Hàm SUMIF trong Excel: Công thức, cách dùng và ví dụ cụ thể
Hàm SUMIF trong Excel là công cụ tuyệt vời giúp bạn tính tổng các giá trị dựa trên điều kiện cụ thể mà không cần thao tác thủ công phức tạp. Bài viết này sẽ đồng hành cùng bạn khám phá hàm SUMIF, từ các công thức cơ bản đến cách ứng dụng nâng cao. Hãy đồng hành cùng Điện Thoại Vui để nắm vững hàm này nhé!
Trong Excel, hàm SUMIF cho phép bạn cộng các giá trị trong vùng ô xác định theo tiêu chí bạn đặt ra, giúp xử lý lượng dữ liệu lớn nhanh chóng và chính xác. Hàm này cực kỳ hữu ích trong các ngành như tài chính, quản lý hàng tồn kho hoặc phân tích số liệu.
Tuy nhiên, cần lưu ý: SUMIF chỉ hỗ trợ một điều kiện duy nhất. Nếu bạn cần tính tổng với nhiều điều kiện, bạn sẽ cần đến hàm SUMIFS, mà mình sẽ so sánh chi tiết ở phần sau.
Bạn có biết tách chữ trong excel? Đây là bài viết hướng dẫn chi tiết nhất, đừng bỏ lỡ!
Công thức của hàm SUMIF trong Excel rất đơn giản như sau:
=SUMIF(range, criteria, [sum_range])
Trong đó:
Hàm SUMIF hoạt động bằng cách duyệt qua vùng range để tìm các ô đáp ứng tiêu chí criteria, sau đó cộng tất cả giá trị tương ứng từ vùng sum_range.
XEM THÊM: Hàm LEFT trong Excel và cách vận dụng cụ thể.
Hãy cùng đi sâu vào các tình huống thực tế để bạn thấy sức mạnh của hàm SUMIF nhé!
Thực tế, SUMIF chỉ xử lý một tiêu chí. Để tổng hợp theo nhiều điều kiện, ví dụ số lượng > 200 và sản phẩm là “Táo”, thì bạn nên dùng hàm SUMIFS.
Công thức SUMIFS như sau:
=SUMIFS(C1:C10, A1:A10, '>200', B1:B10, 'Táo')
Trong đó:
Dù vậy, nếu bạn vẫn cố chấp muốn dùng SUMIF cho nhiều điều kiện, có thể kết hợp với mảng hoặc hàm phụ, nhưng cách này phức tạp và ít hiệu quả. Tốt nhất là dùng SUMIFS để tiết kiệm thời gian!
Bạn muốn tính tổng trên nhiều sheet? SUMIF không hỗ trợ trực tiếp, nhưng đừng lo, có cách lách luật cực đơn giản! Bạn chỉ cần áp dụng SUMIF cho từng sheet riêng, rồi cộng kết quả lại với nhau.
Giả sử bạn lưu doanh thu của mỗi cửa hàng lên những sheet riêng biệt (ví dụ: Store1, Store2, Store3…). Khi cần cộng tổng các đơn hàng có giá trị trên 500, bạn không cần phải mở từng sheet và làm thủ công. Thay vào đó, hãy sử dụng sự kết hợp giữa hàm SUMIF và SUM để tự động tính tổng nhanh chóng. Ví dụ, bạn có thể dùng công thức sau:
=SUM(SUMIF(Store1!A2:A5, '>500', Store1!B2:B5), SUMIF(Store2!A2:A5, '>500', Store2!B2:B5), SUMIF(Store3!A2:A5, '>500', Store3!B2:B5))
Với công thức này, Excel sẽ tự động chọn các giá trị tại cột A có giá trị >500 và cộng những số tương ứng trong cột B trên mỗi sheet. Nếu số sheet quá nhiều, bạn có thể dùng hàm INDIRECT hoặc VBA để tự động hóa, nhưng cách trên là dễ nhất cho người mới bắt đầu!
Để tính tổng theo tháng, bạn cần “chơi chiêu” một chút vì SUMIF không trực tiếp nhận diện tháng. Cách phổ biến là dùng cột phụ để biến dữ liệu ngày tháng thành điều kiện phù hợp.
