đến 10Gbps tùy chuẩn.

Cáp Ethernet là gì?

Các cáp Ethernet thường kết thúc bằng đầu nối RJ45. Một chuẩn đầu nối 8 chân dùng để cắm vào cổng mạng trên thiết bị. So với Wi-Fi, cáp Ethernet giúp truyền tải dữ liệu ổn định, ít nhiễu và có độ trễ thấp hơn.

Cổng Ethernet là gì?

Cổng Ethernet là khe cắm vật lý trên thiết bị mạng cho phép kết nối với cáp Ethernet. Phần lớn các cổng Ethernet đều hỗ trợ đầu nối RJ45, tương thích với nhiều loại cáp mạng.

Cổng Ethernet là gì?

Cổng Ethernet có thể hỗ trợ các chuẩn tốc độ khác nhau: 10/100Mbps, 1Gbps hoặc cao hơn. Một số thiết bị hiện đại có khả năng tự động nhận diện và điều chỉnh tốc độ theo chuẩn cáp được kết nối.

Mạng Ethernet là gì?

Mạng Ethernet là hệ thống các thiết bị được kết nối với nhau thông qua cáp Ethernet. Trong mạng này, các thiết bị như máy tính, máy in, switch và router. Có thể chia sẻ dữ liệu với tốc độ cao và bảo mật tốt hơn so với mạng không dây.

Mạng Ethernet là gì?

Mạng Ethernet thường được thiết lập trong các văn phòng, trường học và gia đình – nơi yêu cầu tốc độ ổn định. Đặc biệt trong các ứng dụng như họp trực tuyến, truyền dữ liệu lớn, hoặc camera an ninh.

Giao thức Ethernet là gì?

Giao thức Ethernet là bộ quy tắc quy định cách dữ liệu được đóng gói. Truyền đi và nhận lại giữa các thiết bị trong cùng mạng LAN. Ethernet hoạt động theo mô hình OSI ở lớp liên kết dữ liệu và một phần lớp vật lý.

Giao thức Ethernet là gì?

Một khung dữ liệu Ethernet sẽ bao gồm: địa chỉ MAC nguồn và đích, dữ liệu cần truyền và mã kiểm lỗi CRC. Giao thức này còn hỗ trợ tính năng kiểm soát xung đột. Giúp giảm thiểu lỗi truyền khi nhiều thiết bị cùng gửi dữ liệu.

Nguyên lý hoạt động của Ethernet là gì?

Ethernet hoạt động dựa trên hai mô hình giao thức mạng chính:

Mô hình OSI (Open Systems Interconnection):

  • Lớp 1 (Physical Layer): Xác định đặc điểm vật lý của cáp Ethernet. Cách truyền tín hiệu điện và quy tắc truy cập cơ bản.
  • Lớp 2 (Data Link Layer): Chia dữ liệu thành các khung (frame), gán địa chỉ MAC (Media Access Control) để định vị nguồn và đích. Đồng thời kiểm soát quyền truy cập vào kênh truyền.

Giao thức Ethernet:

  • CSMA/CD: Các thiết bị chỉ truyền dữ liệu khi kênh truyền rảnh. Nếu xảy ra va chạm, hệ thống sẽ tự động trì hoãn và thử lại sau thời gian ngẫu nhiên.
  • CSMA/CA: Sử dụng cơ chế dự phòng trước khi truyền dữ liệu nhằm giảm nguy cơ va chạm.
  • Full Duplex: Hỗ trợ truyền và nhận dữ liệu cùng lúc trên một kênh, giúp tăng gấp đôi tốc độ truyền tải.

Nguyên lý hoạt động của Ethernet là gì?

Trên đây là nguyên lý hoạt động của Ethernet mới nhất, giúp bạn hiểu rõ hơn về Ethernet. 

Các tính năng của Ethernet là gì?

