Key OEM là gì? Có các loại Key OEM nào?
Key OEM là gì mà nhiều người dùng Windows quan tâm? Đây là dạng key bản quyền gắn liền với phần cứng, thường được cài sẵn trên máy tính từ nhà sản xuất. Vậy có bao nhiêu loại Key OEM và cách phân biệt chúng ra sao? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Key OEM là gì đây là loại khóa bản quyền phần mềm do nhà sản xuất thiết bị gốc cung cấp. Một hình thức cấp phép trong ngành công nghệ, đi kèm với thiết bị phần cứng như máy tính hoặc laptop mới. Key OEM chỉ hoạt động trên thiết bị được cài đặt lần đầu và không thể chuyển sang máy khác.
Bios OEM key là gì đó là một dạng key OEM được nhúng trực tiếp vào BIOS hoặc UEFI của thiết bị. Một phương pháp phổ biến trên các thiết bị đồng bộ từ các hãng sản xuất lớn.
Key OEM thường có giá thành thấp hơn so với các dạng bản quyền bán lẻ nhưng đi kèm một số hạn chế. Ví dụ, nếu người dùng thay đổi phần cứng quan trọng như bo mạch chủ, key này có thể không hoạt động nữa. Tuy nhiên, Key OEM vẫn là lựa chọn lý tưởng cho người dùng cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ.
Các key này có nhiều loại, mỗi loại phục vụ mục đích và đối tượng sử dụng khác nhau. Mục đích là để mang lại sự linh hoạt và tiết kiệm chi phí cho người dùng. Dưới đây là những giải đáp về 3 loại key OEM là gì?
Key SLP là loại key OEM được tích hợp sẵn trong hệ điều hành của thiết bị khi xuất xưởng. Loại key này là được nhà sản xuất liên kết với firmware hoặc BIOS của thiết bị, giúp tự động kích hoạt mà không yêu cầu nhập mã thủ công. Mang lại sự tiện lợi và nhanh chóng, phù hợp cho người dùng phổ thông.
Loại key này thường được sử dụng trên các thiết bị đồng bộ từ các thương hiệu lớn như Dell, HP, Lenovo. Tuy nhiên, key SLP chỉ hoạt động trên phần cứng cụ thể của nhà sản xuất và không thể chuyển đổi sang thiết bị khác.
Key NONSLP là dạng key OEM không bị khóa với firmware hoặc BIOS của thiết bị. Cho phép kích hoạt thủ công qua internet hoặc điện thoại. Đây là lựa chọn phổ biến ai có nhu cầu sử dụng linh hoạt trên nhiều thiết bị khác nhau.
Không giống key SLP, key NONSLP có thể được sử dụng lại trên các hệ thống phần cứng mới sau khi được gỡ bỏ từ thiết bị cũ. Tuy nhiên, việc quản lý và kích hoạt loại key này đòi hỏi sự cẩn thận và tránh bị khóa khi sử dụng nhiều thiết bị.
Key COA thường được in trên nhãn chứng nhận bản quyền dán lên thiết bị hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm. Loại key này giúp xác minh phần mềm là bản quyền chính hãng, mang lại sự yên tâm cho người dùng về tính hợp pháp.
Key COA thường được sử dụng cho các sản phẩm phần mềm độc lập hoặc đi kèm với thiết bị bán ra tại thị trường. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả, người dùng cần đảm bảo giữ gìn nhãn chứng nhận và thông tin liên quan, tránh mất mát dẫn đến không thể kích hoạt lại phần mềm.
Khi sử dụng hệ điều hành Windows, có nhiều loại key bản quyền khác nhau, trong đó có Key OEM, MAK, Retail và KMS. Mỗi loại key này có những đặc điểm riêng, phù hợp với từng đối tượng người dùng và mục đích sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua từng loại key.
Loại Key |
Đặc điểm chính |
Đối tượng sử dụng |
Thời hạn sử dụng |
OEM |
Gắn liền với phần cứng, giá rẻ |
Cá nhân, doanh nghiệp mua máy đồng bộ |
Trọn đời phần cứng |
MAK |
Kích hoạt số lượng lớn thiết bị |
Doanh nghiệp, tổ chức lớn |
Theo số lượt kích hoạt |
Retail |
Kích hoạt 1-3 thiết bị, dễ chuyển đổi |
Cá nhân, doanh nghiệp nhỏ |
Trọn đời hoặc theo thiết bị |
KMS |
Máy chủ không chính thức, 180 ngày |
Sử dụng tạm thời, ít yêu cầu pháp lý |
6 tháng |
Hy vọng thông tin trên giúp bạn lựa chọn loại key bản quyền phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình!
Key OEM có thể được kích hoạt bằng hai cách: Online (thông qua kết nối internet) và Offline (sử dụng phương pháp nhập thủ công). Trong đó, kích hoạt online được ưa chuộng hơn nhờ tính tiện lợi và nhanh chóng..
Key OEM thường có thể được kích hoạt trực tuyến thông qua máy chủ Microsoft, nếu key vẫn còn giá trị sử dụng. Quy trình kích hoạt như sau:
Bước 1: Truy cập Settings > Update & Security > Activation.
Bước 2: Nhập mã key gồm 25 ký tự vào ô kích hoạt.
Bước 3: Nhấn Next và đợi xác nhận từ máy chủ Microsoft.
Lưu ý: Key OEM phải phù hợp với phiên bản Windows mà thiết bị đang chạy.
Một số key OEM loại SLP (System Locked Pre-installation) có thể kích hoạt offline.
Khi bạn cài lại Windows trên máy tính đi kèm với key OEM, hệ thống sẽ tự động nhận diện và kích hoạt bản quyền nếu:
Đây là phương pháp kích hoạt nhanh chóng mà không cần kết nối internet.
Key OEM là gì đây là một lựa chọn phổ biến và tiết kiệm khi kích hoạt bản quyền Windows và Office. Hy vọng với những thông tin hữu ích phía trên có thể giúp bạn trong công việc. Nếu gặp khó khăn khi sử dụng key OEM hãy để lại bình luận để Điện Thoại Vui hỗ trợ thêm nhé.
Bạn đang đọc bài viết Key OEM là gì? Có các loại Key OEM nào? tại chuyên mục Hỏi đáp trên website Điện Thoại Vui.
Mình là Như Thuần, hiện đang là Content Creator tại Điện Thoại Vui. Với niềm đam mê viết lách hy vọng rằng mình có thể mang đến cho các bạn những thông tin và kiến thức hữu ích về lĩnh vực công nghệ, điện tử.