TBW là gì? Ý nghĩa chỉ số TBW ổ cứng SDD là gì?

TBW là gì? Ý nghĩa chỉ số TBW ổ cứng SDD là gì?

huynh-thi-nhu-thuan
Huỳnh Thị Như Thuần
07/03/2025

TBW là gì và tầm quan trọng của TBW ổ cứng là gì? Đây là một trong những thuật ngữ không còn quá xa lạ với người thường xuyên sử dụng máy tính. Đặc biệt là có nhu cầu cao trong việc lưu trữ dữ liệu hay cải thiện hiệu suất thông qua ổ SSD. Vậy TBW là chỉ số gì? làm sao để chọn SSD có TBW phù hợp. Xem ngay nhé!

TBW là gì?

TBW là gì hay TBW là gì số gì? Là một trong những câu hỏi rất được người dùng công nghệ quan tâm. Đặc biệt là khi đang có ý định hoặc đã sử dụng ổ cứng SSD trong thời gian dài. Đây là một thuật ngữ viết tắt của cụm TBW (Total Bytes Written). Là một khái niệm đo lường dung lượng lưu trữ được nhà sản xuất xác định từ trước.

TBW là gì

Chỉ lượng dữ liệu tối đa có thể được ghi trên SSD xuyên suốt vòng đời của linh kiện. Khi đạt đến mức giới hạn này, ổ cứng SSD có thể bị hư hỏng và dường như không có khả năng ghi. Và nâng cấp ổ đĩa hoặc thay mới sẽ là việc cần làm nếu người dùng muốn duy trì hiệu suất thiết bị. 

Ý nghĩa chỉ số TBW ổ cứng SSD là gì?

Chỉ số TBW của SSD là gì và với nhiều phân loại làm sao để lựa chọn TBW trong ổ cứng SSD một cách phù hợp. Tùy vào các hãng phần mềm hoặc sản xuất phần cứng, quy ước sẽ được thay đổi ít nhiều. Nhưng về cơ bản, người dùng có thể so sánh một cách dễ dàng qua đơn vị lưu trữ phổ biến Terabyte (TB). 

Ý nghĩa chỉ số TBW ổ cứng SSD là gì

Thị trường hiện đang chia ra làm 2 phân loại chính, khi so sánh trên các tiêu chí sẽ có sự khác biệt như sau: 

Đặc điểm

TBW cao

TBW thấp

Tuổi thọ

Dài hơn

Ít hơn đáng kể

Độ bền

Cao hơn, chịu được nhiều chu kỳ ghi xóa hơn

Thấp hơn,  chịu được ít chu kỳ ghi xóa hơn

Độ tin cậy

Cao hơn

Thấp hơn dễ mất dữ liệu do các lỗi vật lý

Hiệu năng

Ổn định, Ít bị ảnh hưởng tốc độ

Có nguy cơ giảm theo thời gian

Giá thành

Cao hơn đáng kể do có công nghệ chip cao cấp

Rẻ hơn 

Đối tượng sử dụng

Người dùng chuyên nghiệp

Người dùng thông thường

TBW là đại diện cho tuổi thọ của ổ cứng SSD được đo lường trong điều kiện sử dụng lý tưởng. TBW của SSD càng cao thì độ bền và chu kỳ ghi xóa dữ liệu được sẽ càng tỷ lệ thuận. Nhưng trên thực tế con số này sẽ còn đi kèm nhiều ý nghĩa khác. Cùng tìm hiểu chi tiết nhé!

Ý nghĩa chỉ số TBW cao

Một ổ cứng SSD có chỉ số TBW cao sẽ mang đến những đặc điểm sau:

  • Độ bền vượt trội: Mỗi lần SSD ghi hoặc xóa dữ liệu, các ô nhớ sẽ bị hao mòn một chút. TBW cao sẽ đồng nghĩa với việc chu kỳ hoạt động này sẽ nhiều hơn. Từ đó, độ bền của linh kiện trước khi suy giảm hiệu suất hoặc hỏng hóc sẽ lớn hơn. 
  • Tuổi thọ dài lâu: TBW cao sẽ mang đến hiệu suất ổn định xuyên suốt quá trình sử dụng. Nhờ đó người dùng cũng sẽ không cần phải quá lo lắng về tần suất hư hỏng thường xuyên khi nhu cầu làm việc là liên tục.
  • Hiệu suất vượt trội: Nhờ có các công nghệ chip cao cấp, ổ SSD có TBW cao sẽ hạn chế được tình trạng hao mòn do lâu ngày sử dụng. Giảm thiểu gặp các rủi ro khi gặp lỗi tốc độ chậm, mất dữ liệu… Gây bất tiện đáng kể.
  • Đầu tư dài hạn: Mặc dù có mức giá thành cao hơn, nhưng khi xét về lâu dài. Hay hiệu quả công việc được duy trì. Việc sử dụng TBW cao sẽ được xem là một sự đầu tư thông minh và đúng đắn cho người dùng. 