Ethernet sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật khiến nó trở thành công nghệ mạng có dây phổ biến. Dưới đây là những tính năng chính giúp Ethernet chiếm ưu thế trong hạ tầng mạng hiện đại:

  • Tốc độ truyền tải cao và ổn định

Ethernet hỗ trợ các mức tốc độ từ 10Mbps đến 100Mbps, 1Gbps và lên tới 10Gbps hoặc thậm chí 100Gbps. Nhờ đó, Ethernet đảm bảo truyền dữ liệu nhanh, giảm độ trễ. Đáp ứng tốt cho các nhu cầu như họp trực tuyến, truyền tải video, chơi game,...

  • Kết nối đáng tin cậy

Không bị ảnh hưởng bởi nhiễu sóng như Wi-Fi, Ethernet cung cấp kết nối ổn định, ít lỗi. Đặc biệt phù hợp với các thiết bị yêu cầu đường truyền liên tục.

  • Chi phí hợp lý và dễ triển khai

So với các công nghệ mạng khác, Ethernet có chi phí lắp đặt và bảo trì thấp. Cáp mạng, switch và thiết bị mạng Ethernet đều phổ biến, dễ tìm và dễ thi công.

  • Hỗ trợ nhiều loại thiết bị

Ethernet tương thích tốt với nhiều thiết bị như máy tính, laptop, tivi, máy in,.... Miễn là thiết bị có cổng RJ45 hoặc adapter mạng, đều có thể kết nối vào hệ thống.

  • Bảo mật cao hơn Wi-Fi

Dữ liệu trong mạng Ethernet truyền qua cáp vật lý nên khó bị can thiệp hoặc nghe lén. Tăng tính an toàn cho các hệ thống mạng nội bộ, đặc biệt trong môi trường doanh nghiệp.

Các tính năng của Ethernet là gì?

Ethernet tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong hạ tầng mạng hiện đại. Đáp ứng tốt nhu cầu của cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức lớn.

Ưu, nhược điểm của Ethernet là gì?

Ethernet là công nghệ mạng có dây phổ biến nhờ tính ổn định và hiệu quả cao, nhưng cũng tồn tại một số hạn chế nhất định. Cụ thể:

Ưu điểm của Ethernet:

  • Tốc độ cao: Ethernet (đặc biệt là Gigabit/10-Gigabit) truyền dữ liệu rất nhanh, phù hợp cho game, video 4K, làm việc nặng.
  • Ổn định: Ít bị nhiễu sóng, mất tín hiệu – rất ổn định so với Wi-Fi.
  • Độ trễ thấp (low latency): Gần như không có độ trễ, lý tưởng cho các ứng dụng thời gian thực. Chẳng hạn như gọi video, livestream.
  • An toàn hơn: Dữ liệu truyền qua cáp vật lý, khó bị nghe lén hay hack hơn Wi-Fi.
  • Giá rẻ: Thiết bị Ethernet (switch, dây cáp...) có giá rẻ và phổ biến.

Nhược điểm của Ethernet:

  • Thiếu linh hoạt: Phải dùng dây cáp, khó di chuyển thiết bị hoặc làm việc ở nhiều vị trí.
  • Khó lắp đặt: Với nhiều thiết bị hoặc diện tích lớn, việc đi dây khá phức tạp và mất thời gian.
  • Giới hạn phạm vi: Tín hiệu Ethernet thường giới hạn dưới 100 mét với cáp tiêu chuẩn Cat5e/Cat6.
  • Không phù hợp cho thiết bị di động: Các thiết bị như điện thoại, máy tính bảng không hỗ trợ cổng Ethernet trực tiếp.

Ưu, nhược điểm của Ethernet là gì?

Nhìn chung, Ethernet vẫn là lựa chọn hàng đầu khi cần một kết nối mạng ổn định. Dù bị hạn chế về tính di động và yêu cầu hệ thống dây cáp, nhưng với những ứng dụng đòi hỏi tốc độ cao và độ tin cậy.