Giả sử bạn có bảng dữ liệu và bạn cần tính tổng doanh thu trong tháng 2 (tháng 2/2025). Cách bước thực hiện như sau:
Bước 1: Thêm một cột phụ mới và đặt tên cho cột này là 'Tháng'.
Bước 2: Trong cột C, nhập công thức: =MONTH(A2) để trích số tháng từ ngày trong cột A ra.
Bước 3: Trong ô tính tổng doanh thu trong tháng 2 nhập công thức =SUMIF(C2:C11,2,B2:B11) là ra kết quả.
Cách thực hiện này đơn giản nhất, rất phù hợp cho người mới sử dụng Excel hoặc trong trường hợp bạn muốn công thức rõ ràng, dễ nhìn và dễ kiểm tra.
Nhờ hàm SUMIF, việc tính tổng theo ngày trở nên nhanh chóng và thuận tiện. Bạn chỉ cần thiết lập điều kiện bằng cách chọn một ngày cụ thể.
Ví dụ: Tính tổng B1:B10 nếu A1:A10 là ngày 1/1/2023:
=SUMIF(A1:A10,'1/1/2023', B1:B10)
Lưu ý rằng định dạng ngày phải khớp với Excel (thường là mm/dd/yyyy hoặc dd/mm/yyyy tùy cài đặt). Nếu kết quả không trùng khớp, hãy sử dụng hàm DATE để đồng bộ định dạng ngày tháng.
SUMIF càng mạnh mẽ hơn khi kết hợp với các hàm khác. Cùng xem nhé!
Sự kết hợp giữa SUMIF và VLOOKUP là một kỹ thuật mạnh mẽ, cho phép bạn tính tổng các giá trị dựa trên điều kiện được tra cứu từ một bảng tham chiếu. Đây là ví dụ minh họa chi tiết:
Giả sử bạn có hai bảng dữ liệu như sau và bạn cần tính tổng doanh thu tương ứng với họ và tên của nhân viên.
Trong trường hợp này, chúng ta cần hàm VLOOKUP để tra cứu mã nhân viên từ họ và tên, sau đó dùng SUMIF để tính tổng doanh thu dựa trên mã nhân viên đó. Công thức cụ thể như sau:
=SUMIF(D:D,VLOOKUP(A8,A2:B5,2,FALSE),E:E)
Trong đó:
Khi áp dụng vào bảng tính chúng ta có kết quả như trong ảnh sau:
Cách làm này đặc biệt hiệu quả khi bạn cần tính tổng doanh thu theo từng nhân viên, sản phẩm hoặc mã hàng, nhất là khi dữ liệu được phân bổ ở nhiều bảng khác nhau.
Dưới đây là ví dụ cụ thể minh họa cách kết hợp sử dụng hai hàm SUBTOTAL và SUMIF:
Giả sử bạn có tập dữ liệu về các cầu thủ bóng rổ và bạn cần tính tổng điểm các Guard trong dữ liệu thuộc West đã lọc ra.
Sau đây là các bước thực hiện:
Bước 1: Lọc dữ liệu để chỉ hiển thị West. Để lọc dữ liệu, chúng ta sẽ sử dụng tính năng Filter trong Excel. Sau đó chỉ bấm chọn West, bảng dữ liệu sẽ chỉ hiển thị các hàng có giá trị West.
Bước 2: Tại đây nếu chúng ta sử dụng hàm SUMIF để tính tổng điểm các Guard thì hàm này sẽ trả về tổng điểm của các Guard trong dữ liệu gốc. Tức là tính luôn cả các ô đã ẩn (không thuộc West).
Bước 3: Do vậy, để tính tổng chỉ trên các hàng hiển thị sau khi lọc và thỏa mãn điều kiện Guard, chúng ta sẽ sử dụng công thức kết hợp SUMPRODUCT và SUBTOTAL. Công thức cụ thể như sau:
=SUMPRODUCT(SUBTOTAL(109,OFFSET(C2,ROW(C2:C11)-ROW(C2),,1)),--(B2:B11='Guard'))
Công thức trả về 85, tức là tổng điểm của các cầu thủ Guard trong dữ liệu đã lọc (West): 12 + 28 + 30 + 15 = 85.
Sự kết hợp giữa hàm SUMPRODUCT và SUBTOTAL là một giải pháp mạnh mẽ để tính tổng có điều kiện trên dữ liệu đã lọc, khắc phục hạn chế của SUMIF khi làm việc với bộ lọc.