Nếu bạn là người dùng chuyên nghiệp, cần phải đáp ứng các tác vụ nặng. Như chỉnh sửa video 4K/8K, thiết kế đồ họa, lập trình hay chạy máy ảo,... Hay các công việc thường xuyên ghi xóa dữ liệu với khối lượng lớn. Thì ổ SSD có TBW cao sẽ là một lựa chọn khá đúng đắn. Và nên đầu tư để tối ưu hóa năng suất làm việc của mình. 

Ý nghĩa chỉ số TBW thấp

Một ổ cứng SSD có chỉ số TBW thấp sẽ mang đến những đặc điểm sau:

  • Lựa chọn kinh tế: Với mức giá thành phải chăng, TBW được xem là một giải pháp tuyệt vời. Để cải thiện đáng kể hiệu năng máy tính, nhưng không cần phải đầu tư quá nhiều. Phù hợp với mức tài chính của nhiều đối tượng người dùng.
  • Hiểu năng vừa đủ: Mặc dù không thể so với hiệu suất của các ổ cứng có TBW cao hơn. Nhưng với sự nhanh chóng và mượt mà trong các các tác vụ cơ bản. Vẫn sẽ mang đến những trải nghiệm ấn  tượng cho người dùng. 
  • Đảm bảo về tính năng: Ngay cả khi lựa chọn ổ cứng có TBW thấp. Thiết bị vẫn sẽ được trang bị đầy đủ các tính năng tiên tiến của công nghệ SSD. Bao gồm tốc độ cao, khả năng truy cập dữ liệu nhanh chóng, và tính bảo mật tốt.
  • Phù hợp với đa người dùng: Không phải người dùng nào cũng sẽ có nhu cầu quá cao với độ bền của ổ cứng. Do đó, ổ SSD với TBW sẽ phù hợp với đa dạng đối tượng hơn. Là một bản dùng thử hấp dẫn trước khi có những quyết định đầu tư lớn hơn vào công nghệ SSD.

TBW thấp đôi khi không hẳn là một điểm yếu. Mà là một sự lựa chọn thông minh cho những người dùng có nhu cầu cơ bản. Hơn hết cân bằng được mức ngân sách bỏ ra cho một lần cải thiện hiệu năng máy của mình.

Tầm quan trọng của chỉ số TBW là gì?

Khi người dùng có nhu cầu mua ổ đĩa SSD, TBW SSD là điều cần được quan tâm. Là bởi vì đây là yếu tố để đánh giá chất lượng và độ bền mà linh kiện đang có. Nói cách khác, TBW sẽ cung cấp cho người dùng một thước đo về khả năng chịu đựng tối đa của ổ. Trước khi hiệu năng và độ tin cậy bị ảnh hưởng.

Tầm quan trọng của chỉ số TBW là gì

Đối với người dùng cá nhân, việc lựa chọn một ổ SSD với TBW phù hợp. Giúp đảm bảo trải nghiệm mượt mà và kéo dài tuổi thọ của hệ thống. Đặc biệt quan trọng khi làm việc với dữ liệu nhạy cảm hoặc yêu cầu sự ổn định cao.

Trong môi trường doanh nghiệp và trung tâm dữ liệu. TBW trở thành một tiêu chí không thể bỏ qua khi triển khai hệ thống lưu trữ. Đóng vai trò then chốt trong việc duy trì hoạt động liên tục. Giảm thiểu rủi ro mất mát thông tin và thời gian chết của hệ thống. 

Cách tính toán chỉ số TBW là gì?

TBW ổ cứng là gì không phải là một con số mà người dùng có thể tự tính toán được. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tham khảo qua công thức tổng quát như sau:

TBW = (Dung lượng ổ cứng) × (Chu kỳ ghi, xóa tối đa chip nhớ) × (Hệ số điều chỉnh)

Với hệ số điều chỉnh liên quan trực tiếp đến thuật toán điều khiển bộ nhớ và chuẩn kết nối của ổ cứng.