Cách thức truyền dữ liệu qua Ethernet

Dưới đây là các bước chính trong quá trình truyền dữ liệu:

  • Đóng gói dữ liệu vào khung Ethernet: Trước khi truyền đi, dữ liệu sẽ được chia thành các khung. Mỗi khung bao gồm: Địa chỉ MAC nguồn, Địa chỉ MAC đích, Trường loại, Dữ liệu gốc, Mã kiểm lỗi CRC . 
  • Truyền dữ liệu qua cáp vật lý: Dữ liệu trong khung sẽ được chuyển thành tín hiệu điện truyền qua cáp Ethernet.
  • Sử dụng địa chỉ MAC: Mỗi thiết bị trong mạng Ethernet đều có một địa chỉ MAC riêng. Switch hoặc hub sẽ đọc địa chỉ MAC đích của khung dữ liệu để xác định nơi gửi chính xác.
  • Nhận dữ liệu và xác minh: Thiết bị nhận sẽ kiểm tra mã kiểm lỗi CRC trong khung để xác minh dữ liệu có bị lỗi không. Nếu không có lỗi, dữ liệu sẽ được đưa lên tầng trên (network layer, transport layer...).

Cách thức truyền dữ liệu qua Ethernet

Cách thức truyền dữ liệu qua Ethernet diễn ra thông qua việc chia nhỏ dữ liệu thành các khung Ethernet. Sau đó, truyền chúng qua cáp mạng theo một quy trình được chuẩn hóa.

Các loại cáp Ethernet thông dụng hiện nay

Cáp Ethernet là thành phần không thể thiếu trong mạng có dây, giúp kết nối các thiết bị như máy tính, router, switch,… Dưới đây là các loại cáp Ethernet phổ biến trên thị trường:

  • Cáp Cat5: Loại cáp cơ bản, tốc độ tối đa 100 Mbps.
  • Cáp Cat5e: Nâng cấp từ Cat5, hỗ trợ tốc độ lên đến 1 Gbps.
  • Cáp Cat6: Đáp ứng nhu cầu mạng tốc độ cao với tốc độ tối đa 10 Gbps.
  • Cáp Cat6a: Tương tự Cat6 nhưng ổn định hơn ở khoảng cách xa.
  • Cáp Cat7: Hỗ trợ tốc độ tối đa 40 Gbps.
  • Cáp Cat8: Loại cáp mới nhất, tốc độ 40 Gbps với khoảng cách truyền xa hơn Cat7.

Các loại cáp Ethernet thông dụng hiện nay

Tùy vào nhu cầu sử dụng, bạn có thể chọn loại cáp phù hợp để đảm bảo hiệu suất mạng tối ưu!

Các loại mạng Ethernet ở Việt Nam

Tại Việt Nam, mạng Ethernet được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực từ hộ gia đình đến doanh nghiệp, với hai hình thức chính: Ethernet có dâyEthernet không dây. Dưới đây là phân tích chi tiết từng loại:

Ethernet có dây

Ethernet có dây là dạng kết nối truyền thống và phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay. Cụ thể:

  • Đặc điểm: Tốc độ truyền tải cao, ổn định (từ 100Mbps đến 10Gbps tùy loại cáp). Độ trễ thấp, thích hợp cho các tác vụ cần kết nối liên tục (game online, hội nghị video,...). Ít bị ảnh hưởng bởi nhiễu sóng hoặc vật cản. 
  • Ứng dụng: Mạng nội bộ văn phòng, doanh nghiệp (LAN). Hệ thống camera an ninh, máy chủ (server). Hệ thống POS tại cửa hàng, siêu thị. Kết nối máy tính bàn, smart TV trong gia đình. 
  • Ưu điểm: Ổn định, bảo mật cao. Hiệu quả với khoảng cách dưới 100 mét. 
  • Nhược điểm: Hạn chế di chuyển thiết bị. Cần đi dây cáp, đôi khi ảnh hưởng thẩm mỹ.

Ethernet có dây

Thiết bị được kết nối với nhau bằng cáp mạng. Sử dụng cổng RJ45 để đảm bảo tốc độ truyền tải ổn định và ít nhiễu.

