Hướng dẫn sử dụng hàm IFERROR từ A đến Z trong Excel

Hướng dẫn sử dụng hàm IFERROR từ A đến Z trong Excel

Hướng dẫn sử dụng hàm IFERROR từ A đến Z trong Excel

avata
QTV Điện Thoại Vui
28/12/2023

Hàm IFERROR là một trong những hàm quan trọng và được sử dụng nhiều trong Excel. Chức năng chính của hàm là giúp người dùng phát hiện và sửa lỗi sai. Bạn đã biết cách sử dụng cũng như kết hợp hàm IFERROR với IF, VLOOKUP? Hãy theo dõi bài viết sau, để hiểu rõ từ A đến Z về cách dùng hàm IFERROR nhé.

Hàm IFERROR là gì?

Hàm IFERROR là một trong những hàm tính cơ bản của Microsoft Excel. Hàm này giúp người dùng phát hiện và xử lý lỗi sai công thức một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nói cách khác, hàm này sẽ giúp bạn kiểm tra lại công thức và trả về giá trị đúng nếu như kết quả báo lỗi.

Hàm IFERROR là gì?

Hàm IFERROR thường được sử dụng để xử lý các loại lỗi sau đây:

  • #N/A: Thường xuất hiện khi không tìm thấy dữ liệu trong hàm tìm kiếm như VLOOKUP, HLOOKUP, MATCH, LOOKUP hoặc khi kết quả của phép tính không hợp lệ.
  • #VALUE!: Xuất hiện khi công thức hoặc vùng tham chiếu không phù hợp.
  • #REF!: Xuất hiện khi một vùng tham chiếu nào đó trong Excel bị xóa hoặc bị ghi đè một. 
  • #DIV/0!: Xuất hiện khi công thức Excel có phép tính chia cho 0.
  • #NUM!: Xảy ra khi có sự cố với công thức số học hoặc toán học.

Sau khi đã biết được chức năng chính của hàm IFERROR, vậy công thức để ứng dụng hàm này là gì? Nội dung tiếp theo sẽ giải đáp cho bạn cách ứng dụng công thức IFERROR trong Excel.

Công thức hàm IFERROR là gì?

Công thức hàm IFERROR là =IFERROR(value, value_if_error) 

Trong đó:

  • Value: Đây là đối số cần kiểm tra có lỗi hay không. Nó có thể là phép tính, công thức, hàm Excel hoặc là giá trị bắt buộc.
  • Value_if_error: Đây là giá trị trả về nếu Value bị lỗi.

Lưu ý:

  • Nếu như Value hoặc Value_if_error là ô trống thì hàm IFERROR sẽ coi nó là một giá trị chuỗi trống(' ').
  • Nếu value là một công thức mảng, thì hàm IFERROR sẽ trả về một mảng kết quả và xử lý lỗi trong mảng công thức đó.

Công thức hàm IFERROR là gì?

Khi bạn phải làm việc với nhiều dữ liệu trong Excel cùng một lúc. Thì việc xuất hiện lỗi khi thực hiện là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy để hạn sai sót, hãy cùng điểm qua những lưu ý quan trọng khi dùng hàm IFERROR ngay bên dưới nhé!

Lưu ý khi dùng hàm IFERROR trong Excel

Sau đây là những trường hợp cần lưu ý khi dùng hàm IFERROR trong Excel:

  • Khi công thức trả về kết quả bình thường: Khi một công thức không có lỗi, hàm IFERROR sẽ trả về kết quả bình thường. Nói cách khác, hàm IFERROR là hàm sẽ không tác dụng gì đối với kết quả đó.
  • Khi công thức trả về lỗi kết quả: Lúc này hàm IFERROR sẽ thực thi hành động mà bạn đã xác định trong phần Value_if_error và cho bạn kết quả thay thế.

Lưu ý khi dùng hàm IFERROR trong Excel

Đánh giá hàm IFERROR:

Ưu điểm:

  • Nếu chẳng may phép tính bị lỗi, hàm này sẽ giúp bạn kiểm tra lỗi và đưa về giá trị đúng một cách nhanh chóng.
  • Sử dụng được cho nhiều lỗi khác nhau. 
  • Có thể liên kết linh hoạt với nhiều hàm khác.

Nhược điểm:

  •  Người dùng chỉ có thể biết kết quả trả về nếu hàm bị lỗi và không thể phát hiện được nguyên nhân để có cách sửa hợp lý.
  • Nếu người dùng muốn biết chính xác nguyên nhân lỗi, buộc phải tự kiểm tra lại phép tính Value trước đó.

Tóm lại, hàm IFERROR là một công cụ vô cùng hữu ích. Khi giúp người dùng tiết kiệm thời gian để xử lý lỗi trong Excel. Tuy nhiên, bạn vẫn cần sử dụng nó một cách thông minh để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu.

Cách sử dụng hàm Countif trong Excel cực đơn giản. Hướng dẫn kết hợp hàm Countif với các hàm khác trong Excel, xem ngay!

