Loa Sub là gì? Cách chọn và lắp đặt loa Sub

Loa Sub là gì? Cách chọn và lắp đặt loa Sub

tran-my-ly
Trần My Ly
18/11/2024

Loa Sub là gì và vì sao nó quan trọng trong dàn âm thanh? Với công dụng tăng cường âm trầm mạnh mẽ, loa Sub thường được thêm vào dàn loa để giúp âm nhạc và hiệu ứng trở nên sống động hơn trong mọi không gian. Để biết cách chọn và lắp đặt loa Sub chuẩn tối ưu hóa trải nghiệm âm thanh, đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây của Điện Thoại Vui nhé!

Loa Sub là gì? 

Loa Sub là gì là thắc mắc chung của nhiều người. Có thể hiểu một cách đơn giản, đây là loại loa chuyên dụng tái tạo âm trầm (bass) giúp tăng cường chiều sâu cho âm thanh, mang đến cảm giác sống động và mạnh mẽ trong các bản nhạc hay hiệu ứng phim. 

Loa sub là loa chuyên dụng để tái tạo âm thanh trầm cho loa

Tên đầy đủ của loa “Sub” là loa 'subwoofer', trong đó 'sub' ngụ ý tần số dưới, còn 'woofer' chỉ loa có khả năng khuếch đại âm trầm. Qua cái tên chúng ta cũng có thể hiểu đại ý hơn loại loa này sẽ tạo ra những âm thanh trầm, khuếch đại để tạo cảm giác âm dày, chân thực hơn.

Loa Sub không chỉ thuộc dòng loa siêu trầm, ngoài ra chúng được tạo ra với thiết kế đặc biệt với một loa lớn và màng loa dày hơn. Chính điều này giúp âm thanh của loa sub có thể tái tạo tần số thấp từ 20 - 200Hz, đem đến chất âm trầm ấm và đằm thắm. Hơn nữa, các thiết kế riêng biệt đó của loa Sub sẽ giúp nhấn mạnh âm bass mạnh mẽ, từ đó tạo cảm giác cho người nghe trải nghiệm âm thanh có chiều sâu. 

Cấu tạo của loa Sub là gì?

Loa Sub siêu trầm thường gồm 3 bộ phận chính: thùng loa, lõi loa và dây kết nối, mỗi bộ phận đều đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo âm trầm mạnh mẽ và chất lượng:

Bộ phần

Thành phần

Thùng loa

Thùng loa là bộ phận bảo vệ các thành phần bên trong và quyết định chất lượng âm thanh của loa Sub. Thùng loa bao gồm các phần sau:

  • Vỏ loa (Outer enclosure): Chất liệu chủ yếu là gỗ hoặc nhựa, giúp giảm thiểu sự rung động không mong muốn và tạo âm bass sâu.
  • Lỗ thông hơi (Port): Giúp thoát khí, tạo hiệu ứng âm bass mạnh mẽ và rõ ràng hơn.
  • Mặt trước (Baffle): Là nơi các bộ phận của loa được gắn cố định, thường có lớp phủ chống xước và chống va đập.

Lõi loa

Lõi loa là bộ phận chính tạo ra âm thanh trầm, bao gồm các thành phần cấu tạo sau:

  • Cone (Màng loa): Là bộ phận rung lên xuống để tạo ra âm thanh. Màng loa thường được làm từ vật liệu nhẹ và bền như giấy, nhựa hoặc sợi carbon.
  • Voice coil (Cuộn dây âm thanh): Đây là cuộn dây đặt trong từ trường của nam châm, khi có tín hiệu điện đi qua, cuộn dây sẽ chuyển động và tác động lên màng loa để phát ra âm thanh.
  • Magnet (Nam châm): Cung cấp từ trường cho voice coil, giúp tạo ra chuyển động cần thiết cho màng loa.

Dây kết nối

Dây kết nối đảm bảo loa Sub có thể nhận tín hiệu âm thanh từ các thiết bị khác trong hệ thống. Các bộ phận chính của dây kết nối bao gồm:

  • Cáp tín hiệu: Dùng để truyền tín hiệu âm thanh từ bộ phát (ampli, receiver) đến loa Sub.
  • Jack kết nối (Connector): Là nơi kết nối giữa dây cáp và loa, đảm bảo tín hiệu truyền tải ổn định.

Với sự kết hợp hoàn hảo của các bộ phận này, loa Sub có thể tái tạo âm bass mạnh mẽ, sâu lắng và trung thực, mang đến trải nghiệm âm thanh tuyệt vời.