Ethernet không dây

Ethernet không dây là hình thức mở rộng của mạng Ethernet truyền thống. Sử dụng sóng radio (Wi-Fi) để truyền dữ liệu thay vì cáp vật lý. Thiết bị vẫn hoạt động theo chuẩn mạng Ethernet nhưng không cần kết nối vật lý trực tiếp:

  • Đặc điểm: Thiết bị như router Wi-Fi tạo ra vùng phủ sóng không dây. Nhưng vẫn truyền tín hiệu mạng dựa trên giao thức Ethernet bên trong. Thường áp dụng chuẩn IEEE 802.11 để truyền tải dữ liệu qua sóng vô tuyến.
  • Ứng dụng: Hộ gia đình sử dụng modem/router Wi-Fi có kết nối internet qua cổng Ethernet. Văn phòng nhỏ, quán cà phê, trung tâm đào tạo. Các thiết bị IoT (camera Wi-Fi, máy in không dây,...)
  • Ưu điểm: Dễ triển khai, không cần đi dây. Tăng tính linh hoạt, dễ mở rộng vùng phủ sóng. 

Ethernet không dây

Tuy nhiên, tốc độ có thể không ổn định, dễ nhiễu bởi vật cản hoặc thiết bị điện tử khác. Bảo mật thấp hơn mạng dây nếu không thiết lập đúng.

So sánh Ethernet với Wi-Fi chi tiết từ A-Z

Dưới đây là bảng so sánh chi tiết giữa EthernetWi-Fi, giúp bạn hiểu rõ ưu, nhược điểm của từng loại kết nối và lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng: 

Tiêu chí

Ethernet (Có dây)

Wi-Fi (Không dây)

Loại kết nối

Kết nối thông qua cáp mạng vật lý giữa các thiết bị.

Kết nối không dây sử dụng sóng radio để truyền dữ liệu.

Tốc độ truyền tải

Thường cao hơn, dao động từ 100 Mbps đến 10 Gbps, tùy thuộc vào loại cáp và thiết bị sử dụng.

Tốc độ phụ thuộc vào chuẩn Wi-Fi và điều kiện môi trường, thường từ 11 Mbps đến 9,6 Gbps với Wi-Fi 6.

Độ ổn định

Rất cao; ít bị ảnh hưởng bởi nhiễu sóng hoặc vật cản, đảm bảo kết nối liên tục và đáng tin cậy.

Có thể bị ảnh hưởng bởi nhiễu từ các thiết bị khác, vật cản và khoảng cách đến bộ phát, dẫn đến kết nối không ổn định.

Độ trễ (Latency)

Thấp; phù hợp cho các ứng dụng yêu cầu phản hồi nhanh như chơi game trực tuyến hoặc hội nghị video.

Cao hơn Ethernet; độ trễ có thể tăng do nhiễu sóng hoặc khoảng cách xa bộ phát.

Phạm vi kết nối

Giới hạn bởi chiều dài cáp (thường tối đa 100 mét); mở rộng phạm vi cần thêm thiết bị như switch hoặc repeater.

Phạm vi phụ thuộc vào công suất bộ phát và môi trường; thường từ 20 đến 50 mét trong nhà.

Tính di động

Hạn chế; thiết bị phải kết nối trực tiếp bằng cáp, không thuận tiện cho việc di chuyển.

Cao; cho phép kết nối linh hoạt, phù hợp với các thiết bị di động như laptop, smartphone, tablet.

Bảo mật

Cao; dữ liệu truyền qua cáp vật lý, khó bị truy cập trái phép nếu không có kết nối vật lý.

Thấp hơn; dễ bị tấn công nếu không cấu hình bảo mật đúng cách, cần sử dụng các phương thức mã hóa mạnh như WPA2 hoặc WPA3.

Chi phí triển khai

Có thể cao hơn do cần mua và lắp đặt cáp mạng, switch và các thiết bị liên quan; việc đi dây có thể phức tạp và tốn kém.

Thường thấp hơn; chỉ cần bộ phát Wi-Fi và cấu hình đơn giản, không yêu cầu đi dây phức tạp.

Khả năng mở rộng

Hạn chế; việc thêm thiết bị mới yêu cầu kéo thêm cáp và có thể cần thêm cổng trên switch.