Hướng dẫn cách sử dụng hàm IFERROR trong Excel

Để có thể sử dụng và hiểu rõ về cách sử dụng IFERROR. Hãy cùng mình điểm qua một số ví dụ dưới đây nhé.

Ví dụ 1: Bảng dưới đây, yêu cầu tính điểm trung bình của mỗi thí sinh bằng cách cộng điểm 3 môn và chia đều cho 3. Tuy nhiên do D3 và F6 có giá trị là văn bản “Không thi', nên phép tính trả về sẽ bị lỗi.

Hướng dẫn cách sử dụng hàm IFERROR trong Excel

Trong trường hợp này, bạn muốn thay thế giá trị lỗi bằng “KIỂM TRA LẠI PHÉP TÍNH' sẽ có công thức sau:

=IFERROR((D3+E3+F3)/3,'KIỂM TRA LẠI PHÉP TÍNH')​

Khi dữ liệu được nhập đúng thì ô sẽ hiển thị kết quả. Nếu ô nào nhập dữ liệu sai hoặc, lỗi kết quả thì ô sẽ trả về “KIỂM TRA LẠI PHÉP TÍNH”.

Kết quả sử dụng hàm

Ví dụ 2: Giả sử ta có bảng tính doanh số của một đơn vị bán hàng. Như hình hiển thị, bảng Phần trăm doanh thu có hai ô giá trị lỗi do sai phép tính và bạn muốn thay thế bằng nội dung khác dễ nhìn hơn.

Ví dụ 2 về cách sử dụng hàm

Trong trường hợp này, ta sẽ sử dụng công thức sau:

=IFERROR(C5/B5, 'Phép tính lỗi')

Kết quả sẽ được hiển thị như ảnh dưới:

Kết quả ví dụ về cách sử dụng hàm

Trong đó:

  • C5/B5 là giá trị của phép tính bị lỗi.
  • “Phép tính lỗi” là value_if_error trong công thức, nói cách khác là dòng chữ hiển thị thay thế cho các giá trị lỗi. 

Kết hợp hàm IFERROR với hàm khác trong Excel

Ngoài việc sử dụng riêng hàm IFERROR trong việc phát hiện và xử lý lỗi sai. Ta có thể kết hợp nó với hàm khác trong Excel để linh hoạt sử dụng trong một vài tình huống nhất định. Ngay sau đây là 2 cách kết hợp phổ biến mà bạn có thể tham khảo.

Với hàm IF

Kết hợp hàm IFERROR với hàm hàm IF có công dụng lọc ra các giá trị đúng với điều kiện nhất định là TRUE hoặc FALSE.

Công thức: 

=IF(ISERROR(giá_trị);'giá_tri_trả_về';giá_trị)

Trong đó:

giá_trị: Là giá trị cần được xác minh là loại lỗi.

giá_trị_trả_về: Giá trị bạn muốn trả về khi biểu thức phát hiện lỗi.

Ví dụ: Hãy tìm các giá trị lỗi trong bảng tính bằng cách sử dụng hàm IFERROR kết hợp với hàm IF.

Bạn hãy nhập hàm =IF(ISERROR(B2-A2)/B2,'',(B2-A2)/B2) vào ô tính cần hiển thị kết quả. 

Kết hợp hàm IFERROR với hàm IF

Có thể thấy ở ví dụ trên:

  • Nếu ISERROR(B2-A2)/B2 là TRUE thì hàm IF sẽ trả về kết quả có giá trị lỗi #DIV/0!, #VALUE! hoặc được trả về ô trống.
  • Nếu ISERROR(B2-A2)/B2 là FALSE thì hàm IF sẽ trả về kết quả theo điều kiện tính.

Ngoài kết hợp IFERROR với hàm hàm IF, còn một kết hợp khác cũng được nhiều người dùng đến. Đó là hàm VLOOKUP.

Với hàm VLOOKUP

Nếu khi bạn dùng hàm Vlookup nhưng không tìm thấy dữ liệu. Thì việc kết hợp hàm IFERROR và Vlookup sẽ giúp bạn nhanh chóng kiểm tra dữ liệu và trả về các thông tin liên quan khi được tìm thấy.

Công thức:

=IFERROR(VLOOKUP(lookup_value,table_array,col_index_num,[range_lookup]),value_if_false)

Trong đó:

    • Lookup_value: Là giá trị muốn dò tìm.
    • Table_array: Là bảng chứa giá trị cần dò tìm.
    • Col_index_num: Là số thứ tự của cột chứa dữ liệu trong bảng cần dò tìm.
    • range_lookup: Là định dạng dữ liệu tìm kiếm có kết quả tương đối hoặc tuyệt đối.
  • Nếu Range_lookup = 1 (TRUE): dò tìm kiếm tương đối.
  • Nếu Range_lookup = 0 (FALSE): dò tìm kiếm chính xác tuyệt đối.
  • Value_if_error: Đây là giá trị bạn đưa ra nếu value bị lỗi.