Mặc dù SUMIF được đánh giá rất hiệu quả, bạn vẫn có thể gặp phải một số lỗi không lường trước khi sử dụng hàm này. Những sai sót này thường liên quan đến cú pháp hoặc cách xử lý dữ liệu của người dùng. Phần dưới đây sẽ liệt kê các tình huống hay gặp, giải thích nguyên nhân và hướng dẫn cách khắc phục từng bước:
Trong trường hợp SUMIF trả về 0 bất thường, thường do hai nguyên nhân chính sau đây:
Để khắc phục lỗi này rất đơn giản, bạn chỉ cần làm theo 2 bước sau:
Bước 1: Kiểm tra kỹ sum_range để đảm bảo nó bao gồm đúng các ô chứa giá trị số cần tính.
Bước 2: Kiểm tra định dạng dữ liệu trong sum_range bằng cách xác minh các ô có chứa số thực sự hay không. Chọn cột cần sửa, vào tab Data, chọn Text to Columns, sau đó nhấn Finish để chuyển đổi toàn bộ dữ liệu sang định dạng số.
Bằng cách áp dụng các bước này, bạn có thể nhanh chóng giải quyết vấn đề và đảm bảo hàm SUMIF hoạt động hiệu quả.
Gợi ý bạn cách sử dụng hàm and trong excel chi tiết kèm ví dụ minh họa. Xem ngay!
Lỗi hàm SUMIF trả về giá trị #N/A là một vấn đề thường gặp khi sử dụng hàm này trong Excel. Nguyên nhân xuất hiện giá trị #N/A trong range hoặc sum_range thường do nhập sai dữ liệu hoặc sai hàm tham chiếu như VLOOKUP.
Để sửa lỗi này một cách dễ dàng, bạn có thể thực hiện qua 2 cách sau:
Cách 1: Sử dụng hàm IFERROR để thay thế giá trị #N/A bằng 0. Tạo một cột phụ sử dụng công thức =IFERROR(C2, 0), sau đó sử dụng cột này làm phạm vi sum_range để tránh lỗi.
Cách 2: Nếu dữ liệu ít, bạn có thể tìm và thay thế thủ công #N/A bằng 0 trực tiếp trong bảng.
Bằng cách thực hiện theo hướng dẫn này, bạn sẽ giải quyết lỗi hiệu quả và chắc chắn nhận được kết quả chính xác từ hàm SUMIF.
Lỗi #VALUE trong hàm SUMIF thường xảy ra khi phạm vi điều kiện (range) và phạm vi tính tổng (sum_range) có kích thước không khớp. Điều này xảy ra vì Excel yêu cầu hai vùng này phải có số hàng bằng nhau; ví dụ, nếu range có 9 hàng nhưng sum_range có 14 hàng, lỗi sẽ được báo ngay lập tức.
Để khắc phục, bạn cần điều chỉnh để cả hai phạm vi khớp nhau về số hàng, ví dụ nếu range là A2:A8 thì sum_range phải tương ứng là C2:C8 thay vì C2:C11 hay các khoảng không đồng bộ khác.
Đồng thời, hãy kiểm tra kỹ công thức bằng cách nhập lại thủ công hoặc dùng chuột quét chọn trực tiếp trên Excel để tránh nhầm lẫn khi xác định vùng dữ liệu. Việc này giúp đảm bảo hàm SUMIF hoạt động trơn tru, trả về kết quả chính xác và loại bỏ hoàn toàn thông báo lỗi, từ đó tối ưu hóa quá trình xử lý số liệu của bạn.
Khi sử dụng hàm SUMIF trong Excel, cần lưu ý một số yếu tố quan trọng để đảm bảo công thức vận hành đúng như mong đợi:
Ngoài ra, cần lưu ý rằng hàm SUMIF chỉ hoạt động tốt khi công thức đơn giản. Việc kết hợp quá nhiều thao tác xử lý dữ liệu trong một công thức SUMIF có thể làm tăng nguy cơ sai sót và gây khó khăn khi sửa lỗi.