Dễ dàng; chỉ cần thêm các bộ phát hoặc bộ mở rộng sóng để mở rộng phạm vi và số lượng thiết bị kết nối.

Ứng dụng phù hợp

Thích hợp cho các thiết bị cố định yêu cầu kết nối ổn định và tốc độ cao. Chẳng hạn như máy tính để bàn, máy chủ, hệ thống giải trí tại gia.

Phù hợp cho các thiết bị di động, môi trường cần sự linh hoạt như quán cà phê, văn phòng mở, hộ gia đình.

Tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể, việc kết hợp cả hai loại kết nối này có thể mang lại hiệu quả tối ưu cho hệ thống mạng của bạn.

Nên sử dụng Wi-Fi hay Ethernet ở hiện tại 2025

Ở thời điểm hiện tại – năm 2025 – việc lựa chọn Wi-Fi hay Ethernet phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu sử dụng thực tế. Nhưng xu hướng đang nghiêng về kết hợp cả hai để tối ưu hóa trải nghiệm kết nối mạng. Dưới đây là đánh giá cập nhật dựa trên tình hình công nghệ hiện nay:

Tốc độ & Độ ổn định:

  • Ethernet: Tốc độ ổn định hơn, ít bị nhiễu, có thể đạt 10Gbps hoặc hơn với cáp Cat 6 trở lên.
  • Wi-Fi: Wi-Fi 6E và Wi-Fi 7 có tốc độ lý thuyết lên đến 10Gbps, nhưng vẫn bị ảnh hưởng bởi vật cản, nhiễu sóng từ thiết bị khác.

Độ trễ (Ping):

  • Ethernet: Ping thấp, ổn định → Phù hợp cho game online, livestream, họp trực tuyến.
  • Wi-Fi: Ping cao hơn Ethernet, dễ bị mất gói dữ liệu khi có nhiều thiết bị kết nối cùng lúc.

Bảo mật:

  • Ethernet: An toàn hơn vì kết nối vật lý, khó bị hack.
  • Wi-Fi: Có thể bị xâm nhập nếu không đặt mật khẩu mạnh và bật mã hóa WPA3.

Tiện lợi & Linh hoạt:

  • Wi-Fi: Dễ dàng kết nối nhiều thiết bị, phù hợp cho laptop, smartphone, smart home.
  • Ethernet: Cần dây mạng, kém linh hoạt, nhưng đáng tin cậy hơn.

Nên sử dụng Wi-Fi hay Ethernet ở hiện tại 2025

Cả Wi-Fi và Ethernet đều có ưu, nhược điểm riêng. Nếu bạn cần kết nối ổn định, tốc độ cao và độ trễ thấp, Ethernet là lựa chọn tốt nhất. Ngược lại, nếu ưu tiên sự linh hoạt và tiện lợi, Wi-Fi sẽ phù hợp hơn. Tùy vào nhu cầu sử dụng, bạn có thể chọn hoặc kết hợp cả hai để tối ưu trải nghiệm mạng trong năm 2025.

Ethernet khác gì với Internet?

Dưới đây là bảng so sánh chi tiết sự khác biệt giữa Ethernet và Internet theo từng tiêu chí: 

Tiêu chí

Ethernet

Internet

Khái niệm

Công nghệ mạng cục bộ (LAN) dùng để kết nối các thiết bị trong phạm vi nhỏ qua cáp vật lý.

Hệ thống mạng toàn cầu kết nối hàng tỷ thiết bị qua các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP).

Phạm vi hoạt động

Trong một khu vực giới hạn: nhà, văn phòng, tòa nhà,…

Không giới hạn – kết nối toàn cầu giữa mọi thiết bị qua mạng công cộng.

Cách kết nối

Kết nối trực tiếp giữa các thiết bị bằng cáp Ethernet (Cat5e, Cat6,...)

Kết nối thông qua modem/router, thường sử dụng hạ tầng của ISP (cáp quang, ADSL, 5G,...).

Giao thức sử dụng

Thường dùng IEEE 802.3 (Ethernet protocol) để truyền dữ liệu trong mạng nội bộ.

