Metaverse là gì? Ứng dụng của Metaverse là gì?
Metaverse là gì và ứng dụng của Metaverse vào đời sống như thế nào? Nếu bạn đam mê công nghệ, chắc hẳn không ít lần bạn đã nghe tới cụm từ này. Vậy, chính xác Metaverse là gì? Hãy cùng Điện Thoại Vui khám phá ngay trong bài viết dưới đây!
Bạn có biết chính xác Metaverse là gì hay không? Mặc dù là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trên thị trường, vẫn có nhiều người không hiểu hình dung rõ về Metaverse.
Metaverse hiểu một cách diễn dịch ra là “Vũ trụ ảo”. Một thế giới kỹ thuật số bên cạnh thế giới thực. Nói một cách đơn giản, Metaverse dùng để mô tả cho một không gian ảo trực tuyến. Nơi mọi người có thể tương tác với nhau thông qua các ứng dụng và thiết bị thực tế ảo.
Hình dung như sau, với Metaverse bạn có thể tạo ra, khám phá, giao lưu, trò chuyện, thực hiện các hoạt động chung với người khác trong không gian ảo. Dưới dạng hình ảnh ba chiều, Metaverse cho phép bạn hiện thực hóa mọi thứ mà bạn nghĩ ra.
Bạn đã quá quen thuộc với việc xem kỹ thuật số trong nền công nghệ hiện tại. Mateverse thì khác, nó cho phép bạn đắm chìm vào không gian trực tuyến của thế giới ảo. Để từ đó, các hoạt động tương tác được đa chiều hơn.
Dễ hiểu hơn có thể lấy một ví dụ về Metaverse như sau. Với thiết bị đeo VR, mặc dù bạn đang đứng tại thế giới thực, bạn có thể nhìn thấy khủng long trên đường đi hoặc bất cứ thứ gì mà bạn tưởng tượng ra.
Thế giới Metaverse sống động như một thế giới thực sự bên ngoài. Các hoạt động vẫn cứ liên tiếp diễn ra, có nhân vật ảo, có cảm xúc, có hoạt động. Có thể nói, Metaverse là bước ngoặt lớn của nền công nghệ.
Mặc cho câu hỏi Metaverse là gì mới nổi lên gần đây. Thực tế, Metaverse có nguồn gốc ra đời và quá trình phát triển rất lâu dài.
Xuất hiện lần đầu vào năm 1992 trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Snow Crash của Neal Stephenson. Metaverse được dùng để vẽ ra một thế giới ảo với các hình kỹ thuật số (avatar) để đại diện cho con người. Theo dòng thời gian, năm 1980, hai bộ phim The Matrix và Ready Player One làm rõ hơn về Metaverse.
Dù chỉ mới nổi lên từ 2021, Metaverse thực tế đã là hướng đi của nhiều công ty công nghệ từ rất lâu về trước. Các trò chơi như Roblox, Minecraft hay hình thành các nhân vật ảo, ca sĩ ảo là từng bước đi của Metaverse.
Trong đại dịch Covid, với tình trạng không thể làm việc tại công ty. Metaverse bùng lên khi mọi người có xu hướng làm việc từ xa, làm việc tại nhà. Mọi người có thể tương tác qua lại, giải quyết công việc trên một vũ trụ ảo y như đời thực.
Để nói đến sự bùng nổ của Metaverse, phải nhắc đến sự kiện năm 2021. Đây là bước ngoặt cho mọi người trên thế giới tiến gần hơn với câu hỏi Metaverse là gì?
Cho đến nay, Metaverse vẫn là tâm huyết của rất nhiều ông lớn trong ngành công nghệ. Các gã khổng lồ như Google, Microsoft, Apple, Facebook không ngừng đổ nguồn lực vào theo đuổi sự phát triển Metaverse.
Vậy, lý do nào khiến Metaverse thu hút nhiều nguồn lực như vậy? Điều này sẽ được giải đáp ngay sau khi bạn hiểu về đặc điểm và cách vận hành của Metaverse.