Ví dụ: Trường hợp hàm VLOOKUP báo lỗi #N/A ở mục đơn giá do không tìm được mã hàng ở BẢN GIÁ NHÁP. Thế nên Excel gửi về lỗi #N/A. Để kiểm tra và khắc phục lỗi này, đây là lúc bạn cần kết hợp hàm IFERROR và VLOOKUP.

Kết hợp hàm IFERROR với hàm VLOOKUP

Cú pháp: =IFERROR(VLOOKUP(G9,$B$4:$D$10,3,0),'Không tìm thấy')

Tại đây, hàm IFERROR sẽ kiểm tra giá trị “VLOOKUP(G9,$B$4:$D$10,3,0)” có giá trị bị lỗi hay không. Nếu không phát hiện lỗi thì phép tính sẽ trả về giá trị đúng, còn sai thì sẽ trả giá trị “Không tìm thấy”.

Kết quả sau nhập hàm IFERROR

Tuy nhiên bạn cũng cần nhớ một vài lưu ý khi kết hợp 2 hàm IFERROR và VLOOKUP:

  • VLOOKUP chỉ có 2 kiểu tìm kiếm là tương đối và chính xác tuyệt đối.
  • Bảng dò tìm kết quả cần được sắp xếp trước khi thực hiện tìm kiếm.
  • VLOOKUP chỉ áp dụng tìm kiếm từ trái sang phải.
  • Nếu value_if_error hoặc value là một dữ liệu trống, IFERROR sẽ xử lý nó dưới dạng một giá trị chuỗi trống (' ').

Với những kiến thức về hàm IFERROR và cách vận dụng trong Excel. Bạn có thể áp dụng chúng vào công việc một cách dễ dàng và hiệu quả. Tuy nhiên, có một số thắc mắc liên quan đến hàm IFERROR mà bạn cần biết. 

Những câu hỏi thường gặp về hàm IFERROR

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về hàm IFERROR nhất. Chúng có thể giải quyết được những khó khăn mà bạn gặp phải.

  1. Hàm IFERROR có hỗ trợ trên mọi phiên bản của Excel không?

Câu trả lời là không. IFERROR sẽ chỉ sử dụng được ở các phiên bản Excel 2007, 2010, 2013 và 2016 trở lên. Với những phiên bản Excel 2003 trở về trước sẽ không dùng được hàm này. Thay vào đó, bạn có thể dùng hàm IF ISERROR.

  1. Hàm IFERROR, ISERROR và IFNA có gì khác nhau?

IFERROR, IF ISERROR và IFNA đều được sử dụng trong Excel để bắt những lỗi trong các công thức. Tuy nhiên cách dùng là không giống nhau:

  • Với hàm IFERROR: Có khả năng xử lý tất cả các lỗi Excel, bao gồm:  #N/A, #VALUE!, #REF!, #DIV/0!, #NUM!, #NAME? hoặc #NULL!. Cú pháp của hàm là: =IFERROR(value, value_if_error) 
  • Với hàm ISERROR: Thay vì trả về một kết quả cụ thể,hàm ISERROR sẽ trả về TRUE nếu có lỗi và FALSE nếu không có lỗi. Cú pháp của hàm là: =ISERROR(value)
  • Với hàm IFNA: Chỉ có thể khả năng kiểm tra một giá trị lỗi mặc định là #N/A. Cú pháp của hàm là: =IFNA(value, value_if_na)

Kết luận

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu được hàm IFERROR là gì. Đồng thời sẽ giúp bạn tận dụng hàm IFERROR trong công việc hiệu quả. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác cần giải đáp, hãy để lại bình luận bên dưới nhé. Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Bạn đang đọc bài viết Hướng dẫn sử dụng hàm IFERROR từ A đến Z trong Excel tại chuyên mục Excel trên website Điện Thoại Vui.

Hỏi và đáp
hello
HỆ THỐNG CỬA HÀNG
dtv

- Gọi tư vấn sửa chữa: 1800.2064

- Gọi góp ý - khiếu nại: 1800.2063

- Hoạt động: 08:00 – 21:00 các ngày trong tuần

Kết nối với Điện Thoại Vui
    instagraminstagramyoutubetiktokzalo
Website thành viên
  • Hệ thống bán lẻ di động toàn quốc.

    sforum
  • Kênh thông tin giải trí công nghệ cho giới trẻ.

    sforum
  • Trang thông tin công nghệ mới nhất.

    sforum

Bản quyền 2022 – © Công ty TNHH Dịch vụ sửa chữa Điện Thoại Vui – MST: 0108709419 – GPDKKD: 0316179378 do sở KH & ĐT TP.HCM cấp ngày 05/03/2020
Địa chỉ văn phòng: 30B, Hồ Hảo Hớn, phường Cô Giang, quận 1, TP Hồ Chí Minh – Điện thoại: 1800.2064 – Email: cskh@dienthoaivui.com.vn – Chịu trách nhiệm nội dung: Bùi Văn Định.
Quý khách có nhu cầu sửa chữa vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp các trung tâm Điện Thoại Vui
dtvdtv
Trang chủ
Danh mục
Cửa hàngĐặt lịch sửa
Xem thêm