Người dùng có thể hình dung qua ví dụ:

Nếu một ổ cứng SSD 500GB sử dụng chip TLC. Với chu kỳ ghi xóa tối đa là 3000 và hệ số điều chỉnh là 0.8. Giá trị TBW hiện hữu sẽ được tính bằng:

TBW = 500GB × 3000 × 0.8 = 1200 (TB)

Vậy giới hạn của ổ cứng được ước tính là 1200TB trước khi không thể ghi dữ liệu được nữa. 

Cách kiểm tra chỉ số TBW của SSD

Thông thường, TBW của SSD là gì hay bao nhiêu sẽ được mô tả trực tiếp trong thông số SSD. Nhà sản xuất sẽ công bố trên bao bì hoặc đính kèm trên trang web chính thức của sản phẩm. Con số này có thể nằm trong khoảng từ 30 TBW cho đến vài ngàn. Nhưng sẽ thay đổi tùy thuộc theo mức độ sử dụng của người dùng.

Cách kiểm tra chỉ số TBW của SSD bằng phần mềm

Hiện nay, nhiều thương hiệu ổ cứng đã tiến hành phát triển và cung cấp phần mềm riêng biệt. Để giám sát tình trạng và hiệu năng của sản phẩm do chính mình sản xuất. Bao gồm cả thông tin về  chỉ số TBW. Chẳng hạn như:

  • Samsung Magician: Đây là phần mềm dành riêng cho các ổ cứng của nhà Samsung.
  • Intel Memory and Storage Tool: Đây là phần mềm dành riêng cho các ổ cứng của nhà Intel.
  • Kingston SSD Manager: Đây là phần mềm dành riêng cho các ổ cứng của Kingston sản xuất.
  • Crucial Storage Executive: Đây là phần mềm dành riêng cho các ổ cứng của thương hiệu Crucial.

Cách kiểm tra chỉ số TBW của SSD

Đây là một trong những phần mềm phổ biến và dễ sử dụng nhất để kiểm tra thông số TBW. Hay các thông tin khác liên quan đến ổ cứng. Thường có giao diện đơn giản và dễ sử dụng. Việc cài đặt cũng rất thuận lợi và không cần quá nhiều thủ thuật. Từ đó giúp người dùng linh hoạt hơn trong việc theo dõi tình trạng ổ SSD của mình.

Cách kiểm tra chỉ số TBW của SSD bằng công cụ CrystalDiskInfo

Crystal Disk Info là một trong những phần mềm được ưa chuộng để kiểm tra TBW còn lại. Bbởi tính tiện dụng vào thao tác vô cùng dễ dàng. Hoạt động trên cơ chế giám sát tốc độ đọc, ghi dữ liệu cùng với các thông số S.M.A.R.T, tỉ lệ lỗi dữ liệu… Thực hiện ngay trong thời gian thực.

Bước 1: Đầu tiên bạn cần vào đường dẫn https://crystalmark.info/en/download/. Và cài đặt phần mềm theo cách thủ công về máy.

Cách kiểm tra chỉ số TBW của SSD bằng công cụ CrystalDiskInfo

Bước 2: Sau khi thiết lập phần mềm thành công, bạn tiến hành khởi chạy. Khi đó, giao diện sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về ổ cứng. Chẳng hạn như Tên ổ cứng, dung lượng, nhiệt độ,... 

Thông số bạn cần lưu ý là Total Host Writes (dung lượng đã được ghi trên ổ cứng). Để xem số TBW mà ổ cứng SSD của bạn đã ghi qua. Sau đó so sánh với TBW của ổ SSD trên trang web của nhà sản xuất. 

Cách kiểm tra chỉ số TBW của SSD bằng công cụ CrystalDiskInfo nhanh

Nếu số Total Host Writes nhỏ hơn đáng kể so với thông số gốc. SSD còn rất mới và tuổi thọ vẫn sẽ còn dài. Nhưng nếu số này bằng hoặc lớn hơn nhiều. Điều đó có nghĩa là bạn đã ghi vượt quá giới hạn mà nhà sản xuất khuyến nghị. Hiệu suất linh kiện sẽ giảm và nguy cơ hỏng hóc cũng cao hơn. 