Sử dụng TCP/IP – bộ giao thức chuẩn cho việc truyền dữ liệu trên mạng Internet.

Ứng dụng phổ biến

Chia sẻ máy in, dữ liệu, truy cập internet trong mạng nội bộ.

Truy cập website, email, mạng xã hội, streaming, làm việc từ xa,…

Yêu cầu truy cập

Chỉ cần thiết bị hỗ trợ cổng mạng RJ45 là có thể kết nối.

Phải có ISP và thiết bị trung gian như modem, router,...

Tốc độ truyền tải

Thường cao hơn và ổn định hơn, do không phụ thuộc vào khoảng cách xa hay đường truyền công cộng.

Tốc độ phụ thuộc vào nhà mạng, gói cước và điều kiện hạ tầng mạng.

Bảo mật

Bảo mật cao hơn do hoạt động trong nội bộ, ít rủi ro bị tấn công từ bên ngoài.

Bảo mật phụ thuộc vào cấu hình mạng, tường lửa và các giải pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Có cần Internet để hoạt động?

Không cần – có thể dùng để truyền dữ liệu nội bộ mà không cần Internet.

Có – bản thân Internet là mạng phụ thuộc vào hệ thống toàn cầu.

Ethernet là một phương tiện kết nối nội bộ, còn Internet là mạng toàn cầu giúp kết nối ra thế giới. Bạn có thể sử dụng Ethernet mà không cần Internet, nhưng muốn truy cập Internet thì thiết bị thường cần kết nối qua Ethernet.

Kết luận

Trên đây là bài viết chi tiết về Ethernet là gì cùng với tổng hợp những thông tin nổi bật của Ethernet. Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp cho bạn hiểu thêm về Ethernet. Qua đó có được sự lựa chọn thích hợp phù hợp với nhu cầu sử dụng. Đừng quên theo dõi Điện Thoại Vui để cập nhật thêm nhiều tin tức mới nhé!

Bạn đang đọc bài viết Ethernet là gì? Cổng ethernet là gì và điểm nổi bật? tại chuyên mục Hỏi đáp trên website Điện Thoại Vui.

avatar-Trần Thanh Nhật
QTV

Mình là Thanh Nhật, một content creator đam mê công nghệ. Mình là người thích viết, viết những gì mình biết, hiểu những gì mình viết. Mình chuyên viết về nhiều lĩnh vực khác nhau, từ công nghệ, điện thoại, laptop, đến các thủ thuật và ứng dụng di động. Hy vọng mang đến cho bạn những thông tin hay và bổ ích về công nghệ mới nhất hiện nay.

Hỏi và đáp
hello
HỆ THỐNG CỬA HÀNG
dtv

- Gọi tư vấn sửa chữa: 1800.2064

- Gọi góp ý - khiếu nại: 1800.2063

- Hoạt động: 08:00 – 21:00 các ngày trong tuần

Kết nối với Điện Thoại Vui
    facebookinstagramyoutubetiktokzalo
Website thành viên
  • Hệ thống bán lẻ di động toàn quốc.

    cellphones
  • Kênh thông tin giải trí công nghệ cho giới trẻ.

    schannel
  • Trang thông tin công nghệ mới nhất.

    sforum

Bản quyền 2022 – © Công ty TNHH Dịch vụ sửa chữa Điện Thoại Vui – MST: 0316179378 – GPDKKD: 0316179378 do sở KH & ĐT TP.HCM cấp ngày 05/03/2020
Địa chỉ văn phòng: 30B, Hồ Hảo Hớn, phường Cô Giang, quận 1, TP Hồ Chí Minh – Điện thoại: 1800.2064 – Email: cskh@dienthoaivui.com.vn – Chịu trách nhiệm nội dung: Bùi Văn Định.
Quý khách có nhu cầu sửa chữa vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp các trung tâm Điện Thoại Vui
dtvDMCA.com Protection Status
Danh mục
Cửa hàngĐặt lịch sửa
Đăng nhập
Xem thêm