Công dụng của loa Sub là gì?

Sau khi hiểu loa Sub là gì, nhiều người cũng thắc mắc không biết công dụng của loa Sub trong dàn loa là gì? Loa Sub có vai trò quan trọng trong việc tái tạo âm thanh tần số thấp, đặc biệt là âm bass, giúp hệ thống âm thanh trở nên sống động và mạnh mẽ hơn. Cụ thể, loa Sub mang lại những lợi ích sau:

  • Cải thiện chất lượng âm trầm: Loa Sub giúp tăng cường âm bass, mang đến âm thanh sâu, mạnh mẽ và rõ ràng, đặc biệt trong các bản nhạc hoặc bộ phim có nhiều hiệu ứng âm trầm.
  • Tạo chiều sâu cho âm thanh: Với khả năng tái tạo tần số từ 20 – 200Hz, loa Sub giúp âm thanh trở nên phong phú, tạo ra không gian âm nhạc rộng lớn và sống động hơn.
  • Giảm tải cho các loa khác: Loa Sub giúp các loa toàn dải hoặc loa treble không phải xử lý tần số thấp, từ đó giúp cải thiện chất lượng âm thanh tổng thể của dàn loa, giúp các loa khác phát huy tối đa hiệu suất của mình.
  • Tăng cường hiệu ứng âm thanh: Loa Sub rất quan trọng trong các hệ thống âm thanh chuyên nghiệp, giúp tạo ra cảm giác bùng nổ mạnh mẽ trong các hiệu ứng âm thanh như tiếng nổ, tiếng đạn bắn, hay âm nhạc sôi động.

Công dụng của loa Sub là gì? Tạo chiều sâu và độ dày cho hiệu ứng âm thanh

Nhờ những công dụng này, ngày càng nhiều người muốn đầu tư cho dàn âm thanh những chiếc loa Sub phù hợp. Việc này chắc chắn khiến hệ thống âm thanh hiện đại, mang đến trải nghiệm âm thanh trọn vẹn và sống động.

Các loại loa Sub phổ biến hiện nay 2025

Khi đã hiểu rõ loa Sub là gì, chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc về các loại loa Sub phổ biến hiện nay và cách phân loại chúng. Loa Sub được chia thành nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào công suất, thiết kế và mục đích sử dụng. Để dễ cho người dùng lựa chọn, các loại loa sub sẽ được phân loại như sau:

Phân loại dựa theo công suất loa

Loa Sub có thể được phân loại theo công suất để đáp ứng yêu cầu về âm thanh của từng không gian. Một số loại công suất phổ biến bao gồm:

  • Loa Sub công suất nhỏ (Dưới 100W): Thích hợp cho các không gian nhỏ, như phòng khách hoặc phòng ngủ. Những loa này mang đến âm trầm vừa đủ, không quá mạnh mẽ nhưng vẫn rất rõ ràng.
  • Loa Sub công suất trung bình (100W - 300W): Phù hợp cho các không gian vừa phải như phòng giải trí hoặc phòng họp. Công suất này giúp tạo ra âm bass mạnh mẽ hơn, đồng thời duy trì chất lượng âm thanh tốt.
  • Loa Sub công suất lớn (Trên 300W): Dành cho những không gian rộng lớn như phòng chiếu phim hoặc hội trường. Loa Sub công suất lớn mang đến âm thanh trầm mạnh mẽ, bùng nổ, thích hợp cho các sự kiện âm nhạc hoặc phim hành động.

Cách phân loại loa sub là gì? Phân loại dựa trên công suất loa

Tùy vào không gian lắp đặt và nhu cầu nghe âm thanh mà bạn có thể lựa chọn loại loa sub phù hợp nhất. 

Phân loại dựa theo thiết kế loa

Bên cạnh công suất, loa Sub còn có thể được phân loại theo thiết kế để phù hợp với không gian và mục đích sử dụng:

  • Loa Sub dạng đứng (Tower Sub): Loa Sub này có thiết kế đứng, tiết kiệm diện tích và thường được đặt ở góc phòng. Thường thấy trong các hệ thống âm thanh gia đình.
  • Loa Sub dạng nằm (Box Sub): Là loa Sub truyền thống có thiết kế dạng hộp. Loa này cung cấp âm thanh ổn định, mạnh mẽ và thường được sử dụng trong các hệ thống âm thanh lớn hoặc rạp chiếu phim.
  • Loa Sub hình trụ (Cylinder Sub): Thiết kế này giúp phân tán âm thanh trầm đều hơn trong không gian. Loa Sub hình trụ thích hợp cho các không gian lớn, nơi cần âm thanh lan tỏa rộng.
  • Loa Sub không dây (Wireless Sub): Với sự phát triển của công nghệ, loa Sub không dây ngày càng trở nên phổ biến. Chúng có thể dễ dàng kết nối với các thiết bị khác mà không cần dây nối..
  • Loa Sub đẳng áp (Horn-loaded Sub): Loa Sub đẳng áp sử dụng thiết kế loa hình phễu để khuếch đại âm thanh. Thiết kế này giúp tạo ra âm bass mạnh mẽ và rõ ràng hơn, thích hợp cho các không gian rộng lớn hoặc hệ thống âm thanh chuyên nghiệp.
  • Loa Sub liền hộp (Sealed Sub): Loa Sub liền hộp có thiết kế kín hoàn toàn, giúp hạn chế sự thoát âm không mong muốn, từ đó tạo ra âm bass sâu và chính xác. Loa Sub liền hộp thích hợp cho các phòng nghe nhạc nhỏ hoặc các hệ thống âm thanh cần độ chính xác cao.
  • Loa Sub có lỗ thông hơi (Ported Sub): Loa Sub có lỗ thông hơi có thiết kế mở ở mặt trước hoặc phía sau thùng loa. Lỗ thông hơi giúp âm bass trở nên mạnh mẽ và sâu lắng hơn. 

Phân loại loa Sub dựa trên thiết kế được nhiều người áp dụng

Như vậy, loa Sub có nhiều loại khác nhau tùy theo công suất và thiết kế, giúp người dùng dễ dàng chọn lựa phù hợp với nhu cầu sử dụng và không gian sống.

Phân loại dựa theo cấu tạo

Cấu tạo của loa Sub ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tạo ra âm trầm mạnh mẽ và rõ ràng. Tùy thuộc vào cấu tạo của từng loại mà loa Sub cũng có thể chia thành hai loại như sau:

  • Loa Sub Active (Sub điện): Loa Sub Active là loại loa tích hợp ampli bên trong để tạo tín hiệu âm bass. Bạn chỉ cần kết nối tín hiệu âm thanh với đầu vào của loa là có thể sử dụng mà không cần amply rời. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những người không muốn kết nối phức tạp. Loa Sub Active cung cấp âm thanh bass mạnh mẽ mà không cần quá nhiều thiết bị hỗ trợ.
  • Loa Sub Passive (Sub hơi): Loa Sub Passive không tích hợp ampli bên trong, vì vậy bạn cần một amply rời để cung cấp công suất cho loa. Mặc dù yêu cầu nhiều kết nối hơn nhưng loa Sub Passive cho phép bạn tùy chỉnh hệ thống âm thanh theo ý muốn. Đồng thời có thể phù hợp với những dàn âm thanh chuyên nghiệp, đòi hỏi độ tinh chỉnh cao.

Phân loại loa Sub dựa trên cấu tạo và nguyên lý hoạt động của loa

Như vậy, với các loại loa Sub phổ biến hiện nay, bạn có thể tìm thấy một mẫu loa Sub phù hợp với dàn âm thanh của mình, từ những thiết kế đơn giản đến các lựa chọn tinh chỉnh cao cấp.

Cách chọn mua loa Sub (loa siêu trầm) đúng cách

Sau khi đã tìm hiểu về loa sub, bây giờ bạn ngay mua ngay loa sub để cải thiện chất lượng trải nghiệm cho dàn âm thanh ở nhà? Trước khi mua hãy chú ý đến các lưu ý mà chúng tôi gợi ý bên dưới:

Chú ý kích thước của loa

Khi chọn mua loa Sub, kích thước là yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Kích thước của loa ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tạo ra âm thanh trầm sâu và mạnh mẽ. 

Nếu bạn muốn âm bass mạnh mẽ và ấn tượng thì bạn nên chọn một chiếc loa Sub có kích thước lớn. Chắc chắn chiếc loa kích thước phù hợp sẽ cho ra chất lượng âm thanh tốt hơn. Tuy nhiên cần cân nhắc về không gian lắp đặt và sử dụng loa nhé.

Chú ý đến kích thước của loa Sub trước khi chọn mua và lắp đặt

Một chiếc loa Sub quá lớn có thể không phù hợp với không gian nhỏ, gây ra sự rối loạn âm thanh. Vì vậy, hãy lựa chọn kích thước loa Sub sao cho phù hợp với diện tích phòng và nhu cầu sử dụng âm thanh của bạn.