Cách kiểm tra chỉ số TBW của SSD bằng truy vấn hệ điều hành

Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra TBW còn lại của SSD trực tiếp bằng truy vấn của hệ điều hành. Cụ thể với WIndows bạn sẽ thao tác như sau: 

Bước 1: Đầu tiên bạn cần mở cửa sổ Command Prompt với quyền Administrator. Thông qua việc nhập cmd trên thanh menu.

Cách kiểm tra chỉ số TBW của SSD bằng truy vấn hệ điều hành

Bước 2: Trong giao diện, bạn hãy nhập dòng lệnh wmic diskdrive get model,size,status. Và nhấn Enter để hệ thống bắt đầu chạy.

Dùng CMD

Bạn tìm và ghi nhớ mã model của thẻ nhớ SSD.

Bạn tìm và ghi nhớ mã model của thẻ nhớ SSD

Bước 3: Gõ tiếp tục lệnh smartctl -A /dev/sdX (với X là model của ổ cứng vừa lưu) và tiếp tục nhấn Enter. Khi đó, thông số Total_LBAs_Written trong kết quả sẽ chính là TBW của ổ cứng.

Dùng lệnh

Lưu ý: Không phải tất cả các ổ SSD đều hỗ trợ công nghệ S.M.A.R.T. Do đó, nếu không thể kiểm tra chỉ số TBW là gì hay bao nhiêu. Thì cũng đừng quá lo lắng mà hãy chuyển sang cách cách khác nhé!

Cách phân biệt thông số TBW và DWPD của ổ cứng SSD

DWPD (Drive Writes Per Day) cũng là một trong những khái niệm thường được nhắc đến. Mặc dù có vẻ giống nhau nhưng về bản chất TBW và DWPD hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:

Đặc điểm

TBW

DWPD

Đơn vị đo lường 

Terabyte

Lần 

Định nghĩa

Lượng dữ liệu mà SSD có thể ghi trước khi các ô nhớ bị hao mòn.

Số lần mà ổ SSD có thể được ghi đầy mỗi ngày trong thời gian bảo hành cho phép của nhà sản xuất.



Mục đích 

Đo lường tổng dung lượng dữ liệu có thể ghi vào ổ trong suốt vòng đời của nó.

Đo lường tổng số lần dữ liệu có thể ghi vào ổ mỗi ngày trong thời gian bảo hành của nhà sản xuất để đảm bảo không hao mòn quá nhanh.

Ý nghĩa 

Chỉ số càng cao thì độ bền và tuổi thọ ổ cứng SSD càng cao.

Chỉ số càng cao thì ổ cứng SSD có thể chịu được nhiều lần ghi mỗi ngày hơn.

Hạn chế

Chỉ thể hiện tổng lượng dữ liệu ghi được. Không thể kiểm soát tốc độ hay mức độ ghi trung bình hàng ngày. 

Chỉ đề cập chủ yếu đến thời gian bảo hành của nhà sản xuất. Không phản ánh độ bền của linh kiện. 

2 thông số sẽ liên hệ mật thiết với nhau qua công thức:

DWPD = TBW / (365 * Số năm bảo hành * Dung lượng terabytes)

Người dùng sẽ thường thấy TBW trên SSD phổ thông nhiều hơn. Còn DWPD thường sẽ xuất hiện trên những chiếc SSD dành cho doanh nghiệp.

TBW ảnh hưởng đến tuổi thọ của SSD như thế nào?

Chỉ số TBW về cơ bản sẽ mang ý nghĩa chỉ tổng số lượng dữ liệu. Mà một ổ đĩa có thể ghi vào trước khi đạt đến giới hạn. Quá trình ổ đĩa SSD ghi thông tin vào các block bộ nhớ flash. Điện năng được sử dụng để xóa và ghi lại dữ liệu trong các block này. Từ đó sẽ làm giảm tuổi thọ của ổ đĩa theo thời gian.

TBW ảnh hưởng đến tuổi thọ của SSD như thế nào

Do đó, TBW cao đồng nghĩa với việc ổ SSD có thể ghi được nhiều dữ liệu hơn trước. Ngược lại, TBW thấp có nghĩa là ổ SSD sẽ nhanh chóng đạt đến giới hạn ghi. Tiềm ẩn nguy cơ giảm hiệu suất và tuổi thọ ngắn hơn.