Trong quá trình sử dụng hàm SUMIF, người dùng thường băn khoăn về cách triển khai và những giới hạn tiềm ẩn mà hàm này có thể mang lại. Dưới đây là các câu hỏi phổ biến nhất, giúp bạn giải đáp chi tiết từng trường hợp cụ thể để tối ưu hiệu quả công việc:
Một trong những nhầm lẫn thường gặp là không phân biệt được phạm vi áp dụng của SUMIF và SUMIFS – hai hàm tưởng chừng tương tự nhưng lại có quy tắc sử dụng khác biệt rõ rệt. Vậy hàm SUMIF và SUMIFS khác nhau như thế nào?
Bản chất của SUMIF là chỉ áp dụng một điều kiện duy nhất cho vùng dữ liệu. Trong khi đó, SUMIFS có khả năng xử lý cùng lúc nhiều điều kiện khác nhau.
Ví dụ, nếu bạn muốn tính tổng số lượng của sản phẩm A, chỉ cần áp dụng hàm SUMIF là đủ. Tuy nhiên, nếu cần tính tổng số lượng của A với điều kiện giá trị vượt quá 20,000 hãy chuyển sang dùng SUMIFS.
Hướng dẫn cách sử dụng hàm if trong Excel cực nhanh và đơn giản dân văn phòng phải biết. Xem ngay!
Dù là hàm mạnh mẽ, SUMIF vẫn có những hạn chế nhất định. Thỉnh thoảng, dù đã nhập công thức đúng, hàm SUMIF vẫn không thể thực hiện phép tính tổng như kỳ vọng. Lúc này, bạn nên xem xét một số vấn đề cơ bản như sau:
Chỉ cần rà soát kỹ các yếu tố này, hàm SUMIF sẽ xử lý dữ liệu nhanh chóng và chính xác, ngay cả khi gặp những bảng tính phức tạp nhất.
Với dữ liệu nằm rải rác trên nhiều sheet, liệu hàm SUMIF có đủ khả năng xử lý một cách linh hoạt? Với trường hợp này, hàm SUMIF vẫn có thể sử dụng được nhưng không trực tiếp.
Khi cần tham chiếu linh hoạt đến dữ liệu ở các sheet khác, hàm INDIRECT là lựa chọn phù hợp, tuy nhiên việc lạm dụng hàm này có thể khiến dung lượng file tăng đáng kể. Từ đó kéo theo hiện tượng giật lag hoặc thời gian xử lý bảng tính kéo dài đáng kể.
Một cách khác là bạn gộp tất cả dữ liệu từ nhiều sheet vào một bảng tổng hợp chung, rồi áp dụng SUMIF trên bảng đó.
Màu sắc ô tính thường được dùng để phân loại dữ liệu trực quan, nhưng đây lại là thách thức lớn với các hàm cơ bản như SUMIF. Về việc tính tổng theo màu ô, hàm SUMIF không hỗ trợ chức năng này. Nếu bạn cần tính tổng dựa trên màu nền hoặc màu chữ, bạn sẽ phải sử dụng thêm mã VBA.
Bên cạnh đó có thể thực hiện tạo một cột phụ một cách thủ công hơn. Trong đó bạn tự gán nhãn theo màu để SUMIF có thể hoạt động.
Hàm SUMIF trong Excel là trợ thủ đắc lực giúp bạn tính tổng dữ liệu một cách thông minh và nhanh chóng. Bằng cách tích hợp linh hoạt những kỹ thuật này, bạn sẽ nhận thấy sự cải thiện rõ rệt về tốc độ và độ chính xác khi thao tác với Excel. Nếu thấy nội dung hữu ích, đừng quên theo dõi Điện Thoại Vui để cập nhật thêm nhiều thông tin mới mẻ nhé!
Bạn đang đọc bài viết Hàm SUMIF trong Excel: Công thức, cách dùng và ví dụ cụ thể tại chuyên mục Excel trên website Điện Thoại Vui.
Tôi là Trần My Ly, một người có niềm đam mê mãnh liệt với công nghệ và 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viết lách. Công nghệ không chỉ là sở thích mà còn là nguồn cảm hứng vô tận, thúc đẩy tôi khám phá và chia sẻ những kiến thức, xu hướng mới nhất. Tôi hi vọng rằng qua những bài viết của mình sẽ truyền cho bạn những góc nhìn sâu sắc về thế giới công nghệ đa dạng và phong phú. Cùng tôi khám phá những điều thú vị qua từng con chữ nhé!