Chú ý tần số và dàn âm thanh

Tần số của loa Sub ảnh hưởng đến khả năng tái tạo âm trầm và độ sâu của âm bass. Loa Sub thường có tần số dao động từ 20Hz đến 200Hz, và việc chọn loa có dải tần số phù hợp sẽ mang lại trải nghiệm âm thanh tốt nhất. 

Nếu bạn sử dụng loa Sub cho hệ thống âm thanh chuyên nghiệp, hãy chú ý đến việc phối hợp loa Sub với các loa khác trong dàn âm thanh. Nên kết hợp các loại khác sao cho tần số phát ra từ các loa phù hợp với nhau để tạo ra một âm thanh đồng đều, không bị chồng lấn hoặc thiếu hụt.

Chọn công suất loa phù hợp

Công suất của loa Sub là một yếu tố quan trọng giúp xác định khả năng phát ra âm thanh mạnh mẽ và rõ ràng. Công suất của loa cần phải tương thích với hệ thống amply hoặc receiver mà bạn sử dụng. 

Chọn công suất loa phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn

Nếu công suất quá thấp, âm bass sẽ không đủ mạnh. Ngược lại, công suất quá cao có thể dẫn đến sự chói tai hoặc phá vỡ chất lượng âm thanh. Khi chọn mua loa Sub, hãy chú ý đến công suất và đảm bảo rằng nó phù hợp với nhu cầu của bạn, không chỉ để tái tạo âm bass mạnh mẽ mà còn duy trì sự ổn định trong suốt quá trình sử dụng.

Mời các bạn tham khảo thêm các mẫu loa nghe nhạc giá rẻ đang được kinh doanh tại Điện Thoại Vui nhé:

[dtv_product_related category='phu-kien/loa']

Xem thêm các sản phẩm loa nghe nhạc giá rẻ

Cách lắp đặt loa Sub chuẩn 2025

Cách lắp đặt loa Sub như thế nào? Xem hướng dẫn bên dưới để tự mình có thể thực hiện ngay tại nhà nhé:

Chọn vị trí lắp đặt loa

Khi lắp đặt loa Sub, việc chọn vị trí là yếu tố quyết định đến chất lượng âm thanh. Bạn cần đảm bảo loa Sub được đặt ở một vị trí có thể phát huy hết khả năng tái tạo âm bass mà không làm ảnh hưởng đến các dải âm khác trong hệ thống âm thanh. 

Để có được âm bass đầy đặn và cân bằng, hãy chú ý các yếu tố sau:

  • Đặt loa cách mặt đất từ 30cm đến 40cm để đảm bảo âm thanh phát ra rõ ràng và mạnh mẽ.
  • Không đặt loa quá xa hệ thống loa chính, đặc biệt là với loa Sub có đường kính nhỏ dưới 20cm. Khoảng cách lý tưởng là từ 0.9m đến 1.2m.
  • Vặn volume to khi thử vị trí, điều này giúp bạn tìm được điểm phát ra âm bass tốt nhất mà không làm mất đi độ chi tiết của các dải âm khác.

Điều chỉnh loa để kiểm tra khả năng khuếch âm sau khi lắp đặt

Khi bạn chọn đúng vị trí, loa Sub sẽ mang đến âm thanh sâu, ấm và tạo sự kết nối hoàn hảo với dàn âm thanh của bạn.

Hướng dẫn cách kết nối loa Sub cho dàn âm thanh

Sau khi chọn được vị trí kết nối phù hợp thì bạn cần biết kết nối loa Sub với dàn âm thanh đúng cách. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả.

Dưới đây là các bước cơ bản để kết nối loa Sub vào dàn âm thanh:

Bước 1: Xây dựng sơ đồ lắp đặt
Trước khi bắt đầu, hãy đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh sai sót trong quá trình lắp đặt. Bạn cần xác định xem có sử dụng phân tần của loa hay phân tần của receiver, điều này giúp loa Sub kết hợp với các loa khác một cách tối ưu.

Xây dựng sơ đồ lắp đặt khoa học trước khi thực hiện

Bước 2: Nối dây loa
Trước khi kết nối, đo chiều dài dây loa cần thiết từ receiver đến loa Sub. Nếu sử dụng kết nối line-level, bạn cần một dây tín hiệu audio chuẩn với jack RCA. Vì vậy đừng quên để dư ra một đoạn để làm trùng. Nếu dùng Speaker-level, hãy chuẩn bị thêm dây loa để kết nối từ receiver đến loa Sub và các loa khác.