Thực tế, không có một khái niệm chính thức nào cho câu hỏi Metaverse là gì hiện nay. Tuy nhiên, bạn sẽ dễ hình dung Metaverse hơn thông qua 4 đặc điểm cơ bản mà vũ trụ ảo này hội tụ. Bao gồm:
Ngoài ra, người ta thường hình dung Metaverse với các đặc tính khác như quy mô lớn, ý thức về sự hiện diện cá nhân. Với sự phát triển không ngừng của Metaverse, các đặc điểm về một vũ trụ ảo có thể tăng lên trong tương lai.
Nhiều người dùng công nghệ thường thắc mắc cách vận hành của Metaverse diễn ra như thế nào? Kiến trúc để xây dựng Metaverse thực tế bao gồm 4 lớp cơ bản như sau:
Các lớp kiến trúc của Metaverse không ngừng phát triển. Lớp này hoàn thiện sẽ là nền tảng cho lớp khác. Ví dụ ở lớp nền, sự phát triển có thể trải dài như công nghệ 3G, 4G rồi 5G. Hay lớp hạ tầng với sự cạnh tranh mạnh mẽ về phần cứng của những gã công nghệ khổng lồ.
Sự thành công mở rộng của Metaverse không thể bỏ qua sự đóng góp đến từ công nghệ. Tham gia mạnh mẽ của công nghệ tạo nên một Metaverse sống động, mở ra kỷ nguyên mới cho người dùng. Hãy cùng điểm qua những công nghệ nổi bật tạo nên Metaverse ngay sau đây!
Thực tế ảo VR và thực tế tăng cường AR là hai công nghệ cho phép người dùng bước vào thế giới ảo. Giúp người dùng trải nghiệm Metaverse hấp dẫn và sống động hơn. Nhiều người dùng vẫn thường nhầm lẫn VR và AR. Tuy nhiên, hai công nghệ này hoàn toàn khác nhau.
VR là một môi trường ảo được mô phỏng do máy tính thiết lập. Với VR, người dùng có thể khám phá môi trường ảo thông qua thiết bị hỗ trợ như găng tay, tai nghe,... Từ đó, tương tác thực tế giữa VR và người dùng được diễn ra qua cử chỉ hoặc giác quan như thính giác, xúc giác,...
Ví dụ với thiết bị VR, bạn có thể nhìn thấy khủng long, ô tô đậu trên mái nhà ngay cả khi đang đứng ở trong không gian thực tế. VR cho phép bạn nhìn thấy, tương tác với mọi thứ bạn nghĩ ra, những sự vật ảo diệu mà đời sống thực tế không có.
Ngược lại, AR là công nghệ phủ thêm vài yếu tố ảo vào không gian thật. Với AR, người dùng tương tác với các yếu tố ảo ngay trong thế giới thật. Bạn có thể hình dung AR thông qua game Pokémon Go.
Với sự hỗ trợ của công nghệ tái tạo 3D, Metaverse có thể tạo ra môi trường ảo gần giống với thế giới thực nhất. Khi sử dụng máy ảnh 3D đặc biệt, thế giới thực tế sẽ được kết xuất chính xác các chi tiết dưới dạng mô hình 3D thành không gian trực tuyến.
Sau khi thu được dữ liệu về không gian và ảnh chụp, máy tính sẽ xử lý dữ liệu thành bản sao trong Metaverse. Tạo nên một Metaverse với các không gian đa chiều, các chiều hình ảnh thể hiện đầy đủ góc cạnh như ngoài đời thực.
Đây có thể là một trong những công nghệ rất quen thuộc với mọi người. Trí tuệ nhân tạo (AI) được phổ biến rộng rãi trong các lĩnh vực đời sống. Ví dụ như nhận dạng khuôn mặt, hoạch định chiến lược kinh doanh,...
Nhờ vào ứng dụng của AI, Metaverse trở nên sống động và thân thuộc hơn. Điểm nổi bật của AI là tốc độ xử lý dữ liệu cực kỳ nhanh chóng. Cho phép đưa ra kết quả dựa vào các dữ liệu cũ trước đó.
Từ đó, AI tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa ở Metaverse thông qua phân tích hành vi và dữ liệu mà người dùng cung cấp. Sau đó, đưa ra các đề xuất phù hợp với mỗi người dùng.