Yếu tố ảnh hưởng đến TBW của ổ cứng SSD

TBW là một thông số kỹ thuật được tính toán từ trước bởi nhà sản xuất ổ SSD. Dựa trên các thử nghiệm nghiêm ngặt với chip nhớ flash NAND được sử dụng trong ổ. Phụ thuộc chủ yếu bởi nhiều yếu tố khác nhau.

Loại chip nhớ flash sử dụng trong ổ SSD

Chip nhớ Flash NAND là thành phần cốt lõi của ổ cứng SSD. Được hình thành từ nhiều ô nhớ (cell), nơi đảm nhận nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu một cách điện tử. Mỗi loại chip NAND sẽ sở hữu một cấu trúc ô nhớ khác nhau. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị độ bền và số chu kỳ ghi xóa. Hay cũng chính là TBW trên SSD.

  • SLC (Single-Level Cell): Lưu 1 bit dữ liệu/ô nhớ. Có độ bền cao nhất, giá thành cao nhất, thường dùng cho các ổ SSD chuyên dụng.
  • MLC (Multi-Level Cell): Lưu 2 bit dữ liệu/ô nhớ. Độ bền khá, giá thành cũng rất cao, thường dùng cho các ổ SSD hiệu năng cao.
  • TLC (Triple-Level Cell): Lưu 3 bit dữ liệu/ô nhớ. Độ bền trung bình, giá thành hợp lý, là phân loại phổ biến nhất trên thị trường.
  • QLC (Quad-Level Cell): Lưu 4 bit dữ liệu/ô nhớ. Độ bền thấp nhất, giá thành siêu rẻ, thường dùng cho các ổ SSD có chi phí thấp hoặc ổ lưu trữ lớn.

Có thể thấy, các ổ SSD sử dụng chip nhớ có độ bền cao hơn thường có TBW cao hơn. Và ngược lại,nếu thấp hơn, giá trị TBW cũng sẽ giảm đi. 

Công nghệ bộ nhớ flash

Các công nghệ quản lý bộ nhớ được tích hợp trong quá trình sản xuất ổ cứng SSD. Cũng sẽ tác động đến độ hao mòn và tối ưu hóa linh kiện trong quá trình sử dụng. Từ đó kéo dài tuổi thọ của ổ SSD một cách đáng kể. Một số công nghệ thường được nhắc đến: 

  • Wear Leveling (Cân bằng hao mòn): Đây là công nghệ giúp phân bổ đều các thao tác dữ liệu lên tất cả các ô nhớ. Hạn chế tình trạng tập trung duy nhất vào một số ô nhớ, gây hao mòn nhanh hơn. 
  • Garbage Collection (Thu gom rác): Đây là công nghệ hoạt động dựa trên cơ chế lọc các dữ liệu không còn hợp lệ. Giải phóng không gian sử dụng một cách đáng kể. Và chuẩn bị trạng thái tốt nhất để việc ghi dữ liệu mới được diễn ra. 
  • Over-provisioning (Dự phòng): Đây là công nghệ tự động bật trong tình huống ô nhớ đang hoạt động có dấu hiệu bị hao mòn, giảm hiệu năng. Thông qua việc dự trữ một phần dung lượng để làm vùng không hiển thị.

Ngoài ra còn có các công nghệ bộ nhớ khác như TRIM, DRAM cache… Ảnh hưởng đến việc tăng hay giảm TBW của ổ cứng mà người dùng có thể lưu ý!

Dung lượng ổ cứng SSD

Dung lượng của ổ SSD cũng có mối liên hệ mật thiết với TBW của linh kiện. Thông thường nếu mức dung lượng càng lớn thì khi thiết kế TBW cũng sẽ cao hơn. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ không đúng tuyệt đối trong mọi trường hợp. Vẫn còn có các yếu tố khác như loại chip, công nghệ quản lý bộ nhớ, chủ ý của nhà sản xuất. Gây ảnh hưởng đến TBW. 

Cách sử dụng ổ cứng SSD

Không riêng gì ổ cứng, mà với mọi linh kiện công nghệ. Thói quen sử dụng sẽ luôn là yếu tố quan trọng bậc nhất nếu như người dùng muốn kéo dài tuổi thọ của thiết bị. 

Cách sử dụng ổ cứng SSD

Nếu các thao tác của bạn đều đòi hỏi ghi xóa dữ liệu liên tục. Chẳng hạn như chỉnh sửa video, thiết kế đồ họa, hoặc chơi các tựa game hạng nặng… Thì đương nhiên, TBW sẽ giảm nhanh hơn so với việc chỉ duyệt web hoặc soạn thảo văn bản. 