Bước 3: Kết nối và tùy chỉnh
Sau khi kết nối xong, bật hệ thống âm thanh và kiểm tra lại âm thanh phát ra. Điều chỉnh để âm bass hài hòa với các dải âm khác. Nếu cần, làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất để cài đặt loa Sub một cách chuẩn nhất.

Kết nối và tùy chỉnh loa theo hướng dẫn từ nhà sản xuất

Cụ thể hãy làm theo các bước: Cắm dây nguồn sau đó vặn volume trên receiver nhỏ hết cỡ. Bật hệ thống loa đã cắm dây để kiểm tra âm thanh phát ra.

Cách cân chỉnh loa Sub đúng cách cho âm thanh hay

Sau khi lắp đặt loa Sub, việc cân chỉnh loa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được âm thanh hoàn hảo. Tùy chỉnh một số yếu tố trên loa Sub sẽ giúp bạn tối ưu hóa chất lượng âm bass. Dưới đây là các nút chỉnh cơ bản bạn cần lưu ý:

  • Nút chỉnh âm lượng (Volume): Vặn âm lượng sao cho âm bass không quá to mà vẫn nghe rõ ràng và không lấn át âm nhạc. Điều chỉnh âm lượng từ từ để âm thanh vừa phải và dễ nghe.
  • Nút cắt tần số (LPF): Nút LPF giúp bạn điều chỉnh tần số cắt, từ đó bù đắp cho âm bass thấp mà các loa khác không thể tái tạo. Điều chỉnh LPF đến mức 80Hz nếu loa chính của bạn có tần số âm trầm thấp.
  • Nút điều chỉnh pha (Phase): Việc điều chỉnh pha giúp âm thanh giữa loa Sub và loa chính đồng bộ với nhau, tránh tình trạng lệch pha. Điều chỉnh từ 0 đến 180 độ để có âm bass rõ ràng và đồng nhất.

Cách cân chỉnh loa Sub đúng cách cho âm thanh hay

Khi tất cả các cài đặt này được điều chỉnh hợp lý, âm thanh từ loa Sub sẽ hoàn toàn hòa quyện với hệ thống âm thanh và mang lại trải nghiệm tuyệt vời.

Kết luận

Loa Sub là gì đã được Điện Thoại Vui chia sẻ ngay trong bài viết trên. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Xem thêm nhiều thông tin thú vị khác tại website của chúng tôi nhé!

Bạn đang đọc bài viết Loa Sub là gì? Cách chọn và lắp đặt loa Sub tại chuyên mục Hỏi đáp trên website Điện Thoại Vui.

avatar-Trần My Ly
QTV

Tôi là Trần My Ly, một người có niềm đam mê mãnh liệt với công nghệ và 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viết lách. Công nghệ không chỉ là sở thích mà còn là nguồn cảm hứng vô tận, thúc đẩy tôi khám phá và chia sẻ những kiến thức, xu hướng mới nhất. Tôi hi vọng rằng qua những bài viết của mình sẽ truyền cho bạn những góc nhìn sâu sắc về thế giới công nghệ đa dạng và phong phú. Cùng tôi khám phá những điều thú vị qua từng con chữ nhé!

Hỏi và đáp
hello
HỆ THỐNG CỬA HÀNG
dtv

- Gọi tư vấn sửa chữa: 1800.2064

- Gọi góp ý - khiếu nại: 1800.2063

- Hoạt động: 08:00 – 21:00 các ngày trong tuần

Kết nối với Điện Thoại Vui
    facebookinstagramyoutubetiktokzalo
Website thành viên
  • Hệ thống bán lẻ di động toàn quốc.

    cellphones
  • Kênh thông tin giải trí công nghệ cho giới trẻ.

    schannel
  • Trang thông tin công nghệ mới nhất.

    sforum

Bản quyền 2022 – © Công ty TNHH Dịch vụ sửa chữa Điện Thoại Vui – MST: 0316179378 – GPDKKD: 0316179378 do sở KH & ĐT TP.HCM cấp ngày 05/03/2020
Địa chỉ văn phòng: 30B, Hồ Hảo Hớn, phường Cô Giang, quận 1, TP Hồ Chí Minh – Điện thoại: 1800.2064 – Email: cskh@dienthoaivui.com.vn – Chịu trách nhiệm nội dung: Bùi Văn Định.
Quý khách có nhu cầu sửa chữa vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp các trung tâm Điện Thoại Vui
dtvDMCA.com Protection Status
Danh mục
Cửa hàngĐặt lịch sửa
Đăng nhập
Xem thêm