Trí tuệ nhân tạo cũng là công nghệ được áp dụng nhiều nhất hiện nay. AI mang đến 3 ứng dụng mạnh trong Metaverse, bao gồm:
Ngoài việc áp dụng trong Metaverse, ứng dụng AI trong thực tế là chatbot, trợ lý ảo Siri của Apple, xe không người lái,... Hay đặc biệt là sự phát triển không ngừng của Robot vẫn đang được nhiều nhà công nghệ quan tâm.
Blockchain và Crypto là những công nghệ khẳng định đặc điểm hệ thống kinh tế của Metaverse. Cùng tìm hiểu nhanh định nghĩa và đặc điểm của mỗi ứng dụng ngay dưới đây.
Blockchain là công nghệ cho phép người dùng sở hữu tài sản trong vũ trụ ảo thông qua NFT. Thực tế, có nhiều bàn luận xoay quanh việc Metaverse có cần Blockchain hay không.
Về cơ bản, blockchain được hiểu như việc xác thực quyền sở hữu tài sản trong thế giới kỹ thuật số. Blockchain cho phép lưu giữ các tài sản ảo như vật phẩm game, quà tặng,... dưới dạng NFT. Từ đó, các game thủ có thể tự do mua bán tài sản của mình trong Metaverse.
Metaverse khi có Blockchain sẽ lý tưởng hơn. Lúc này, người dùng vừa được khuyến khích sáng tạo nội dung vừa có thể kiếm được lợi nhuận. Đây là một trải nghiệm cực kỳ giống với đời sống hàng ngày.
Tuy nhiên, Blockchain vẫn đang trong giai đoạn sơ khai. Do đó, công nghệ này còn phải đối diện khá nhiều thách thức khi gia nhập vào hệ sinh thái của Metaverse.
Crypto là đồng tiền điện tử. Giống như bất cứ nền kinh tế nào, Crypto sẽ là đồng tiền vận hành nền kinh tế của Metaverse. Về mặt ý nghĩa, Crypto khuyến khích mọi người làm việc trực tiếp trên vũ trụ ảo.
Gần đây, các dự án Crypto Metaverse cũng đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dùng. Tuy nhiên, hầu hết dự án vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và có rất nhiều rủi ro. Do đó, người dùng cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước đưa ra quyết định đầu tư.
Metaverse là một vũ trụ ảo cực kỳ rộng lớn. Với số lượng dữ liệu khổng lồ, đòi hỏi một ứng dụng công nghệ tiên tiến để xử lý. Khi đó, Big Data là giải pháp hoàn hảo cho vấn đề này. Với big data, các dữ liệu sẽ được xử lý cực kỳ nhanh chóng với độ chính xác cao.
Sự phát triển mạng Internet 5G là bước tiến quan trọng cho Metaverse. Lớp nền Internet này đảm bảo tốc độ truyền tốt hơn nhiều lần so với công nghệ cũ. Tuy nhiên, không dừng lại, các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tìm hiểu và cho ra đời các công nghệ Internet khác.
Trên đây là những công nghệ quan trọng nhất trong vũ trụ ảo Metaverse hiện nay. Nhằm đảm bảo Metaverse đem đến một hệ sinh thái sống động và chân thật hơn và vận hành trơn tru nhất có thể.
Bên cạnh hiểu rõ về Metaverse là gì bạn nên tham khảo thêm các thuật ngữ công nghệ về Metaverse. Các thuật ngữ này có thể hỗ trợ hoặc thay thế cho nhau. Một trong những thuật ngữ cơ bản là:
Bản thân Metaverse cũng là một khái niệm tương đối mới hiện nay. Do đó, thuật ngữ về Metaverse cũng còn rất mới lạ với nhiều người. Bên cạnh những thuật ngữ cơ bản bên trên, bạn sẽ hay nhìn thấy thuật ngữ mới khi tìm hiểu về Metaverse.
Trước đây có lẽ ai cũng sẽ biết tới những thuật ngữ như AR, VR. Metaverse chỉ là thuật ngữ thân quen với những nhà nghiên cứu công nghệ. Mặc dù xuất phát điểm từ rất lâu về trước, khó để hỏi một ai đó rằng bạn biết Metaverse là gì hay không.