Mẹo kéo cải thiện chỉ số TBW để kéo dài tuổi thọ SSD

Nếu như bạn đã biết được chỉ số TBW là gì và tầm quan trọng của chỉ số này trong SSD. Dưới đây là một số mẹo hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay hôm nay để cải thiện chỉ số. Và tuổi thọ linh kiện trên thiết bị của mình. 

Hạn chế ghi hoặc xóa dữ liệu thường xuyên

Đầu tiên là phải kể đến việc thay đổi thói quen ghi và xóa dữ liệu. Người dùng nên hạn chế việc ghi hoặc xóa dữ liệu không cần thiết một cách thường xuyên. Thông qua các hành động nhỏ sau: 

  • Tắt các tính năng tự động trên thiết bị hay được thiết lập sẵn trong mỗi lần cập nhật hệ điều hành. 
  • Không sử dụng SSD cho các thao tác đòi hỏi ghi dữ liệu liên tục như render video, chạy máy ảo, hay download torrent. 
  • Chỉ cài đặt các phần mềm thật sự cần thiết, xóa bớt những ứng dụng chiếm dung lượng nhưng không động đến.
  • Ưu tiên backup dữ liệu có dung lượng khủng vào ổ HĐ hoặc ổ cứng ngoài để giảm áp lực cho SSD. 
  • Không nên dùng ổ SSD với mục đích chuyên dụng cho việc  lưu trữ các dữ liệu ít khi truy cập. 
  • Không trực tiếp ghi đè dữ liệu mới lên dữ liệu cũ, hãy xóa hoàn toàn file cũ và thêm file mới ngay sau đó.
  • Nên giữ ổ trống ít nhất 20% để SSD có không gian ghi xóa hiệu quả nhất, tránh tình trạng quá tải.

Mẹo kéo cải thiện chỉ số TBW để kéo dài tuổi thọ SSD

Việc giảm thiểu các thao tác ghi xóa không cần thiết có thể giúp bạn nâng cao chỉ số TBW và tận dụng ổ SSD một cách hiệu quả nhất. Ghi lại để áp dụng ngay nhé!

Tối ưu hóa hiệu suất SSD bằng phần mềm TRIM

TRIM là một lệnh đặc biệt được phát từ hệ điều hành thiết bị đến bộ điều khiển SSD. Với mục đích thông báo chính xác các khối dữ liệu không còn sử dụng. Và được phép xóa đi để làm giảm đáng kể thời gian cần thiết để ghi dữ liệu mới. Từ đó duy trì hiệu năng ổn định và kéo dài tuổi thọ của ổ cứng bắt đầu đầy sau một thời gian dài sử dụng.

Tối ưu hóa hiệu suất SSD bằng phần mềm TRIM

Hầu hết các hệ điều hành ngày nay từ Windows 7, macOS 10.6.8, Linux kernel 2.6.33 trở lên. Đều đang hỗ trợ TRIM một cách mặc định mà không làm gián đoạn các hoạt động hiện tại của người dùng. 

Lựa chọn ổ cứng SSD có dung lượng phù hợp

Như đã đề cập, việc chọn một ổ SSD có dung lượng phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa TBW và kéo dài tuổi thọ của SSD. 

Nếu người dùng chọn ổ SSD quá lớn so với nhu cầu thực tế, dung lượng có thể sẽ không được tận dụng tối ưu. Ngược lại, nếu chọn ổ SSD quá nhỏ, tình trạng bị quá tải sẽ nhanh chóng xuất hiện. Kéo theo vấn đề giảm hiệu suất, đồng thời cũng làm giảm tuổi thọ của ổ.

Lựa chọn ổ cứng SSD có dung lượng phù hợp

Chính vì lý do đó, quan trọng nhất là bạn nên cân đối giữa dung lượng ổ SSD với nhu cầu thực tế cần được đáp ứng. Điều này sẽ không những tận dụng tốt nhất tiềm năng của ổ. Mà còn tối ưu hóa chi phí đầu tư cho bạn vào việc nâng cấp đồ công nghệ. 

Bảo quản SSD ở môi trường thoáng mát, tránh va đập

Nhiệt độ cao và độ ẩm cao là những kẻ thù chính của các thiết bị điện tử, và ổ SSD cũng không ngoại lệ. Bởi trong môi trường này, khả năng linh kiện bị ăn mòn và xuống cấp sẽ tăng lên đáng kể. Từ đó, số chu kỳ ghi xóa hay còn gọi là chỉ số TBW cũng sẽ bị ảnh hưởng. Không còn được như thông số ban đầu nhà sản xuất công bố.

Bảo quản SSD ở môi trường thoáng mát

Để không xảy ra các tình huống không mong muốn trên. Việc bảo quản ổ SSD ở môi trường thoáng mát và tránh va đập là những biện pháp đơn giản nhưng vô cùng cần thiết. Cụ thể bạn nên tránh ánh nắng trực tiếp và nguồn nhiệt. Đồng thời, đi kèm các biện pháp chống sốc và chống rung để hạn chế tác động vật lý lên ổ cứng.

Nên chọn ổ cứng SSD có TBW bao nhiêu là tốt nhất?

Đi kèm với các khái niệm TBW của SSD là gì, nên chọn ổ cứng SSD có TBW là bao nhiêu cũng rất được quan tâm. Bởi trên thực tế, không có con số nào được khẳng định là tốt nhất hay duy nhất. Chỉ có phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của người dùng mới là yếu tố quan trọng hơn cả. 

  • Người dùng thông thường:  Nếu chỉ sử dụng ổ đĩa cho việc giải trí và lưu trữ các tập tin nhỏ. Thì một ổ đĩa với TBW khoảng 150TB - 300TB sẽ là đủ dùng cho các tác vụ cơ bản hàng ngày.
  • Người dùng chuyên nghiệp: Nếu sử dụng ổ đĩa SSD để làm việc, như làm việc từ xa. Hay làm các công việc đòi hỏi nhiều tài nguyên máy tính. Thì ổ đĩa có TBW từ 500TB - 1000TB sẽ là lựa chọn tốt nhất để hạn chế các rủi ro và lỗi thường thấy.
  • Game thủ: Đây là các tác vụ không chỉ đòi hỏi nhiều bộ nhớ để lưu trữ nhiều dữ liệu chạy nền. Mà còn hỗ trợ duy trì trải nghiệm chơi game mượt mà, ổn định và kéo dài. Do đó, ổ cứng có TBW từ 300TB - 800TB sẽ là một lựa chọn hợp lý cân bằng giữa giá cả và hiệu năng.
  • Doanh nghiệp: Để tối ưu hóa cho môi trường doanh nghiệp, bảo mật dữ liệu và quản lý nhân viên dễ dàng hơn. Doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì càng nên chú trọng vào thông số TBW cho máy chủ.

Nên chọn ổ cứng SSD có TBW bao nhiêu là tốt nhất

Ngoài ra, hãy tham khảo thêm giá cả, dung lượng và các thông số khác để có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất.

Câu hỏi thường gặp về chỉ số TBW là gì?

Sau khi giải đáp những thông tin liên quan đến TBW của SSD là gì. Dưới đây là một số vấn đề được quan tâm mà Điện Thoại Vui tổng hợp được. 

Điều gì xảy ra khi ổ cứng SSD ghi quá mức TBW của nó?

Khi ổ cứng SSD ghi quá mức TBW, ổ sẽ không hỏng ngay lập tức. Tuy nhiên, khi đó các ô nhớ trong ổ đĩa đã được sử dụng đầy và không thể tiếp tục ghi thêm dữ liệu vào nữa. Và người dùng có thể gặp các vấn đề sau: Tốc độ ghi giảm, thời gian phản hồi chậm, tăng tần suất lỗi, nguy cơ mất dữ liệu. Và sẽ cần phải thay thế nó để tiếp tục sử dụng.

Chọn mua ổ cứng SSD chỉ cần xem chỉ số TBW có đúng không?

Không, việc chỉ xem chỉ số TBW khi mua ổ cứng SSD là chưa đủ. Một ổ cứng tối ưu sẽ cần đảm bảo nhiều yếu tố hơn thế. Từ tốc độ đọc ghi, loại chip nhớ, loại giao tiếp, công nghệ quản lý bộ nhớ. Đến cả thời gian bảo hành, giá cả và nhu cầu sử dụng của người dùng đưa ra.

TBW càng cao càng tốt có đúng không?