Bước ngoặt lớn cho Metaverse tiến gần hơn với thế giới phải kể đến sự kiện năm 2021. Khi mà Facebook chính thức đổi tên thành Meta tại hội nghị Connect 2021. Với tuyên bố sẽ đưa Facebook trở thành Metaverse Company, Mark Zuckerberg đã góp phần không nhỏ trong việc đưa Metaverse lan rộng.
Với độ nổi tiếng và cái tên quen thuộc Facebook, sự thay đổi này không chỉ làm giới công nghệ quan tâm. Kể cả những người dùng của Facebook hoặc bất cứ ai cũng bắt đầu truyền tai nhau về Meta và Metaverse.
Bằng chứng là sau đó, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy gợi ý “Meta là gì”, “Metaverse là gì” hoặc các vấn đề xoay quanh Metaverse trên các thanh công cụ tìm kiếm. Theo thời gian, Metaverse bắt đầu phủ sóng và là chủ đề được bàn tán nhiều của những người dùng yêu thích công nghệ.
Cách đơn giản nhất, bạn chỉ cần một chiếc điện, laptop là có thể truy cập vào thế giới ảo. Một vài game hiện nay trên thị trường như Roblox hay Minecraft cho phép bạn trải nghiệm thế giới ảo chỉ với các thiết bị đơn giản.
Mặc dù khá thú vị, các trải nghiệm này cũng không thể nào trọn vẹn 100% như khi sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại.
Để truy cập Metaverse hoàn hảo nhất, bạn sẽ cần sự trợ giúp của các thiết bị VR. Hiện nay trên thị trường, các gã khổng lồ công nghệ đã cho ra mắt một vài thiết bị đeo VR tiên tiến.
Ví dụ như Facebook đã chào bán thiết bị đeo VR Oculus Quest 2 với các phần cứng độc lập. Hay Sony Playstation đến từ thương hiệu Sony. Cuối năm 2023, Meta cho ra mắt Meta Quest 3 phiên bản nâng cấp từ Quest 2 và là VR hoạt động độc lập. Dự kiến thời gian tới, sẽ có rất nhiều thiết bị đeo VR được ra mắt.
Có rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đã ứng dụng Metaverse phục vụ cho công việc. Hãy cùng khám phá nhanh những ứng dụng Metaverse đó là gì nhé.
Công ty game Unity cho ra mắt nền tảng Unity Miracast. Đặc điểm của nền tảng là phản chiếu các môn thể thao thành chế độ 3D trong thời gian ở thế giới thực.
Các máy ảnh sẽ chụp lại vận động viên để tạo ra một bản sao vận động ảo trên nền tảng. Sau đó, máy quay sẽ trực tiếp quay lại các hành động của vận động viên và chuyển đổi dưới dạng buổi đấu 3D.
Đây là một trong những ứng dụng đầu tiên của công nghệ AR trong thế giới thực. Ví dụ như tai nghe hỗn hợp của Microsoft giúp bác sĩ giao tiếp với nhau trong quá trình phẫu thuật dù ở khoảng cách xa.
Ngoài ra, ứng dụng Hololens được sử dụng để hiển thị hình ảnh 3D chỉ bằng lệnh thoại hoặc cử chỉ tay. Điều này rất tiện lợi cho bác sĩ trong quá trình phẫu thuật. Giúp bác sĩ truy cập thông tin người bệnh hoặc liên lạc với đồng nghiệp khi cần hỗ trợ.
Metaverse hỗ trợ cho việc đào tạo và giáo dục. Trong vũ trụ ảo, học sinh và giảng viên có thể trao đổi bài vở ở bất cứ đâu. Các bài giảng được truyền đạt một cách chân thật như trên trường, lớp.
Ngoài ra, công nghệ VR và AR cũng được NASA sử dụng trong công tác đào tạo. Phi hành gia Scott Kelly đã dùng Hololens để đào tạo ISS từ xa. Với ISS, một trạm vũ trụ quốc tế được mô phỏng trong không gian ảo. Giúp cho việc đào tạo các phi hành gia di chuyển và hoạt động trong môi trường không trọng lực.