Điều này không hẳn là chính xác. Vì thông số quá cao và chênh lệch so với nhu cầu sử dụng thực tế đôi khi sẽ gây lãng phí. Trong khi không thể tận dụng tối đa khả năng hoạt động mà thiết bị có thể. Do đó, nên chọn ổ cứng có chỉ số TBW phù hợp với khối lượng công việc. Và thời gian sử dụng dự kiến là tốt nhất.

Cách kiểm tra lượng dữ liệu đã ghi vào ổ SSD là gì?

Nếu như bạn đang có nhu cầu muốn kiểm tra lượng dữ liệu TBW của SSD là gì hay bao nhiêu. Bạn có thể sử dụng các phần mềm riêng biệt do thương hiệu phân phối ổ cứng sản xuất để theo dõi. Hoặc đơn giản hơn là tải các phần mềm bên thứ 3 hoàn toàn miễn phí. Như CrystalDiskInfo để xem tình trạng cụ thể trên SSD của mình. 

Nếu ổ SSD bị hỏng trước khi đến hạn TBW thì có được bảo hành không?

Hầu hết các thương hiệu linh kiện SSD trên thị trường hiện nay đều có thời gian hậu mãi. Dao động trong khoảng từ 3 đến 5 năm. Tuy nhiên chế độ bảo hành có được áp dụng trước khi đến hạn TBW hay không. Sẽ còn tùy thuộc vào chính sách và điều kiện bảo hành. Mà nhà sản xuất giao ước từ trước với người dùng.

Có nên sử dụng ổ SSD cho laptop không?

Chắc chắn là có. Khi so sánh với HDD truyền thống, SSD sẽ giúp laptop khởi động nhanh hơn, load nhanh hơn. Và các tác vụ hàng ngày cũng mượt mà hơn. Dù giá thành được nhận xét là cao hơn. Nhưng những lợi ích về hiệu năng, độ bền mang lại cho người dùng. Ổ cứng SSD vãn là một chọn lý tưởng để nâng cao trải nghiệm sử dụng laptop.

Kết luận

Bài viết vừa tổng hợp những thông tin liên quan đến TBW là gì cùng tầm quan trọng của chỉ số TBW trong ổ SSD. Hy vọng với những mẹo và kinh nghiệm được truyền tải trên. Sẽ cho bạn một trải nghiệm sử dụng tuyệt vời trên chiếc máy tính của mình. Nếu thấy hay và thú vị, đừng quên chia sẻ cho Điện Thoại Vui nhé!

Bạn đang đọc bài viết TBW là gì? Ý nghĩa chỉ số TBW ổ cứng SDD là gì? tại chuyên mục Hỏi đáp trên website Điện Thoại Vui.

avatar-Huỳnh Thị Như Thuần
QTV

Mình là Như Thuần, hiện đang là Content Creator tại Điện Thoại Vui. Với niềm đam mê viết lách hy vọng rằng mình có thể mang đến cho các bạn những thông tin và kiến thức hữu ích về lĩnh vực công nghệ, điện tử.

Hỏi và đáp
hello
HỆ THỐNG CỬA HÀNG
dtv

- Gọi tư vấn sửa chữa: 1800.2064

- Gọi góp ý - khiếu nại: 1800.2063

- Hoạt động: 08:00 – 21:00 các ngày trong tuần

Kết nối với Điện Thoại Vui
    facebookinstagramyoutubetiktokzalo
Website thành viên
  • Hệ thống bán lẻ di động toàn quốc.

    cellphones
  • Kênh thông tin giải trí công nghệ cho giới trẻ.

    schannel
  • Trang thông tin công nghệ mới nhất.

    sforum

Bản quyền 2022 – © Công ty TNHH Dịch vụ sửa chữa Điện Thoại Vui – MST: 0316179378 – GPDKKD: 0316179378 do sở KH & ĐT TP.HCM cấp ngày 05/03/2020
Địa chỉ văn phòng: 30B, Hồ Hảo Hớn, phường Cô Giang, quận 1, TP Hồ Chí Minh – Điện thoại: 1800.2064 – Email: cskh@dienthoaivui.com.vn – Chịu trách nhiệm nội dung: Bùi Văn Định.
Quý khách có nhu cầu sửa chữa vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp các trung tâm Điện Thoại Vui
dtvDMCA.com Protection Status
Danh mục
Cửa hàngĐặt lịch sửa
Đăng nhập
Xem thêm