Người dùng có thể sử dụng Metaverse để tạo các cuộc họp trực tuyến. Với công cụ thực tế ảo, bạn sẽ được trải nghiệm cuộc họp như một buổi họp thực thụ bên ngoài.
Tương tác 3D còn ứng dụng trong các lĩnh vực như du lịch, bất động sản,... Với thiết bị VR, người dùng sẽ tương tác trực tiếp với các hướng không gian hoặc địa điểm mà mình mong muốn.
Lĩnh vực nghệ thuật đón nhận rất nhiều buổi hòa nhạc ảo từ Metaverse. Trong đó có buổi hòa nhạc ảo của Ariana vào năm 2021 với gần 28 triệu người tham gia. Ariana xuất hiện với phiên bản ảo hoàn hảo từ ngoại hình đến giọng ca.
Điểm đặc biệt, thay vì chỉ ngồi nghe nhạc, người chơi còn được tham gia các trò chơi trong buổi nhạc ảo này.
Metaverse đưa quảng cáo lên tầm cao mới khi xuất hiện các biển quảng cáo ngoài trời (OOH) vào thế giới ảo. Cụ thể, các thương hiệu không chỉ mang OOH đến thế giới thực mà còn cả thế giới trong game. Điều này làm tăng khả năng tiếp cận với số lượng người dùng cực kỳ lớn.
Tiềm năng của dự án Metaverse là gì và tương lai sẽ ra sao? Khó có thể thể khẳng định chắc chắn sự thành công hay thất bại của dự án Metaverse trong tương lai.
Tuy nhiên, tiềm năng của Metaverse là điều khá chắc chắn khi lượng lớn gã khổng lồ công nghệ đều đổ vốn vào đây. Hơn thế nữa, sự đón nhận công nghệ mới của người dùng cho thấy một tiềm năng phát triển của vũ trụ ảo này.
Một vài dự án nổi bật của Metaverse là game 3D, mô phỏng trực quan hay ứng dụng AI, IoT cho quảng cáo sản phẩm. Để phát triển mạnh, các dự án Metaverse cũng phải đi kèm với thiết bị tương ứng.
Theo nghiên cứu của IDC, dự đoán năm 2025 các thiết bị thực tế ảo sẽ đạt 28.7 triệu. Đây là một con số cho thấy sự đón nhận không ngừng của người dùng với Metaverse.
Hiện tại Metaverse chỉ đang trong giai đoạn định hình. Quá trình hoàn thiện sẽ là một con đường tương đối dài. Tuy nhiên, không thể phủ định sức hấp dẫn và tiềm năng của vũ trụ ảo trong tương lai. Hứa hẹn mang đến những cơ hội mới cho cả người dùng và doanh nghiệp.
Không hoàn hảo 100%, Metaverse cũng tồn tại nhiều thách thức đáng ngại. Song song với sự phát triển của Metaverse, đâu đó vẫn tồn tại những nguy hiểm đi kèm. Một trong số đó có thể là:
Metaverse là một không gian to lớn hơn Internet. Do đó, việc kiểm soát và hạn chế tiêu cực là một thách thức to lớn cho các doanh nghiệp đầu tư vào Metaverse.
Metaverse là gì vẫn luôn là đề tài hấp dẫn và được nghiên cứu nhiều. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc xoay quanh Metaverse. Đừng quên theo dõi Điện Thoại Vui để đón đọc những thông tin công nghệ mới nhất nhé!
Bạn đang đọc bài viết Metaverse là gì? Ứng dụng của Metaverse là gì? tại chuyên mục Hỏi đáp trên website Điện Thoại Vui.
Mình là Thảo, Mình có niềm yêu thích đặc biệt với những gì liên quan đến công nghệ. Những thay đổi, xu hướng với về công nghệ luôn là điều làm mình hứng thú, khám phá và muốn cập nhật đến mọi người. Hy vọng rằng với vốn kiến thức trong hơn 4 năm viết về công nghệ, những chia sẻ của mình sẽ hữu ích cho bạn. Trao đổi với mình điều bạn quan tâm ở đây nhé.